Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm, nhớt có nguy hiểm không?

Mục lục

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện khiến trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm, nhớt là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng khi bé trớ quá nhiều đờm có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đáng lo. Tuy nhiên, nhiều nguyên nhân có thể xử trí theo các nguyên tắc cơ bản. Cùng chuyên gia Bioamicus tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé!

trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm

1. Trẻ sơ sinh trớ ra đờm có tốt không? Khi nào là bình thường?

Ở trẻ sơ sinh, vòng cơ giữa dạ dày và thực quản (cơ vòng tâm vị) chưa phát triển hoàn thiện. Do đó sữa, nước bọt và cả chất nhầy sẽ dễ bị đẩy ngược từ dạ dày lên. Đây chính là nguyên nhân gây kích ứng cổ họng, buồn nôn và dẫn đến ọc sữa có đờm ở trẻ. Tình trạng thường gặp là trẻ sơ sinh trớ ra đờm trắng hoặc trong, có thể có đờm vàng.

Đờm nhớt ba mẹ nhìn thấy chính là chất nhầy, nó sẽ hòa quyện thêm các thức ăn, dịch dạ dày mà sẽ có các màu sắc khác nhau.

Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và không đáng lo nếu trẻ chỉ trớ ra đờm 1 ít và trẻ vẫn vui vẻ, ăn uống bình thường. Hầu hết sẽ giảm dần và kết thúc vào khoảng 7-8 tháng tuổi, khi bé có thể ngồi thẳng. Ở 1 số trẻ có thể kéo dài đến tháng thứ 12.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần trong ngày, kèm theo đó là biểu hiện bất thường như ọc sữa có đờm dai dẳng, đờm lẫn máu, hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, khiến trẻ khò khè, khó thở, sụt cân thì cần đặc biệt lưu ý các tình trạng bệnh lý nguy hiểm.

2. Trẻ ọc sữa có đờm nhớt khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Liên hệ ngay với chuyên gia hoặc đưa trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế gần nhất khi thấy các biểu hiện ở thể nặng:

  • Trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm kèm vết máu nâu đen.
  • Trẻ sơ sinh trớ ra đờm xanh và nôn ra sữa
  • Lờ đờ, khó bú, ngừng tăng cân.
  • Trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm nắp thanh quản hoặc hẹp môn vị.

trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm sinh lý

Trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm do sinh lý không đáng lo và kết thúc khi trẻ được 7-8 tháng tuổi

Hãy để lại tình trạng nôn trớ của trẻ để được tư vấn miễn phí

3. Nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm nhớt

Phần lớn trẻ ọc sữa có đờm nhớt do bệnh lý xuất phát từ hệ tiêu hóa, hô hấp hoặc hệ miễn dịch.

3.1 Bệnh lý đường tiêu hóa

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi

Trẻ sơ sinh trớ ra đờm trắng đục khi ợ hơi là biểu hiện đặc trưng cho hiện tượng này. Do ở trẻ sơ sinh thường nuốt quá nhiều hơi khi bú. Kèm theo đó là hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.

Điều này khiến đường ruột trẻ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa. Hơn nữa có thể dẫn đến rối loạn hệ vi sinh đường ruột, rối loạn tiêu hóa và gây ọc sữa ở trẻ sơ sinh, đôi khi kèm theo cả đờm.

Trẻ sơ sinh nôn ra đờm do hẹp môn vị

Bệnh lý khiến cơ vòng môn vị thu hẹp. Sữa từ dạ dày không thể xuống ruột non hoàn toàn. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm. Biểu hiện cảnh báo bệnh lý này là trẻ nôn trớ ra đờm dữ dội, kém hấp thu, không tăng cân. Lượng phân ngày càng ít. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê.

Hẹp môn vị không phải bệnh lý bẩm sinh nhưng có thể xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn 3-5 tuần sau sinh. Mặc dù các chuyên gia chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nhưng bệnh thường xảy ra ở những trẻ có mẹ dùng kháng sinh trong giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc đang cho con bú.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng này xảy ra ở 40–65% trẻ sơ sinh. Trong trường hợp trào ngược, dịch dạ dày đẩy mạnh lên miệng gây tăng tiết đờm nhớt. Khiến trẻ nôn trớ có đờm, kèm theo đó là quấy khóc, đau bụng, bỏ ăn. Đặc biệt, trẻ khó chịu sau khi bú hoặc nôn khan liên tục.

trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm

Trẻ sơ sinh bị trớ có đờm do bệnh lý trào ngược, đầy hơi hoặc hẹp môn vị

3.2 Trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm do nhiễm trùng đường hô hấp trên

Viêm nắp thanh quản là bệnh lý điển hình ở đường hô hấp khiến trẻ sơ sinh ho đờm nôn trớ. Đây là tình trạng nhiễm trùng phần mô phía trên thanh quản, gây ảnh hưởng đến quá trình nuốt ở trẻ sơ sinh.

Biểu hiện có thể thấy là bé nôn ra nhiều đờm và nước dãi, khò khè, ngạt mũi, kèm theo sốt, bé đau họng nghiêm trọng và khó nuốt. Khi đó mẹ cần liên hệ ngay với chuyên gia y tế để xử trí khẩn cấp tình trạng. Bệnh lý này nguy hiểm vì có khả năng gây tắc đường thở ở trẻ em.

Ngoài ra, nhiễm khuẩn gây tích tụ nhiều chất nhầy ở mũi và họng. Trong khi đó, trẻ sơ sinh chưa có khả năng hắt hơi hoặc đẩy chất nhầy ra. Vì thế trẻ có thể nuốt chất nhầy và nôn ra khi bị trớ sữa.

2.3 Giai đoạn mọc răng gây ọc sữa có đờm ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bắt đầu mọc răng ở giai đoạn 5-12 tháng. Đây cũng là giai đoạn bé tiếp xúc với nhiều mầm bệnh như virus, vi khuẩn. Đồng thời ở thời gian này, hệ thống miễn dịch nhận từ mẹ suy giảm dần, dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm do nhiễm khuẩn.

Quá trình mọc răng kích thích phản xạ tiết nước bọt. Trẻ chảy nhiều nước dãi, nướu đỏ, đau và khó chịu. Mẹ cũng cần chú ý trong giai đoạn này có thể nôn trớ có đờm kèm ho, xuất hiện các vết phát ban quanh miệng, má, cằm và vùng cổ.

trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm

Giai đoạn mọc răng dễ gây nhiễm khuẩn dẫn đến trẻ bị ọc sữa có đờm

Mẹ cần đọc thêm bài viết sau đây, nếu bé gặp tình trạng:

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

4. Cách ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm

Một số nguyên tắc khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh trớ sữa có đờm mẹ cần đặc biệt lưu ý

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí

4.1 Ưu tiên khắc phục các tình trạng bệnh lý của trẻ gây ọc sữa có đờm

Như đã phân tích ở trên, ba mẹ cần phát hiện sớm và khắc phục các tình trạng bệnh lý dẫn đến ọc sữa có đờm ở trẻ.

  • Nếu trẻ đang viêm đường hô hấp, mẹ cần cho bé thăm khám về tuân thủ điều trị từ bác sĩ.
  • Nếu trẻ đang mọc răng, ba mẹ cần giúp bé dễ chịu hơn bằng cách thường xuyên lau nước dãi cho bé, xoa nướu cho bé...

4.2. Không cho trẻ sơ sinh ăn quá no

Điều đơn giản là chia nhỏ các cữ bú và tăng số lần bú trong ngày. Thời gian tối thiểu giữa các cữ bú có thể là 2h và tối đa là 4h. Việc này giúp trẻ nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời tránh căng dạ dày và gây quá tải cho hệ tiêu hóa non nớt. Từ đó hạn chế ọc sữa và đờm ở trẻ sơ sinh.

4.3. Luôn đặt em bé nằm ngửa khi ngủ

Việc đặt em bé nằm ngửa khi ngủ (thường bé hay ngủ sau khi bú) tránh gây áp lực lên bụng của trẻ. Ngoài ra việc đặt nằm ngửa còn góp phần ngăn ngừa tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh.

4.4 Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Khi bé trớ ra đờm mẹ có thể dùng tay vỗ vào lưng trẻ. Khum bàn tay vỗ từ 3-5 phút theo hướng từ lưng lên cổ. Điều này vừa giúp đẩy lượng hơi thừa cho trẻ sau khi bú. Vừa làm long đờm giúp bé dễ chịu hơn.

Mẹ cũng chú ý không đặt trẻ nằm ngay sau khi bú. Hơi và sữa dễ trào ngược khiến tình trạng ọc sữa nặng thêm. Trường hợp bất khả kháng cần đặt bé nằm phải kê cao đầu khoảng 15 độ so với giường (để trẻ sơ sinh nằm đầu cao hơn thân).

trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm

Vỗ ợ hơi có khả năng giúp long đờm và giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

4.5 Làm sạch mũi họng cho trẻ

Nếu mũi bé chứa nhiều chất nhầy mẹ cần làm sạch bằng nước muối sinh lý hoặc dụng cụ chuyên dụng cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, mátxa 2 bên cánh mũi cũng giúp loãng dịch nhầy trong mũi của bé để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh ho nôn ra đờm.

4.6 Chú ý môi trường xung quanh

Mẹ cần vệ sinh đồ dùng tiếp xúc với trẻ sơ sinh để tránh gây nhiễm khuẩn. Đồng thời phải kiểm tra miệng, mũi, tai và da trẻ thường xuyên vì đây là những nơi nhạy cảm dễ bị hại khuẩn tấn công.

Chỗ ngủ của bé cũng cần đảm bảo thoáng mát, không có bụi, phấn hoa hay các tác nhân gây viêm, dị ứng.

4.7 Sử dụng men vi sinh cho trẻ ọc sữa có đờm nhớt 

Sử dụng men vi sinh giúp bổ sung các lợi khuẩn đường ruột, điều này cực kỳ có có lợi trong các trường hợp trẻ ọc sữa do rối loạn hệ vi sinh.

Các lợi khuẩn có tác dụng kìm hãm và tiêu diệt hại khuẩn, giúp nhanh chóng ổn định đường tiêu hóa ở trẻ. Hơn nữa, đường ruột khỏe mạnh giúp tăng hệ thống miễn dịch cho cả cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ ọc sữa do các bệnh lý đường hô hấp.

Hiện nay, men vi sinh Bioamicus 10 chủng là sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao và các bà mẹ lựa chọn.

men 10 chủng bioamicus - men vi sinh 10 chủng đầu tiên
Men vi sinh Bioamicus Complete - Men 10 chủng đầu tiên tại Việt Nam
480.000đ

Men BioAmicus là sản phẩm được nhập khẩu từ Canada, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Hiệp hội men vi sinh quốc tế (IPA) nên rất an toàn đối với trẻ nhỏ.

Hơn thế nữa, trong sản phẩm có chứa 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm lợi khuẩn quan trọng nhất đối với hệ tiêu hóa của trẻ là Lactobacillus và Bifidobacterium, giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột một cách nhanh chóng.

  • Lactobacillus: Kìm hãm sự phát triển của các hại khuẩn, giúp ngăn ngừa và giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Đồng thời, cải thiện triệu chứng đầy hơi, khó tiêu khi hấp thu những loại thức ăn có chứa nhiều lactose. Điều này có vai trò quan trọng giúp giảm ọc sữa ở trẻ sơ sinh do các vấn đề về tiêu hóa.
  • Bifidobacterium: Nâng cao hệ thống miễn dịch, ngăn chặn các vi khuẩn gây hại. Giảm các phản ứng viêm, nhiễm khuẩn khi trẻ có hệ miễn dịch non nớt. Từ đó cải thiện nôn trớ, ọc sữa ở trẻ sơ sinh.

Có thể mẹ quan tâm

10 nguyên nhân khiến trẻ bị nôn không sốt mẹ cần phải biết

Tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh, mẹ cần phải biết

Nhìn chung trình trạng trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm nhớt thường xuyên xảy ra, phần lớn không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu trẻ quấy khóc, không tăng cân trong thời gian dài kèm theo các triệu chứng bất thườn, cần liên hệ ngay với chuyên gia.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp mẹ có cách xử trí khi gặp tình trạng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay hotline 1900 63 69 85 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ kịp thời. Và đừng quên truy cập Website của BioAmicus thường xuyên để cập nhật kiến thức chăm con khoa học.



Bài viết liên quan