Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt: Nguyên nhân và cách xử trí

Mục lục

Nôn trớ, ọc sữa… là những hiện tượng rất thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên nếu gặp tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn vọt thì các mẹ chớ nên chủ quan vì có thể đây là cảnh báo của bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân và cách xử lý vấn đề này ra sao? Hãy cùng chuyên gia Bioamicus giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

trẻ sơ sinh bị nôn vọt

1. Nôn vọt là gì?

Nôn vọt khác với nôn trớ thông thường ở trẻ nhỏ, đây là hiện tượng chất nôn trào mạnh ra ngoài miệng. Khác với tình trạng trẻ sơ sinh ọc sữa, khi nôn vọt sẽ nôn rất mạnh, xa và thời gian ngắn hơn nôn bình thường.

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt thường xảy ra khá đột ngột và không hề có dấu hiệu báo trước. Điều này cũng khiến bố mẹ rất hoang mang, hoảng hốt và không biết xử lý thế nào.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Mời bố mẹ theo dõi tiếp ngay sau đây.

2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị nôn vọt?

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt thường do một trong các nguyên nhân chính sau:

2.1. Trẻ nôn vọt do bị hẹp môn vị

Môn vị có vai trò như một chiếc van để giữ thức ăn ở dạ dày trong quá trình nhào trộn cho đến khi đủ nhuyễn để sẵn sàng tiêu hóa tiếp ở ruột non.

Hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh là tình trạng thức ăn (thường là sữa) và dịch vị dạ dày lưu thông xuống tá tràng bị cản trở hoặc tắc nghẽn. Sữa thường bị ứ đọng lại trong dạ dày không xuống được ruột hoặc xuống rất hạn chế.

Hẹp môn vị thường xảy ra trong ba đến năm tuần đầu sau khi sinh. Các triệu chứng đặc trưng có thể kể đến như trẻ nôn vọt, bụng căng tức, đau quặn, hay quấy khóc, dễ bị táo bón…

Nếu như không được xử lý kịp thời, hẹp môn vị có thể khiến trẻ bị mất nước, suy dinh dưỡng và rối loạn hệ tiêu hóa nghiêm trọng.

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt do hep mon vi

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt do hẹp môn vị

2.2. Trẻ sơ sinh bị nôn vọt do trào ngược

Trào ngược dạ dày thực quản cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn vọt. Ở trẻ sơ sinh, dạ dày nhỏ, nằm ngang, chưa tạo thành góc cong rõ ràng với thực quản. Vì thế, sữa cùng thức ăn rất dễ bị trào ngược lên và đẩy mạnh ra ngoài gây tình trạng nôn vọt.

Hơn nữa, dạ dày của trẻ dễ bị kích thích gây co bóp mạnh. Do vậy, nếu bé vui đùa quá mức, vận động mạnh khi ăn hoặc bố mẹ bế xốc trẻ lên cũng sẽ khiến trẻ sơ sinh bị nôn vọt sữa.

Tình trạng trào ngược có thể giảm dần dần khi trẻ lớn lên. Nhưng nếu tình trạng này kèm theo một số biểu hiện nghiêm trọng sau thì mẹ cần liên hệ ngay với chuyên gia để được tư vấn:

  • Trẻ sơ sinh bị nôn vọt ra chất nôn màu vàng hoặc xanh lá cây.
  • Khó thở, quấy khóc.
  • Viêm hầu họng do trào ngược dạ dày thực quản nhiều lần.

2.3. Viêm dạ dày – ruột gây nôn vọt ở trẻ nhỏ

Tình trạng viêm thường do trẻ ngậm ngón tay bẩn hoặc ăn thức ăn bị nhiễm trùng. Loại virus thường gặp nhất gây ra tình trạng này ở trẻ là rota virus. Đây là loại virus này rất dễ lây lan và có số lượng nhiều trong mẫu phân của trẻ bị bệnh.

Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi khiến cho các bé rất khó chịu. Tình trạng này có những dấu hiệu đặc trưng bao gồm:

  • Nôn vọt ở trẻ nhỏ, chất nôn thường màu trắng đục và có bọt.
  • Tiêu chảy liên tục
  • Sốt hoặc đau bụng
  • Vì vậy, khi bố mẹ thấy dấu hiệu trẻ nôn vọt cần đi khám ngay ở các cơ sở y tế uy tín để có chẩn đoán chính xác nhất.

2.4. Trẻ sơ sinh bị nôn vọt do lồng ruột

Lồng ruột là hiện tượng một đoạn ruột phía trên trong quá trình nhu động di chuyển và chui vào lòng đoạn ruột phía dưới hoặc ngược lại. Điều đó làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột và gây tổn thương tại các đoạn ruột đó.

Lồng ruột thường gặp nhiều nhất ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là giai đoạn trẻ 3 – 6 tháng tuổi. Các bé trai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với các bé gái. Khi bị lồng ruột, trẻ thường có các triệu chứng như:

  • Khóc thét đột ngột.
  • Co gối lên ngực do đau bụng từng cơn.
  • Dạ dày co thắt.
  • Nôn vọt, ngay cả khi không còn thức ăn vẫn nôn.

nguyen nhan dan den tre so sinh bi non vot-min

Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị nôn vọt

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bị nôn vọt sữa liên tục, đi ngoài phân nhầy, máu, mệt lả và sốt cao. Bệnh lồng ruột ở trẻ em diễn biến rất nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

2.5. Trẻ ăn quá nhiều

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt cũng có thể do ăn quá no, thường là do bố mẹ ép ăn. Khi trẻ ăn quá no, dạ dày cố gắng để đẩy thức ăn ra bên ngoài, gây tình trạng nôn vọt.

2.6. Trẻ sơ sinh nôn vọt cảnh báo các bệnh về não

Trong nhiều trường hợp, trẻ nôn vọt có thể cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm về não như viêm màng não. Viêm màng não thường xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi với các triệu chứng như sốt, nôn vọt... Tuy nhiên nôn vọt do các bệnh lý về não, sau đó trẻ sẽ lơ mơ, mệt mỏi hoặc ngủ li bì...

3. Trẻ sơ sinh hay nôn vọt có nguy hiểm không?

Nếu trẻ sơ sinh bị nôn vọt do trẻ ăn quá nhiều thì không nguy hiểm, mẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn cho bé là tình trạng được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị nôn vọt thường xuyên rất dễ xảy ra tình trạng mất nước. Khi đó, trẻ thường có biểu hiện:

  • Môi và lưỡi bị khô, đỏ rát.
  • Trẻ quấy khóc nhưng không có nước mắt.
  • Táo bón, mệt mỏi và hay ngủ chìm giấc.

Trường hợp trẻ mất nước nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy thận hoặc ảnh hưởng đến chức năng não bộ.

Trẻ bị nôn vọt khiến thức ăn bị tống xuất ra khỏi hệ tiêu hóa thay vì hấp thu. Nếu điều này diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm tăng cân và thậm chí là sụt cân.

Nôn vọt thường xuất hiện đột ngột với lực phun khá mạnh. Điều đó có thể vô tình khiến cho dạ dày và thực quản của trẻ bị tổn thương. Thậm chí là rách thực quản nếu tình trạng này lặp đi lặp lại. Biểu hiện thường thấy là trong chất nôn của trẻ sẽ xuất hiện vết máu hoặc chất nôn có màu đỏ/hồng.

Khi thấy dấu hiệu này, bố mẹ nên bình tĩnh để xử trí tình huống của trẻ, sau đó đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để có chẩn đoán chính xác nhất.

tre non vot co anh huong gi

Trẻ bị nôn vọt có ảnh hưởng gì?

Mẹ có thể tìm hiểu thêm kiến thức về tình trạng

Trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi

Trẻ sơ sinh ọc ra sữa vón cục

4. Cách xử trí trẻ sơ sinh bị nôn vọt tại nhà

Khi trẻ sơ sinh bị nôn vọt, ngay lập tức mẹ nên nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn. Đồng thời phải nhanh chóng hút các chất nôn trong mũi, miệng, họng của trẻ, làm sạch miệng trẻ bằng khăn ướt hoặc gạc y tế.

Mẹ nên vỗ về bằng cách vỗ nhẹ 2 bên lưng của trẻ để trẻ tránh bị hoảng hốt và quấy khóc dẫn đến sặc chất nôn gây nguy hiểm.

Khi trẻ đã hết cơn nôn vọt, mẹ nên bù đủ lượng dịch cho trẻ để tránh tình trạng trẻ bị mất nước quá nhiều. Cách phổ biến và hiệu quả nhất là sử dụng dung dịch Oresol để có thể cung cấp đầy đủ cả nước và điện giải cho trẻ.

cho tre uong oresol

Bù nước cho trẻ bị nôn vọt bằng Oresol

Tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng nôn vọt ở trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể tham khảo thêm một số cách điều trị dưới đây:

  • Nếu trẻ bị hẹp môn vị gây nôn vọt thì biện pháp phẫu thuật để mở rộng môn vị là rất cần thiết.
  • Nếu trẻ sơ sinh bị nôn vọt do trào ngược dạ dày thực quản thì bố mẹ nên quan sát lượng ăn của trẻ hằng ngày để xác định lượng thức ăn phù hợp với trẻ. Bố mẹ có thể cho trẻ ăn ít đi trong mỗi lần ăn và tăng số lần cho ăn trong ngày lên để tránh trường hợp trẻ bị quá no dẫn đến nôn vọt.
  • Nên để trẻ nằm thẳng trong khoảng 30 phút sau ăn để giảm tình trạng trào ngược gây nôn vọt ở trẻ sơ sinh.
  • Theo dõi tình trạng nôn của trẻ trong khoảng 24 tiếng. Nếu thấy trẻ vẫn có dấu hiệu nôn vọt nhiều lần, đau bụng dữ dội, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám tại các phòng khám uy tín để xác định nguyên nhân chính xác và hướng điều trị kịp thời.

Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp sử dụng men vi sinh giúp bổ sung các lợi khuẩn đường ruột và phòng ngừa nôn vọt ở trẻ. Hiện nay, men vi sinh 10 chủng – BioAmicus Complete là sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao được các bà mẹ lựa chọn.

Có thể mẹ quan tâm

Trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm trong trường hợp nào là nguy hiểm?

Hướng dẫn xử lý và phòng ngừa trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

Hy vọng rằng với bài viết trên đây, bố mẹ đã có trong tay những thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách xử lý khoa học khi trẻ bị nôn vọt. Đừng quên hotline 1900636885 cùng đội ngũ chuyên gia luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc trong việc chăm sóc sức khỏe cho các bé. Truy cập website BioAmicus để trang bị nhiều hơn những kiến thức chăm con bố mẹ nhé.

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/children/what-to-know-projectile-vomiting-children

https://www.healthline.com/health/projectile-vomiting



Bài viết liên quan