Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ: 5 lý do và cách khắc phục

Mục lục

Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ kèm theo những dấu hiệu bất thường chính là cảnh báo về các bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng này nhận biết và xử trí ra sao? Nguyên nhân nào khiến trẻ 1 tuổi vẫn bị nôn trớ? Bài viết dưới đây sẽ là thông tin mà các bậc cha mẹ đang tìm kiếm.

trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ

1. Tại sao trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ?

Nôn trớ là tình trạng diễn ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhiều trẻ còn kéo dài đến 1 tuổi, thậm chí 2,3 tuổi. Một số nguyên nhân chính dẫn đến trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ như sau:

Cấu trúc hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Ở giai đoạn này, phần lớn trẻ đã có hệ tiêu hóa tương đối hoàn thiện như dạ dày chuyển từ nằm ngang sang nằm dọc, cơ vòng nối thực quản dạ dày đã đóng mở tương đối nhịp nhàng, do đó tình trạng nôn trớ ít xảy ra hơn đối với trẻ 1 tuổi.

Tuy nhiên một số trẻ ở giai đoạn này, cấu trúc hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện, dạ dày vẫn đang nằm ngang, van dạ dày-thực quản vẫn còn yếu, dễ mở ra. Do đó trẻ có thể bị nôn trớ, đặc biệt khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn.

Thói quen ăn uống chưa phù hợp

Trẻ ăn quá no: Ở giai đoạn 1 tuổi, dạ dày của trẻ chỉ chứa được tối  đa 250ml cho mỗi lần ăn. Khi mẹ cho bé ăn quá nhiều, dạ dày của bé bị quá tải sẽ dẫn đến hiện tượng nôn trớ.

Chế độ ăn dặm chưa phù hợp: Giai đoạn 1 tuổi, trẻ chuyển sang ăn dặm là chính, lúc này sữa chỉ là phụ. Lúc này trẻ hay bị nôn trớ là do chưa kịp làm quen với thức ăn mới. Hoặc mẹ cho bé ăn các thức ăn khó tiêu như thực phẩm quá nhiều dầu mỡ hoặc giàu chất xơ không phù hợp, có thể gây khó chịu dạ dày và kích thích bé nôn trớ.

Bệnh lý đường tiêu hóa

Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ có thể do nguyên nhân đến từ bệnh lý đường ruột. Hệ miễn dịch của bé còn non nớt, nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa càng cao.

Những bệnh lý hay thường thấy ở trẻ 1 tuổi bị nôn trớ đó là: tắc ruột, viêm ruột, đầy bụng, khó tiêu… kèm theo biểu hiện sốt, đau bụng, quấy khóc…

Ngộ độc thức ăn

Khi bé 1 tuổi bị nôn trớ liên tục trong ngày, khả năng cao là bé đã bị ngộ độc thức ăn. Nôn trớ xuất hiện sau khi ăn vài giờ, xuất hiện liên tục làm bé cực kỳ khó chịu, mệt mỏi.

Yếu tố khác

Nhiễm trùng đường hô hấp: Khi bé bị nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là ho dễ gây ra nôn trớ ở trẻ. Khi ho liên tục hoặc ho mạnh, áp lực trong khoang bụng tăng lên, đè nén dạ dày khiến thức ăn bị đẩy ngược lên. Đồng thời, ho mạnh kích thích hầu họng gây phản xạ nôn.

Căng thẳng hoặc áp lực tâm lý: Điều này thường bị ba mẹ bỏ qua do nghĩ trẻ 1 tuổi thì biết gì mà lo lắng hay căng thẳng. Tuy nhiên nếu trẻ thường xuyên bị ép ăn, đặc biệt là những món để lại ấn tượng không tốt với trẻ, hoặc bữa ăn hay bị quát mắng... cũng khiến trẻ bị nôn trớ.

2. Trẻ 1 tuổi bị nôn trớ nhiều có sao không?

Trước tiên, cha mẹ cần phân biệt hiện tượng nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý ở trẻ nhỏ. Bé 1 tuổi ăn hay bị nôn trớ được xem là sinh lý bình thường nếu bé vẫn vui chơi, mạnh khỏe, tăng cân đều.

Nếu trẻ 1 tuổi bị nôn trớ nhiều, liên tục trong ngày thì đây chính là hiện tượng bệnh lý. Nếu tình trạng này kéo dài gây chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ. Đặc biệt, nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện các bệnh tiêu hóa như tắc ruột, viêm ruột… và không chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến các biến chứng hết sức nguy hiểm.

trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ gây mệt mỏi, thiếu chất

Trẻ 1 tuổi nôn trớ nhiều gây mệt mỏi, thiếu chất

3. Cách khắc phục tình trạng trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ

Để khắc phục tình trạng trẻ 1 tuổi hay nôn trớ, ba mẹ cần tập trung vào điều chỉnh thói quen ăn uống, chăm sóc đúng cách và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Cụ thể như sau:

3.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chia nhỏ bữa ăn

Để tránh gây áp lực cho dạ dày, mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn cho trẻ. Cho trẻ ăn lượng thức ăn ít hơn trong mỗi bữa nhưng tăng số lần ăn trong ngày.

Chọn thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ

Ở giai đoạn 1 tuổi, mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa. Tùy vào mức độ ăn thô của con để điều chỉnh cho phù hợp. Mẹ có thể ưu tiên các món như cháo, súp, thức ăn nghiền nhuyễn.

Đồng thời cần hạn chế các đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng hoặc khó tiêu.

Tuyệt đối không ép trẻ ăn quá no

Hãy cho trẻ quyền quyết định lượng ăn bao nhiêu, tạo cho trẻ sự hào hứng khi đến bữa ăn. Việc ép trẻ chỉ càng khiến trẻ sợ ăn và nôn trớ khi ăn.

3.2. Điều chỉnh tư thế khi ăn và sau ăn

Cho trẻ ăn đúng tư thế

Khi cho trẻ ăn, hãy đảm bảo trẻ được ngồi thẳng hoặc hơi nghiêng về phía trước. Tốt nhất cho con ngồi vào ghế ăn dặm.

Nếu trẻ 1 tuổi bú sữa, hãy đảm bảo trẻ được bế ở tư thế đầu cao hơn trong khi bú.

Cùng với đó, mẹ không nên để trẻ nằm hay đùa nghịch sau khi ăn, hãy bế hoặc giữ trẻ ở tư thế thắng đứng trong ít nhất 20 phút.

Hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ

Vỗ ợ hơi sau bữa ăn: Sau khi cho trẻ ăn, mẹ hãy vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp trẻ ợ hơi, giảm khí trong dạ dày.

Bổ sung men vi sinh: Việc bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện tiêu hóa, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng nôn trớ ở trẻ.

3.3 Điều trị nguyên nhân gây nôn trớ

Trào ngược dạ dày-thực quản: Nếu trẻ nôn trớ thường xuyên, đặc biệt sau ăn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị tình trạng trào ngược dạ dày.

Ho, nghẹt mũi hoặc đờm nhiều: Hút mũi, nhỏ nước muối sinh lý để giúp trẻ thông thoáng đường thở, có thể phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Có thể mẹ quan tâm:

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt: Cánh bảo 6 bệnh lý thường gặp

Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục: Nguyên nhân và cách xử trí

4. Men 10 chủng Bioamicus Complete – Giải pháp toàn diện cho các vấn đề tiêu hóa của trẻ

Khi trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ, sức khỏe của bé sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, mẹ cần nhanh chóng củng cố hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé. Men vi sinh 10 chủng Bioamicus Complete chính là sản phẩm mà các mẹ đang tìm kiếm.

TPBVSK BioAmicus Complete
TPBVSK BioAmicus Complete
480.000đ

Bioamicus Complete không chỉ hỗ trợ dự phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa, sản phẩm còn tăng cường hệ miễn dịch, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Điểm vượt trội của men Bioamicus chính là chứa 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm lợi khuẩn đã được chứng minh tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn cung cấp 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều, cải thiện rõ rệt tình trạng nôn trớ hay rối loạn tiêu hóa ở nhiều đối tượng. Ngày càng nhiều các chuyên gia sức khỏe và bác sĩ khuyến nghị các công thức men vi sinh đã chủng để phản ánh sự đa dạng tự nhiên vốn có trong ruột được khỏe mạnh.

6. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Khi tình trạng bé 1 tuổi nôn trớ nhiều, cha mẹ cần sự giúp đỡ của bác sĩ để chẩn đoán cũng như điều trị khi cần thiết. Dấu hiệu cần đưa bé nhập viện ngay đó là:

  • Sốt cao, đau bụng quằn quại, tím tái, co giật…
  • Có hiện tượng mất nước, trẻ 1 tuổi bị nôn trớ liên tục nghi bị ngộ độc thức ăn.
  • Bé nôn ra máu hoặc dịch mật vàng, xanh.
  • Trẻ nôn trớ liên tiếp, tiếp tục bị nôn trên 24h.

Trên đây là tất cả những điều mà bậc cha mẹ cần biết khi trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để cha mẹ có thể áp dụng vào việc nuôi con. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ hotline 1900 63 69 85 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ trực tiếp. Và đừng quên truy cập vào Website Bioamicus để cập nhật những kiến thức bổ ích chăm sóc bé nhé.



Bài viết liên quan