Hiện tượng nôn trớ, ọc sữa ở trẻ nhỏ là một vấn đề khiến bố mẹ rất lo ngại. Nhiều bố mẹ đã tự ý sử dụng thuốc chống nôn cho trẻ để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, liệu rằng đây có phải phương pháp đúng đắn về mặt y khoa. Mời bố mẹ cùng BioAmicus tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về vấn đề này.
Các tác nhân gây nôn (chất độc trong thức ăn hay chất độc do vi khuẩn tiết ra…) kích hoạt đường dẫn thần kinh đến trung tâm nôn và kích thích dạ dày gây nôn. Vì vậy, các loại thuốc chống nôn trẻ em thường tác động đến quá trình dẫn truyền thần kinh và các hoạt động của dạ dày trẻ em.
Domperidone và Metoclopramide là hai loại thuốc chống nôn điển hình, dùng được cho trẻ em.
Thuốc chống nôn trớ Domperidone
Domperidone là thuốc chống nôn thường dùng ở người lớn, chỉ dùng với trẻ nhỏ khi được chỉ định. Hiệu quả của Domperidone ở trẻ dưới 12 tuổi còn nhiều tranh cãi.
Thuốc có khả năng ức chế dẫn truyền thần kinh về trung tâm nôn, làm tăng lực co thắt tâm vị giúp thức ăn không trào ngược lên thực quản.
Lưu ý khi sử dụng:
Nên cho trẻ sử dụng Motilium với liều thấp nhất, trong thời gian ngắn nhất. Cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc.
Thuốc chống nôn Metoclopramide
Metoclopramide là thuốc chống nôn phổ biến hơn ở trẻ. Thuốc dùng được cho trẻ 1-18 tuổi và có cơ chế chống nôn tương tự Motilium. Ngoài ra, thuốc còn tác động trực tiếp lên trung tâm gây nôn ở não. Vì vậy, Metoclopramide là thuốc chống nôn có tác dụng mạnh hơn, được sử dụng để điều trị một số dạng nôn nặng hơn, đã biết rõ nguyên nhân.
– Chống chỉ định với trẻ động kinh do có thể làm nặng hơn và tăng tần suất các cơn động kinh.
– Thận trọng với trẻ hen phế quản do tăng khả năng co thắt phế quản.
– Trong các tài liệu y khoa có cho phép sử dụng Metoclopramide cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên việc sử dụng thuốc cho trẻ em ở bất kỳ lứa tuổi nào đều cần sự cho phép và theo dõi của bác sĩ và chuyên gia.
Để nhận tư vấn về việc sử dụng thuốc an toàn cũng như cách khắc phục nôn trơ ở trẻ hiệu quả, mẹ hãy để lại thông tin ngay dưới đây. Dược sĩ chuyên môn sẽ liên lạc để đánh giá tình trạng chi tiết tình trạng và đưa ra giải pháp phù hợp nhất với từng trẻ cụ thể
Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ
Hai loại thuốc chống nôn trớ kể trên có thể mang lại hiệu quả giảm triệu chứng tức thời, song đều có các tác dụng không mong muốn cho trẻ.
Motilium không có khả năng thấm qua hàng rào máu não nên thuốc chủ yếu tác động đến ngoại biên. Vì vậy, Motilium là thuốc chống nôn cho trẻ em có thể hạn chế các tác dụng không mong muốn lên thần kinh trung ương như: rối loạn trương lực cơ, trợn mắt nhìn lên, nhai chậm, nói chậm,…
Tuy nhiên, do hàng rào máu não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, nên một số tác dụng phụ như mệt mỏi, quấy khóc, buồn ngủ vẫn có thể xảy ra.
Metoclopramide có khả năng đi được vào não nên có thể gây ra phản ứng rối loạn ở trẻ, ngay cả ở liều thông thường. Các phản ứng cần phải chú ý bao gồm:
Các phản ứng có thể xuất hiện ngay khi bắt đầu dùng liều đầu tiên.
Ngoài ra, Metoclopramide có thể gây ra hội chứng an thần ác tính. Các triệu chứng bao gồm:
Dù sử dụng thuốc chống nôn ở liều nào, hãy luôn nhớ tới các tác dụng phụ trên. Liên hệ ngay với chuyên gia y tế khi trẻ có dấu hiệu bất thường.
Với các bằng chứng kể trên, việc ‘’Có nên sử dụng thuốc chống nôn, thuốc trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ’’ đang gây ra rất nhiều tranh cãi. Theo chuyên gia nhận định:
– Nếu tự ý dùng thuốc chống nôn cho trẻ sẽ vô tình che mất triệu chứng của bệnh lý mắc phải. Điều này khiến bố mẹ khó phát hiện ra các biểu hiện bất thường. Đồng thời các bác sĩ cũng sẽ khó khăn trong việc thăm khám hơn.
– Trong một số trường hợp trẻ nôn trớ kéo dài, ảnh hưởng đến sự phát triển sẽ được chỉ định dùng thuốc chống nôn. Tùy vào tình trạng nôn của mỗi bé, bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác nhau và việc sử dụng thuốc bắt buộc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Có thể mẹ quan tâm |
Hầu hết các loại thuốc chống nôn đều đi kèm rất nhiều tác dụng không mong muốn. Vì vậy, thay vì dùng thuốc giảm nôn mẹ nên tập trung vào các biện pháp phòng ngừa cho hiện tượng nôn trớ của trẻ. Cụ thể:
Đặc biệt, hầu hết nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ nhỏ thường do các vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch đường ruột. Một hệ lợi khuẩn mạnh mẽ sẽ giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài, phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn. Do đó, bổ sung men vi sinh để tăng cường sức đề kháng đang là biện phá phòng ngừa trẻ bị nôn trớ hiệu quả, được chuyên gia khuyến dùng.
Lợi khuẩn khỏe mạnh và cân bằng là góc rễ của tiêu hóa khỏe. Do đó, men vi sinh BioAmicus Complete đã được nghiên cứu, phát triển và trở thành trợ thủ đắc lực cho hàng triệu bà mẹ trên toàn thế giới.
BioAmicus Complete – Men vi sinh cải thiện nôn trớ hiệu quả cho trẻ
Men vi sinh BioAmicus Complete được bầu chọn là men vi sinh số 1 Canada và hiện nay đã được nhập khẩu về Việt Nam bởi công ty TNHH Dược phẩm Hunmed. Với 10 chủng lợi khuẩn vượt trội và duy nhất của mình, men BioAmicus hỗ trợ vượt trội hơn cho tình trạng nôn trớ, rối loạn tiêu hóa, nhanh chóng mang lại cho trẻ một hệ vi sinh vật đường ruột bền vững.
Trên đây là các thông tin khoa học về thuốc chống nôn cho trẻ. Hy vọng bố mẹ đã hiểu hơn về các loại thuốc chống nôn và các trường hợp được phép cho trẻ sử dụng. Bên cạnh thuốc chống nôn, các biện pháp tự nhiên khác, đặc biệt là men vi sinh đang được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Bố mẹ có thể liên hệ số hotline 1900 63 69 85 để được các chuyên gia y tế, dược sĩ tư vấn miễn phí về tình trạng đặc trưng của trẻ, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn và an toàn nhất.
Dược sĩ Nguyễn Quốc Hưng - CEO công ty TNHH Dược Hunmed và là giám đốc điều hành phân phối độc quyền các sản phẩm của BioAmicus tại Việt Nam.
Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ
Địa chỉ: Số 1 liền kề 12, khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 024.9999.9669
Hotline tư vấn: 1900 636985
Email: info@hunmed.vn
Các bài viết của BioAmicus Việt Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Các sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh