Trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi khiến cho nhiều mẹ cảm thấy hoang mang và lo lắng. Vậy đây là nguyên nhân gây ra triệu chứng này, cách khắc phục như thế để mang lại hiệu quả cao nhất? Mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được cách cải thiện tình trạng này nhé.
Trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Sau đây là 5 nguyên nhân chính mẹ cần chú ý kỹ.
Dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang và cao hơn so với bình thường. Các lớp cơ của dạ dày hoạt động chưa ổn định và còn rất yếu. Bên cạnh đó, kích thước của dạ dày còn rất bé nên chứa được rất ít sữa.
Đặc biệt là cơ thắt giữa thực quản và dạ dày còn yếu và xốp, khả năng đóng mở chưa được ổn định. Chính những yếu tố này là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ thành vòi khi cho bú.
Với nguyên nhân này, mẹ phải tìm cách hạn chế tình trạng ọc sữa ở trẻ cho đến khi dạ dày của bé chuyển về vị trí nằm dọc. Thông thường, dạ dày của bé sẽ trở về vị trí nằm thẳng trong khoảng từ 9 – 12 tháng tuổi.
Như đã nói ở trên, kích thước dạ dày của trẻ còn rất bé, bên mỗi lần bé bú được rất ít đã thấy no rồi. Trong trường hợp mẹ cảm thấy bé ăn ít, và cố gắng cho bé bú nhiều lên khiến cho dạ dày bị đầy và quá tải.
Bên cạnh đó, cơ thắt giữa dạ dày và thực quả còn rất yếu mà lượng sữa trong dày quá lớn sẽ tạo nên áp lực lớn khiến vòng cơ thắt mở rộng ra dẫn đến sữa từ trong dạ dày trào lên thực quản. Hiện tượng này sẽ tạo thành triệu chứng trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi.
Trẻ bú quá no là nguyên nhân gây ọc sữa thành vòi
Thông thước bé bị viêm đường hô hấp sẽ có triệu chứng ho nhiều để đẩy dịch tiết ứ đọng ở phổi ra ngoài. Trong trường hợp ho nhiều và kéo dài sẽ tạo ra áp lực lớn lên vùng bụng và dạ dày, khiến cơ thắt giữa dạ dày và thực quản sẽ bị mở ra, trẻ bị trớ vòi rồng.
Khi mẹ thấy bé bị ọc sữa thành vòi cũng cần chú ý vì đây có thể là một trong số những triệu chứng của bệnh dị dạng đường tiêu hóa như:
Phì đại cơ môn vị là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nôn trớ thành vòi
Ngoài các dị tật ở đường tiêu hóa, các bệnh về não cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi. Sau đây là những bệnh về não dẫn đến hiện tượng này.
Viêm màng não là nguyên nhân gây ọc sữa thành vòi
Có thể mẹ quan tâm: Tiết lộ nguyên nhân trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa và cách xử lý |
Trong trường hợp trẻ bị ọc sữa trong khoảng thời gian ngắn và có thể hạn chế khi áp dụng một số biện pháp phòng ngừa thì mẹ không cần phải lo lắng quá mức. Ví dụ như trường hợp ọc sữa thành vòi do cấu tạo của hệ tiêu hóa hoặc do bú quá no.
Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để được Dược sĩ tư vấn cách xử trí cũng như phác đồ chính xác và phù hợp nhất với tình trạng của bé
Tuy nhiên, khi mẹ thấy trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi kèm theo một số triệu chứng sau cần đưa trẻ đi khám ngay bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các trường hợp bệnh lý:
Trẻ ọc sữa do bệnh lý rất đáng lo ngại
Với trường hợp bé bị ọc sữa kèm theo biểu hiện tím tái mẹ cần sơ cứu ngay lập tức cho trẻ.
Bước 1: Mẹ hãy gọi xe cấp cứu.
Bước 2: Dùng gạc lau sạch sữa ở vùng mũi và miệng của con.
Bước 3: Đặt bé nằm sấp theo đùi của mẹ và để phần đầu thấp hơn phần thân. Sau đó, dùng ngón tay cái và trỏ đỡ vùng xương hàm của bé.
Bước 4: Dùng bàn tay còn lại vỗ 5 cái vào phần lưng ở giữa 2 xương bả vai của bé.
Bước 5: Lật em bé nằm ngửa và quan sát xem con có bị tím tái nữa không. Nếu vẫn còn biểu hiện tím tái mẹ thực hiện tiếp động tác ấn ngực.
Bước 6: Để bé nằm ngửa, mẹ dùng tay đỡ lấy phần đầu của bé, cẳng tay của mẹ áp sát thân bé. Mẹ cùng cần chú ý là để phần đầu của bé thấp hơn phần thân và mặt của bế sẽ nghiêng sang một bên.
Bước 7: Dùng ngón tay trỏ và giữa ấn 5 cái vào vị trí dưới điểm cắt của đường nối 2 núm vú và đường giữa ước một khoát ngón tay.
Bước 8: Quan sát vùng họng và mũi của bé nếu có sữa thì dùng gạc lau sạch. Sau khi vỗ lưng và ấn ngực, nếu mẹ thấy bé khóc to lên và bắt đầu hồng hào trở lại mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình hình cụ thể.
Cách cấp cứu trẻ khi bị ọc sữa
Để cải thiện tình trạng ọc sữa thành vòi ở trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý 5 điểm sau đây.
Khi cho trẻ bú, tốt nhất mẹ lên ngồi để cho con bú. Trong khi bú, nếu thấy sữa xuống nhiều quá mẹ hãy dùng 2 ngón tay ấn vào quầng vú của mình để giảm bớt lượng sữa chảy xuống để tránh cho bé bị sắt và ọc sữa. Hoặc mẹ có thể giúp núm vú ra cho bé tạm nghỉ và sau đó tiếp tục cho bé bú tiếp.
Trong khi cho trẻ bú, mẹ cần chú ý tư thế cho trẻ bú đó là: miệng bé phải mở rộng, môi dưới của bé đưa ra ngoài, cằm bé chạm vào bầu vú mẹ, phần vú ở phía bên trên môi sẽ nhiều hơn phần ở phía dưới.
Đối với những em bé bú bình, mẹ nhớ nghiêng bình sữa để sữa có thể ngập hết đầu núm vú cao su giúp hạn chế tình trạng bé nuốt hơi trong bình. Trong quá trình cho bé ăn, mẹ nên bế bé với tư thế nằm nghiêng, phần đầu, cổ và mông tạo thành một đường thẳng. Điều này sẽ giúp bé bú được dễ dàng và hạn chế tình trạng ọc sữa ra ngoài.
Tư thế bú bình đúng cách hạn chế tình trạng ọc sữa ở trẻ
Để hạn chế tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và cho bé bú từ từ. Điều này sẽ làm giảm sự giãn căng của dạ dày đồng thời giúp bé tiêu hóa sữa một cách dễ dàng hơn.
Sau khi mẹ cho bé bú xong hãy vác bé lên vai khoảng 10 -15 phút để sữa trong dạ dày xuống được nhanh hơn. Trong khoảng thời gian bế trên vai, mẹ lấy một bàn tay để vỗ nhẹ nhàng vào lưng bé để tống bớt lượng khí trong dạ dày mà trẻ nuốt phải khi bú. Khi bé ợ hơi thành tiếng mẹ có thể dừng lại.
Sau đó, mẹ đặt nhẹ nhàng bé xuống sao cho đầu của con hơi cao và mặt bé sẽ nghiêng sang một bên.
Việc mẹ quấn tã hay mặc bỉm quá chất trong quá trình cho bé bú cũng là nguyên nhân khiến bé bị ọc sữa thành vòi. Bởi quần áo quá chật sẽ chèn ép lên thành bụng và dạ dày, khiến áp lực ở khu vực này tăng lên, dẫn đến hiện tượng ọc sữa thành vòi. Do đó, mẹ nên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi và thoải mái để mặc cho bé nhé.
Nếu quần áo, tã và bỉm của bé quá chất, khi cho ăn mẹ hãy nới lỏng ra để cơ thể của trẻ có thể thoải mái hơn và hạn chế tình trạng ọc sữa.
Cho trẻ sử dụng men vi sinh đa chủng là một trong những phương pháp được nhiều bác sĩ khuyến nghị mẹ nên sử dụng cho những bé bị ọc sữa. Bởi các chủng lợi khuẩn có trong men vi sinh có tác dụng làm tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày (tăng tốc độ chuyển hóa và hấp thu thức ăn nhanh hơn). Do đó, hạn chế được áp lực của dạ dày, giúp giảm tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh.
Mẹ có thể tìm hiểu thêm kiến thức ở đây, nếu bé gặp tình trạng: |
Như đã chia sẻ ở phía trên, để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi mẹ có thể sử dụng men vi sinh đa chủng giúp quá trình tiêu hóa sữa diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Từ đó làm giảm áp lực cho dạ dày giúp hạn chế tình trạng ọc sữa .
Hiện nay, BioAmicus Complete là dòng men vi sinh đầu tiên tại thị trường Việt Nam chứa 10 chủng lợi khuẩn cho đường ruột.
Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete hỗ trợ cải thiện ọc sữa ở trẻ sơ sinh.
10 chủng lợi khuẩn có trong sản phẩm BioAmicus Complete là những chủng thiết yếu trong được ruột của bé. Đồng thời được phân lập chính xác đến từng chủng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Đồng thời ức chế và tiêu diệt hại khuẩn, lấy lại trạng thái cân bằng hệ vi sinh vốn có của đường ruột. Từ đó đẩy lùi đầy hơi chướng bụng, các vấn đề rối loạn hệ tiêu hóa, nhanh chóng hoàn thiện đường ruột. Do vậy, giải quyết hiệu quả ọc sữa ở trẻ. Hơn nữa 10 chủng lợi khuẩn tăng cường sức khỏe đường ruột cũng góp phần nâng cao hệ thống miễn dịch và sức đề kháng ở trẻ nhỏ. Trẻ giảm đáng kể các bệnh nhiễm khuẩn và ốm vặt để có sức khỏe toàn diện nhất.
Đặt biệt hơn, sản phẩm không chứa chất bảo quản và chất tạo màu, tạo mùi, chất gây dị ứng nên an toàn với cả trẻ sơ sinh. Đặc biệt, sản phẩm này còn vượt qua tất các cả tiêu chuẩn về chất lượng của Hiệp hội men vi sinh quốc tế (IPA), và được phân phối ở 30 quốc giá lớn trên thế giới như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật…
Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi. Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn chưa đưa ra được phương pháp cải thiện tình trạng ọc sữa ở trẻ nhỏ hãy liên hệ đến số hotline: 1900 636 985 để nhận được sự tư vấn tận tình từ các dược sĩ chuyên môn của nhãn hàng BioAmicus Việt Nam.
1. Meningitis: Everything You Need to Know
https://www.healthline.com/health/meningitis2. Intracranial hemorrhage due to vitamin K deficiency in infants: a clinical study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19916853/3. Gastrointestinal system malformations in children are associated with congenital heart defects
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21342865/Dược sĩ Phạm Trung – Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội. Là dược sĩ có kiến thức chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại nhãn hàng BioAmicus
Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ
Địa chỉ: Số 1 liền kề 12, khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 024.9999.9669
Hotline tư vấn: 1900 636985
Email: info@hunmed.vn
Các bài viết của BioAmicus Việt Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Các sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh