Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Mục lục

Tiêu chảy ở trẻ em được xem là 1 trong số 3 căn bệnh đáng lo ngại ở các nước đang phát triển. Đây là một bệnh về rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, nhiễm khuẩn,… Và trong đó không thể bỏ qua lý do dùng thuốc kháng sinh. Vậy trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Hãy cùng chuyên gia Bioamicus giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Tại sao bé uống kháng sinh bị đi ngoài tiêu chảy?

Nguyên nhân trẻ tiêu chảy khi uống kháng sinh

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh chiếm khoảng 20%, tức là trung bình 5 trẻ uống kháng sinh thì 1 trẻ tiêu chảy.

Cho đến nay, nguyên nhân uống kháng sinh bị tiêu chảy vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Các nhận định được đưa ra đều cho rằng kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột:

  • Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi sinh với nhiều loài khác nhau, có cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Chúng luôn duy trì ở thế cân bằng, nhằm tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại.
  • Kháng sinh là chất có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Khi sử dụng kháng sinh, đặc biệt là dùng kháng sinh mạnh với liều cao, kéo dài, một số lợi khuẩn đường ruột cũng bị tiêu diệt theo, gây thay đổi và mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến tiêu chảy.

Khi kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn C. difficile phát triển nhanh chóng ngoài tầm kiểm soát. Nó tạo ra độc tố tấn công vào niêm mạc ruột. Ngoài việc đi ngoài phân lỏng và nhiều lần trong ngày, nhiễm trùng C. difficile còn có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Tiêu chảy nặng và mất nước
  • Sốt nhẹ
  • Buồn nôn
  • Đau bụng dưới và chuột rút
  • Mất cảm giác thèm ăn

Ngoài ra, một số kháng sinh còn gây các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa nên cũng có thể dẫn đến tiêu chảy ở trẻ.

Các loại kháng sinh có khả năng gây tiêu chảy cao nhất

Hầu hết các loại kháng sinh đều có thể gây tiêu chảy cho trẻ. Tuy nhiên các loại kháng sinh có khả năng gây tiêu chảy cao nhất như:

  • Kháng sinh nhóm Macrolide, ví dụ kháng sinh clarithromycin.
  • Kháng sinh nhóm Cephalosopin, ví dụ kháng sinh cefdinir, cefpodoxim.
  • Kháng sinh nhóm Penicillin, ví dụ Amoxicillin, ampicillin.
  • Kháng sinh nhóm Fluoroquinolon, ví dụ ciprofloxacin, levofloxacin.

Đối tượng trẻ có nguy cơ cao bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh

trẻ có nguy cơ cao bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh\

Những đối tượng trẻ có nguy cơ cao bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh

Mặc dù tiêu chảy liên quan đến sử dụng kháng sinh có thể xảy ra ở bất cứ đứa trẻ nào uống kháng sinh. Tuy nhiên các trường hợp sau làm tăng khả năng bị tiêu chảy như sau:

  • Trong quá khứ trẻ đã từng bị tiêu chảy do dùng kháng sinh.
  • Trẻ sử dụng kháng sinh trong thời gian dài.
  • Trẻ phải sử dụng nhiều hơn 1 loại kháng sinh.

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Thông thường, các trường hợp bị tiêu chảy do dùng kháng sinh thường nhẹ và không cần phải điều trị gì. Tiêu chảy thường ngừng trong vòng khoảng vài ngày sau khi ngừng kháng sinh.

Một số trường hợp tiêu chảy do dùng kháng sinh kéo dài có thể gây mất nước, chất điện giải, nghiêm trọng hơn có thể đe dọa đến tính mạng. Các dấu hiệu bao gồm:

  • Miệng rất khô, khát nước nhiều.
  • Trẻ đi tiểu ít hoặc không đi tiểu.
  • Trẻ bị chóng mặt.

Trong trường hợp này trẻ cần được đi thăm khám bác sĩ, có thể trẻ phải ngừng hoặc đổi kháng sinh.

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Việc điều trị tiêu chảy do kháng sinh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu, cụ thể như sau:

Trường hợp bị tiêu chảy nhẹ

Nếu trẻ chỉ bị tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng thường sẽ hết trong vòng vài ngày sau khi trẻ dùng hết kháng sinh.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định ngừng dùng kháng sinh cho đến khi hết tiêu chảy.

Trường hợp tiêu chảy nặng

Trong các trường hợp bị tiêu chảy nặng, trẻ có dấu hiệu mất nước, mệt mỏi..., bé cần được thăm khám ngay lập tức. Bác sĩ có thể sẽ ngừng kháng sinh hoặc đổi sang loại kháng sinh phù hợp.

Bổ sung men vi sinh cho trẻ

Khi bị tiêu chảy do kháng sinh, hệ vi sinh đường ruột trẻ đang mất cân bằng, do đó việc bổ sung men vi sinh dường như là giải pháp đầu tay.

Đặc biệt, men vi sinh đa chủng cung cấp đa dạng lợi khuẩn, giúp tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột nhanh nhất và mang lại hiệu quả cải thiện triệu chứng tiêu chảy tốt hơn. Một trong các dòng men đa chủng nhận được đánh giá cao của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng chính là men 10 chủng Bioamicus Complete.

BioAmicus Complete là chế phẩm men vi sinh 10 chủng ĐẦU TIÊN, phối hợp 10 chủng lợi khuẩn quan trọng nhất của đường ruột. 

Hiệu quả trên đã được nhiều mẹ kiểm chứng khi cho con nhỏ sử dụng:

  • Khoảng 2 tuần đầu, tình trạng đi phân của con ổn định hơn, đỡ nước hơn, không bị đầy hơi, chướng bụng nhiều nữa, bé đỡ bị quấy khóc hơn
  • 2 tuần tiếp theo, ăn uống của con tốt hơn, tiêu hoá ổn định, con hấp thu và có sự thay đổi về cân nặng
  • 2 – 4 tuần sau cùng, nâng cao sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, cân bằng hoàn toàn hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện của bé

Chăm sóc trẻ tiêu chảy khi dùng kháng sinh tại nhà

Cũng giống như tiêu chảy do các nguyên nhân khác, mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ tại nhà để giúp con nhanh chóng hồi phục. Mẹ có thể áp dụng các cách sau:

Cho trẻ uống đủ nước:

  • Để chống lại tình trạng mất nước nhẹ do tiêu chảy, mẹ hãy cho bé uống nhiều nước hơn.
  • Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ tăng cường cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt.
  • Dung dịch bù nước và điện giải như oresol được khuyến cáo bổ sung cho trẻ, tuy nhiên mẹ cần pha đúng tỷ lệ để mang lại hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Khi bị tiêu chảy, mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng cho con để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, giúp trẻ có sức đề kháng:

  • Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: Lúc này nguồn dinh dưỡng chính của trẻ là sữa mẹ, để con có đủ dinh dưỡng, mẹ cần ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi để mang đến chất lượng sữa mẹ tốt nhất. Mẹ tránh ăn các đồ cay nóng, các chất kích thích hoặc một số loại thuốc.
  • Đối với trẻ đã ăn dặm: Nên ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng, tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh để tránh quá tải tiêu hóa cho bé. Mẹ có thể cho bé ăn cháo, súp... Đồng thời chia nhỏ nhiều bữa cho trẻ dễ hấp thu.

Phòng ngừa tiêu chảy do dùng kháng sinh ở trẻ

Để ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy liên quan đến kháng sinh ở trẻ, mẹ hãy áp dụng một số phương pháp sau:

  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi thực sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ: Mẹ nên nhớ rằng kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với các nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, chứ không có tác dụng đối với virus như cảm lạnh, cúm...
  • Mẹ hãy báo cho bác sĩ biết nếu trẻ đã có tiền sử tiêu chảy do dùng kháng sinh hoặc C. difficile trước đây: Trong trường hợp trẻ có tiền sử như vậy, bác sĩ có thể lựa chọn một kháng sinh khác phù hợp cho trẻ.
  • Bổ sung men vi sinh cho con: Để phòng ngừa tiêu chảy do kháng sinh, một trong những giải pháp vàng được các bác sĩ khuyên dùng chính là bổ sung men vi sinh cho con. Việc bổ sung men vi sinh góp phần ổn định lại hệ vi sinh đường ruột, bổ sung lượng lợi khuẩn bị thiếu hụt do kháng sinh tiêu diệt. Mẹ cần lưu ý nên uống men vi sinh cách kháng sinh 2-3h để tránh kháng sinh tiêu diệt men.

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy. Nếu mẹ còn thắc mắc, có thể liên hệ tới Bioamicus để lắng nghe thêm giải đáp từ chuyên gia qua hotline 1900 636 985 hoặc chat trực tiếp trên website bioamicus.vn.



Bài viết liên quan