Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Nguyên nhân trẻ biếng ăn sau tiêm phòng - Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau tiêm

Mục lục

Giống như tất cả các loại thuốc, vaccin đôi khi có thẻ đi kèm với các tác dụng phụ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp nguyên nhân trẻ biếng ăn sau tiềm phòng và các chăm sóc trẻ sau tiêm để giúp bé dễ chịu hơn.

Trẻ biếng ăn sau tiêm phòng

"Thưa chuyên gia, ba ngày trước, tôi cho bé nhà mình 6 tháng tuổi đi tiêm vắc-xin. Sau khi tiêm 6 in 1 bé bỏ bú. Về mấy ngày nay, bé có hiểu hiện biếng ăn, quấy khóc nhiều. Tôi rất lo lắng không biết phải bé bị làm sao và làm thế nào để cải thiện tình trạng của bé ạ. Xin chuyên gia cho lời khuyên. Tôi cảm ơn"

Chia sẻ của mẹ M.L (Hà Nội)

Chuyên gia trả lời: 

Chào mẹ, tình trạng biếng ăn, bỏ bú sau khi tiêm của trẻ là do tác dụng phụ của việc tiêm vắc-xin 6 in 1. Không chỉ vaccin 6 in 1 mà nhiều loại vaccin khác cũng có thể gây ra tác dụng phụ, trong đó có biếng ăn. Để khắc phục tình trạng này, mời mẹ xem ngay bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân trẻ biếng ăn, bỏ bú sau tiêm phòng

Chủng ngừa bằng vaccin là biện pháp hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, đôi khi trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy, biếng ăn.

Trẻ biếng ăn và bỏ bú sau khi tiêm phòng thường do ba nguyên nhân chính. 

Thứ nhất, khi vắc-xin vào cơ thể, hệ miễn dịch của trẻ bắt đầu hoạt động để nhận diện và tạo kháng thể chống lại mầm bệnh. Quá trình này tương tự như khi con bị bệnh nhưng với mức độ nhẹ hơn. Biểu hiện chính là đau vùng tiêm, mệt mỏi và xuất hiện các triệu chứng như sốt, chán ăn.

Trẻ có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch sẽ hoạt động vất vả hơn, khiến tình trạng biếng ăn trở nên rõ rệt hơn.

Thứ hai, yếu tố tâm lý. Nhiều trẻ sợ hãi khi thấy kim tiêm và thường khóc nhiều do đau. Nỗi sợ và căng thẳng có thể khiến bé biếng ăn tạm thời, hoặc sinh ra tâm lý ghét người chăm sóc, cho ăn mỗi ngày.

Thứ ba, do tác dụng phụ của vaccin. Một số loại vaccin có thể gây ra các tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa. Điển hình, chủng ngừa Rotavirus bằng vaccin đường uống có thể gây rối loạn tiêu hóa nhẹ, dẫn đến chán ăn hoặc tiêu chảy thoáng qua.

Việc kích thích hệ miễn dịch và điều chỉnh cơ thể sau khi tiêm phòng là hiện tượng tự nhiên. Những yếu tố này là ngẫu nhiên, phụ thuộc nhiều vào cơ địa của trẻ.

3 nguyên nhân trẻ biếng ăn sau tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể biếng ăn do nhiều nguyên nhân

2. Trẻ bỏ bú sau tiêm phòng bao lâu thì hết?

Tình trạng bỏ bú, biếng ăn ở trẻ sau tiêm phòng thường kéo dài khoảng 1-3 ngày, tùy thuộc vào loại vaccin, phản ứng riêng của từng trẻ và cách chăm sóc trẻ sau tiêm. 

Một số vắc-xin, như phòng ho gà, bạch hầu, uốn ván (DPT) hoặc vắc-xin virus sống (như Rotavirus), có thể gây tác dụng phụ nhẹ như sốt hoặc đau nhức, làm trẻ khó chịu và giảm bú tạm thời.

Nếu trẻ chỉ bị kích ứng với mức độ nhẹ, con thường chỉ bỏ bú vài giờ hoặc một ngày, sau đó quay lại bú bình thường. Nặng hơn, trẻ có thể biếng ăn kéo dài 2-3 ngày.

Về cách chăm sóc, nếu trẻ được dỗ dành và chăm sóc tốt, con có thể cảm thấy an tâm và bú lại ngay sau thời gian ngắn. Ngược lại, con sẽ khó chịu và bỏ ăn lâu hơn.

Nếu tình trạng bỏ bú kéo dài hơn 3 ngày hoặc kèm theo các triệu chứng sau, hãy đưa trẻ đi khám ngay:

  • Sốt cao liên tục (> 38,5°C không hạ sốt dù đã dùng thuốc).
  • Mệt mỏi bất thường: Trẻ lờ đờ, không tương tác, quấy khóc dai dẳng.
  • Dấu hiệu mất nước: Môi khô, tiểu ít, mắt trũng.
  • Khó thở hoặc phát ban lạ, nổi mề đay.
  • Khóc không ngừng trong hơn 3 giờ
  • Dấu hiệu dị ứng vaccin: khàn giọng, da nhợt nhạt, yếu ớt, tim đập nhanh, chóng măt, sưng mặt, cổ họng

phản ứng của trẻ khi tiêm

Bỏ bú sau tiêm phòng phụ thuộc vào loại vaccin, phản ứng của cơ thể và cách chăm sóc

3. Giải pháp trị trẻ biếng ăn sau tiêm phòng

Nếu trẻ chỉ đơn giản là biếng ăn sau khi tiêm, không có thêm bất kỳ dấu hiệu phản ứng phụ đáng lo nào khác, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để chăm sóc trẻ sau khi tiêm, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và ăn tốt trở lại.

3.1. Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm

Mẹ cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, đặc biệt là các món trẻ thích nhằm kích thích thèm ăn của trẻ. 

Ngoài ra, mẹ cho trẻ ăn rau xanh, trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chất để giữ cân nặng ổn định, bổ sung những vi chất thiết yếu để con nhanh hòi phục. 

Với những trẻ đã có thể ăn được, mẹ nên cho trẻ ăn các món mềm, lỏng như cháo, súp để dễ hấp thu.

Với trẻ bú mẹ, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Vì vậy,mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên và chia nhỏ các cữ bú trong ngày.

3.2. Chăm sóc vết thương cho trẻ

Chăm sóc vết tiêm của bé là rất quan trọng để giúp vết tiêm mau lành và tránh nhiễm trùng. Sau khi tiêm, mẹ cần giữ vết tiêm sạch sẽ bằng cách rửa tay sạch và dùng gạc sạch thấm khô vị trí tiêm.

vệ sinh nhẹ nhàng vết tiêm của trẻ

Giữ vết tiêm sạch và khô bằng bông gạc mới

Chỉ dùng băng gạc mới và vô trùng để bảo vệ vết tiêm. Không nên chọc, nặn hay gãi vết tiêm để tránh nhiễm trùng. 

Một số trẻ có biểu hiện sưng, nóng ở vết tiêm. Mẹ có thể chườm mát để bé đỡ đau hơn.

Mẹ cũng cần theo dõi vết tiêm thường xuyên. Nếu thấy sưng đỏ, đau hoặc chảy mủ, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ.

3.3. Bổ sung men vi sinh 

Men vi sinh cung cấp lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh, giảm rối loạn tiêu hóa và biếng ăn. Men vi sinh còn kích thích sự thèm ăn tự nhiên bằng cách cải thiện vị giác và khả năng hấp thu.

Có nhiều dòng men vi sinh để mẹ lựa chọn bổ sung cho bé như: men đơn chủng, hai chủng, năm chủng... Trong đó, để cải thiện biếng ăn, thúc đẩy quá tình hồi phục của hệ tiêu hóa sau khi chích ngừa, mẹ nên dùng men vi sinh chứa đa dạng lợi khuẩn như men 10 chủng BioAmicus Complete.

Men 10 chủng của BioAmicus là men vi sinh chứa tới 10 chủng lợi khuẩn. Các lợi khuẩn thuần chủng, được xác định kiểu gen và đăng ký tại ngân hàng quốc tế, đảm bảo duy trì những đặc tính và công dụng tốt nhất của chủng giống ban đầu. 

Men 10 chủng của BioAmicus là giải pháp cải thiện sức khỏe đường ruột, khắc phục biếng ăn nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.

3.4. Cho trẻ ăn theo nhu cầu

Khi trẻ biếng ăn, bỏ bú, mẹ không nên ép trẻ ăn hay bú, vì điều này có thể làm trẻ sợ ăn, bú hơn. Thay vào đó, mẹ có thể cho trẻ uống sữa hoặc ăn các bữa phụ như phô mai, sữa chua, sinh tố để bổ sung dinh dưỡng. 

Không ép trẻ ăn

Không ép trẻ ăn để tránh biếng ăn tâm lý

Sau khi tiêm phòng, trẻ thường mệt mỏi và ăn ít, vì vậy hãy chia nhỏ các bữa ăn để đảm bảo trẻ nhận đủ dinh dưỡng.

Với trẻ còn đang bú mẹ, nếu trẻ không chịu bú, đừng nản lòng, hãy thử cho bé bú khi buồn ngủ hoặc dùng phương pháp bú bình, bón thìa.

Với trẻ lớn hơn, hãy thử tạo nên một bữa ăn được trang trí hấp dẫn và không gian ấm cúng.

Mẹ hãy kiên nhẫn và tạo môi trường thoải mái giúp trẻ dễ ăn hơn.

Hy vọng bài viết “ Nguyên nhân trẻ biếng ăn sau tiêm phòng và hướng dẫn chăm sóc trẻ sau tiêm” đã giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn sau tiêm phòng. Để nhận tư vấn chi tiết, mẹ có thể gọi hotline 1900 636 985 hoặc truy cập website BioAmicus để được đội ngũ dược sĩ hỗ trợ.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan