Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục và kéo dài lâu ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm mà trẻ đang gặp phải. Để đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, mẹ hãy cùng chuyên gia Bioamicus tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục qua bài viết sau đây nhé!
Ngộ độc thức ăn có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục, các triệu chứng thường gặp như nôn nhiều, ồ ạt, chất nôn lẫn cả thức ăn và dịch nhầy, mật vàng, nôn liên tục trong 12 giờ đầu. Ngoài nôn thì triệu chứng đi kèm thường là tiêu chảy và đau bụng.
Do đó, nếu trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục do ngộ độc thức ăn thì việc nôn và đi ngoài lúc này là phản ứng bảo vệ cơ thể nhằm tống hết các chất độc hại ra ngoài.
Với ngộ độc thức ăn thì chủ yếu trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt. Chính vì vậy bố mẹ cần chú ý kỹ những triệu chứng của con để phán đoán chính xác tình trạng con đang mắc phải và có hướng xử trí phù hợp.
Trong một số trường hợp, trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục, ồ ạt và đột ngột thì bố mẹ nên cảnh giác bởi có thể con đã mắc phải chứng hẹp phì đại môn vị. Bệnh lý này thường không gây ra sốt nhưng biểu hiện sẽ là nôn dữ dội và bố mẹ cần lập tức đưa tới cơ sở y tế.
Bé bị viêm dạ dày ruột do virus hoặc vi khuẩn sẽ thường gặp các triệu chứng điển hình như nôn nhiều, liên tục trong suốt nửa tiếng và kéo dài trong 24 giờ đầu, đồng thời thường kèm theo sốt.
Bệnh lý này thường khởi phát đột ngột và gây ra tình trạng đau bụng, cơn đau râm ran và có lúc đau quặn dữ dội, tiêu chảy có thể xuất hiện nhưng xuất hiện chậm hơn các triệu chứng nôn và sốt.
Rối loạn tiêu hóa cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục có kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi... Và thường rối loạn tiêu hóa ở trẻ có kèm sốt, tuy nhiên các triệu chứng sốt thường là vừa và nhẹ.
Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm do ban đêm các cơn ho thường diễn ra với tần suất nhiều hơn bởi lúc này nhiệt độ giảm hơn so với ban ngày.
Các bé thường có thói quen hít thở bằng miệng nên tình trạng ho khan có thể nặng hơn do không khí vào cổ họng khiến họng bị khô và kích ứng.
Ngoài ra, một số bố mẹ thường cho bé uống sữa vào ban đêm, nếu đang trong cơn ho thì rất dễ xảy ra tình trạng trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn.
Trào ngược dạ dày thực quản có thể là thủ phạm khiến bé bị ho, tình trạng này kéo dài khiến trẻ 2 tuổi cứ ho là nôn mà không có cách giải quyết triệt để.
Trào ngược dạ dày sẽ hết dần nếu điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung các thực phẩm, sản phẩm nhằm phòng ngừa và hạn chế hiệu quả.
Một số bệnh lý khác khiến trẻ 2 tuổi nôn liên tục
Trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ do nguyên nhân trào ngược dạ dày khiến thức ăn bị trào lên thực quản, khoang miệng và ra ngoài.
Khi cơn trào ngược dạ dày xuất hiện, trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục mà không khống chế được, sau khi nôn thường sẽ cồn cào bụng, thực quản bị kích thích khiến ngứa và rát.
Ruột của trẻ bị xoắn do bệnh lý hoặc do sai tư thế có thể gây tắc ruột. Lúc này bé sẽ đau bụng dữ dội, liên tục, mồ hôi vã ra và nhợt nhạt.
Tắc ruột có thể khiến trẻ 2 tuổi ăn hay bị nôn, nôn ra mật xanh vàng nhưng không hoặc ít bị tiêu chảy.
Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục, không sốt nhưng đau bụng, khó đi đại tiện thì nhiều khả năng bé bị lồng ruột. Các bé ở độ tuổi này thì ruột thường co bóp bất thường và kích thước các đoạn ruột chênh lệch nhau nên dễ xảy ra hiện tượng lồng ruột.
Lồng ruột sẽ khiến bé đau quặn, đặc biệt trẻ 2 tuổi ăn vào là nôn nếu ăn xong bé chạy nhảy, vận động mạnh sẽ kích thích các cơn co bóp và dẫn đến nôn trớ ra ngoài.
Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để được tư vấn cách xử trí cũng như phác đồ chính xác và phù hợp nhất với tình trạng của bé
Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục thì điều quan trọng là bố mẹ cần bình tĩnh tìm khăn mềm lau sạch miệng và không gian xung quanh cho bé để tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nhằm hạn chế nguy cơ trào ngược trở lại các chất nôn vào phổi, bố mẹ chưa nên vội bế bé lên mà hãy dỗ bé, vuốt nhẹ sống lưng để bé không quấy khóc và tạm thời khống chế cơn nôn.
Bố mẹ có thể phòng ngừa tình trạng trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục bằng cách cho trẻ nằm đầu cao lên giúp giảm trào ngược, nới lỏng tã hoặc quần để tránh chèn ép bụng.
Mẹ cần theo dõi số lần nôn và các tình trạng xung quanh khi trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục:
Khi trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều lần trong ngày thì bé sẽ bị mất nước. Các dấu hiệu có thể thấy là môi khô, bé luôn trong trạng thái khát đòi uống nước, người hơi nóng. Mẹ cần lập tức có các biện pháp bù nước thích hợp cho bé như dùng dung dịch Oresol.
Mẹ có thể bổ sung thêm nước hoa quả, vitamin cho bé trong trường hợp bé nôn không do ngộ độc thực phẩm.
Khi uống Oresol mẹ hãy cho bé uống từng ngụm nhỏ, các gói sau khi pha chỉ nên sử dụng trong 24 giờ.
Mẹ hãy điều chỉnh chế độ ăn từ từ cho bé và trở lại chế độ bình thường sau 24 giờ kể từ lúc bắt đầu ăn trở lại.
Lựa chọn thực phẩm nhẹ, dễ tiêu, dễ nuốt như cháo lỏng, súp…Không nên vội vàng cho bé ăn thực phẩm giàu đạm hay chất béo vì lúc này dạ dày bé đang nhạy cảm trong việc hấp thu những thức ăn quá nhiều nhiều dinh dưỡng.
Tìm hiểu thêm:Không có một biện pháp tiêu chuẩn nào hoàn hảo cho mọi trẻ nôn trớ. Nhưng có một số biện pháp hạn chế nôn trớ được nhiều mẹ áp dụng và đã thành công. Mẹ có thể tham khảo các biện pháp đơn giản dưới đây.
Nếu trẻ nôn trớ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chia nhỏ bữa ăn là điều cần làm đầu tiên để giảm nôn trớ ở trẻ.
Với trẻ 2 tuổi, đã ăn dặm, mẹ nên chia thành 6 cữ ăn một ngày, đan xen giữa ăn dặm, ăn vặt và uống sữa. Nếu khẩu phần ăn mỗi bữa khiến con nôn trớ, hãy thử giảm đi còn ¾ so với trước và tăng thêm cữ ăn.
Mẹ nên nhớ, không cần ép con ăn hết định lượng mà mẹ chỉ định. Hãy theo dõi phản ứng của con để biết khi nào con đã no. Mẹ có thể yên tâm với khẩu phần ăn mỗi ngày nếu con vẫn tăng cân và tăng chiều cao đạt chuẩn.
Quần áo thoải mái giúp giảm áp lực lên cơ thắt môn vị nên giảm nôn trớ cho trẻ 2 tuổi.
Một số tiêu chí sau sẽ giúp mẹ lựa đồ dễ dàng hơn:
Cho trẻ ăn đúng tư thế, hạn chế vận động khi ăn
Trẻ 2 tuổi thường hiếu động, ít khi ngồi 1 chỗ khi ăn. Các hoạt động chạy nhảy, ăn uống không đúng tư thế làm giảm lưu lượng máu đến ruột, lồng ruột, nôn trớ.
Khi ăn, trẻ cần được học cách chuyên tâm vào bữa ăn. Bàn ăn dặm là rất phù hợp cho con trong giai đoạn này. Nếu con đùa nghịch, hy vọng mẹ nghiêm khắc, điều chỉnh lại cho bé tập trung ăn uống.
Sau khi ăn, để tránh nôn trớ, trẻ 2 tuổi không nên nằm ngay. Kể cả khi con uống sữa hay ăn dặm, tư thế nằm khiến con dễ nôn trớ hơn. Đó là do cấu tạo của dạ dày chưa hoàn thiện. Mẹ không thể can thiệp gì ngoài việc giữ cho con không nằm ngay sau khi ăn.
Trẻ 2 tuổi đã có nhận thức và cảm xúc rõ ràng về những thức xung quanh. Việc bị quát nạt, giận giữ sẽ khiến con stress, lo lắng. Các tín hiệu thần kinh kích thích tăng tiết dịch vị, co bóp dạ dày, tăng huyết áp, gây nôn.
Thật khó khăn và bất lực khi con cứ nôn trớ liên tục. Nhưng mẹ cần nhớ, chính con cũng không muốn như vậy. Hãy an ủi và vỗ về con, để con cảm nhận được sự an toàn và tự điều chỉnh lại cơ thể.
Men 10 chủng Bioamicus - Giải pháp cho trẻ 2 tuổi nôn liên tục
Sử dụng men vi sinh cho bé 2 tuổi bị nôn liên tục là phương pháp bổ sung cho sự thiếu hụt lợi khuẩn. Lợi khuẩn vừa trực tiếp tiêu hóa thức ăn, vừa kích thích cơ thể trẻ sinh men tiêu hóa. Đa dạng các chủng lợi khuẩn bổ sung sẽ xử lý thức ăn ứ đọng trong ruột, làm giảm áp lực của hệ tiêu hóa, giảm nôn trớ.
Các khuẩn hạn chế hại khuẩn lên men thức ăn sinh hơi. Từ đó, tình trạng đầy trướng bụng giảm đi đáng kể, con đỡ bị ọc sữa.
Phần lớn tế bào miễn dịch của con nằm trong niêm mạc đường tiêu hóa. Lợi khuẩn bảo vệ cơ thể thông qua kích thích hệ miễn dịch chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh và làm giảm viêm. Vì vậy, bổ sung lợi khuẩn có tác dụng đáng kể làm giảm nôn trớ ở trẻ 2 tuổi bị viêm dạ dày- ruột.
Thêm vào đó, nếu cho con uống sữa pha tinh bột, bổ sung men vi sinh giúp con dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ sữa. Men vi sinh giúp con thủy phân tinh bột dễ dàng, không đầy chướng. Đồng thời, chúng kích thích các thụ thể hấp thu toàn bộ các chất dinh dưỡng từ sữa. Mẹ không con phải lo tỷ lệ thành phần sữa thay đổi.
Men vi sinh BioAmicus với công thức đột phá chứa 10 chủng lợi khuẩn quan trọng cho đường ruột như Lactobacillus, Bifidobacterium, là lựa chọn tuyệt vời dành cho mẹ.
Với 1 tỷ đơn vị lợi khuẩn mỗi liều, dạng dùng tiện lợi, thành phần an toàn, mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng cho bé từ sơ sinh để cải thiện các vấn đề trên đường tiêu hóa cho trẻ, hỗ trợ giảm nôn trớ hiệu quả.
Thời gian trẻ nôn trớ liên tục dài hay ngắn tùy nguyên nhân và thể trạng từng bé. Thông thường, nôn trớ sẽ hết sau 3-5 ngày. Nếu dài hơn, trẻ có nguy cơ mất nước, rối loạn điện giải, người mệt lả. Lúc này, mẹ cần nhanh chóng đưa con đi thăm khám để được điều trị kịp thời.
Hãy hạn chế nôn trớ ở trẻ 2 tuổi càng sớm càng tốt. Nếu đã thử các phương pháp hạn chế nôn trớ sinh lý mà con không đỡ hơn, rất có thể con mắc phải một bệnh lý nào đó.
Nếu bé nôn nhiều lần, kéo dài và không có xu hướng giảm, kèm theo nhiều triệu chứng khác thường như trẻ 2 tuổi nôn liên tục, nôn vọt, bỏ ăn, ngủ gà,... thì có thể đây là cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm và bố mẹ cần lập tức đưa bé tới các cơ sở y tế để kiểm tra.
Trên đây là các nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục mà bố mẹ có thể tham khảo. Hy vọng bài viết bổ ích và cung cấp đủ các kiến thức mà bố mẹ cần trang bị để cùng con không lớn trong những năm tháng đầu đời.
Đừng quên tổng đài 1900 63 69 85 cùng đội ngũ Dược sĩ chuyên môn sẽ luôn đồng hành và giải đáp những vấn đề xung quanh việc chăm sóc sức khỏe cho các thiên thần nhỏ. Hoặc truy cập Website BioAmicus để cập nhật kiến thức chăm con khoa học. Chúc bé luôn khỏe và ngoan ngoãn.
Dược sĩ Nguyễn Quốc Hưng - CEO công ty TNHH Dược Hunmed và là giám đốc điều hành phân phối độc quyền các sản phẩm của BioAmicus tại Việt Nam.
Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí
Địa chỉ: Số 1 liền kề 12, khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 024.9999.9669
Hotline tư vấn: 1900 636985
Email: info@hunmed.vn
Các bài viết của BioAmicus Việt Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Các sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh