Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy là do đâu? Cách chăm sóc tại nhà

Mục lục

Trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy khiến ba mẹ hoang mang và lo lắng, không biết có nguy hiểm tới sức khỏe của con hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về nguyên nhân trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy, đồng thời gợi ý những cách chăm sóc bé tại nhà cho ba mẹ.

trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy

1. Nhận biết trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng

Các dấu hiệu thường thấy khi bé bị tiêu chảy sau khi đi tiêm phòng gồm:

  • Tần suất đi ngoài của trẻ nhiều hơn so với bình thường
  • Phân thường lỏng, nhiều nước hơn ngày thường, có màu bất thường (thường là màu xanh) đi kèm mùi chua hoặc thối khẳn
  • Bị mất nước biểu hiện qua tần suất tiểu ít đi, khóc không ra nước mắt, môi khô,..
  • Trẻ ăn ít hơn bình thường, với trẻ trơ sinh thì bù kém hoặc bỏ bú khiến trẻ bị sụt cân
  • Ngoài ra, trẻ còn có thể bị sốt, mệt mỏi, cáu gắt hay quấy khóc.

2. Nguyên nhân trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi tiêm phòng về bị sốt và đi ngoài. Một trong các nguyên nhân phổ biến nhất đó là do trẻ tiêm loại vacxin có thể gây ra các tác dụng phụ thông thường về đường tiêu hóa, đặc biệt là: vacxin 6in1 ( (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, HiB, viêm gan B), vacxin ngừa viêm não Nhật Bản, vacxin ngừa sởi - quai bị - rubella, vacxin ngừa tả, vacxin phòng các bệnh do phế cầu,..

tiêu chảy là tác dụng phụ thường gặp của tiêm phòng vaccin

Tiêm phòng vaccin có thể khiến bé bị tiêu chảy

Điều này là do cơ thể của trẻ đang thích ứng với thành phần của vacxin. Vacxin kích thích hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể phát triển khả năng chống lại bệnh tật. Quá trình này có thể gây ra các triệu chứng như sốt, đau đầu, mệt mỏi hay tiêu chảy cho trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiện tượng tiêu chảy sau khi tiêm vacxin không phải lúc nào cũng xảy ra và cũng không phải trẻ em nào cũng bị. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm cơ địa của từng trẻ, độ tuổi và loại vacxin được sử dụng.

Ngoài ra, việc trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác không phải từ vacxin. Có thể sau khi tiêm vacxin, trẻ vô tình bị nhiễm trùng, là các tác nhân gây ra các bệnh đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn Salmonella, khuẩn tụ cầu,… do vệ sinh kém trong ăn uống. Mặt khác, trẻ cũng có thể bị nhiễm mầm bệnh gây tiêu chảy trước khi tiêm vacxin khiến đường ruột bị nhiễm trùng, gây ra tình trạng tiêu chảy.

Bên cạnh đó, với những trẻ còn bú mẹ, nguyên nhân gây tiêu chảy sau tiêm vacxin có thể do mẹ ăn những thực phẩm lạnh trước khi cho con bú, khiến trẻ dễ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Hoặc do mẹ vệ sinh núm vú chưa đúng cách hay để con vô tình tiếp xúc với những vật dụng không sạch sẽ khiến trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa gây tiêu chảy ở trẻ.

3. Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng

3.1. Bù nước, điện giải

Trẻ đi ngoài ra nước với tần suất cao khiến con mất nước, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, do vậy mẹ cần bù nước ngay cho trẻ. Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ có thể tăng dần cữ bú để bổ sung nước. Với trẻ lớn hơn, mẹ cần cho bé uống thêm nước, nước ép trái cây hoặc dung dịch điện giải.

3.2. Bổ sung men vi sinh

Bổ sung men vi sinh giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ hoạt động ổn định, hạn chế trình trạng nhiễm khuẩn. Hệ vi sinh khỏe mạnh giúp con ngăn ngừa tiêu chảy đồng thời tăng cường hấp thu dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Để bổ sung men vi sinh cho trẻ bị tiêu chảy sau tiêm phòng, mẹ nên ưu tiên những sản phẩn an toàn, được khuyên dùng và có mặt tại các nhà thuốc, bệnh viện lớn như Men 10 chủng Bioamicus Complete

men 10 chủng hỗ trợ tiêu hóa

Bioamicus Complete - Hỗ trợ ổn định đường ruột, cho bé tiêu hóa êm ru

3.3. Vệ sinh sạch sẽ

Ba mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần vệ sinh cho trẻ sau mỗi lần đi ngoài và luôn rửa tay, chân sạch sẽ. Điều này sẽ giúp tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhanh chóng kết thúc và hạn chế không lây lan cho các thành viên khác trong gia đình. Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ bình sữa, núm vú, đồ chơi hay vật dụng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn. 

3.4. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, nguồn dinh dưỡng cho con phụ thuộc vào sữa mẹ. Mẹ cần ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất để tăng chất lượng sữa, đồng thời mẹ cần tránh ăn những thực phẩm lạnh trước khi cho con bú, tránh làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn. Đối với những trẻ đã ăn dặm hoặc lớn hơn. ba mẹ không được cho con ăn đồ sống, đồ lạnh bụng, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,..

3.5. Để trẻ nghỉ ngơi

Sau khi tiêm vacxin, việc tạo ra các phản ứng miễn dịch để phòng bệnh khiến cơ thể trẻ bị mất nhiều năng lượng hơn. Trẻ thường có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, thậm chí kiệt sức. Do đó, ba mẹ cần để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc để trẻ có thể giúp trẻ mau hồi phục.

3.6. Quan sát tình trạng của trẻ

Ba mẹ cần chú ý theo dõi tần suất đi ngoài của trẻ, màu sắc, tình trạng phân để biết được mức độ nặng của tình trạng tiêu chảy sau khi tiêm ở trẻ nhỏ. Nếu tiêu chảy kéo dài hoặc có những biểu hiện khác đi kèm nặng hơn, phát hiện bất thường như có máu, cần đưa bé đi bệnh viện ngay.

để trẻ nghỉ ngơi và thường xuyên theo dõi tình trạng con

Để trẻ nghỉ ngơi và thường xuyên quan sát tình trạng của con để có hướng xử lý đúng đắn

4. Trẻ bị tiêu chảy sau tiêm phòng khi nào cần đi khám bác sĩ

Thông thường, tình trạng tiêu chảy sau tiêm vacxin chỉ kéo dài trong 1-2 ngày và tối đa là 3 ngày. Nếu như đến ngày thứ 4, tình trạng tiêu chảy của trẻ vẫn chưa được cải thiện và thậm chí đi kèm với các biểu hiện nặng hơn như:

  • Trẻ đau bụng quặn từng cơn, tần suất đi ngoài liên tục, phân lỏng kèm máu, chất nhầy
  • Trẻ nôn ói, kèm theo sốt trên 39 độ, mắt trũng, vật vã..
  • Trẻ có dấu hiệu mệt lả, suy kiệt, bỏ ăn kéo dài, ngủ li bì, không vui chơi,...

Lúc này, ba mẹ cần đưa con ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ tư vấn và chăm sóc kịp thời.

Bài viết trên đã cung cấp cho mẹ các thông tin về tình trạng trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng. Mong rằng bài viết đã giúp mẹ cập nhật thêm được kiến thức để có thể chăm sóc trẻ bằng cách phù hợp và tốt nhất. Nếu có những thắc mắc khác, mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc nhắn tin qua website BioAmicus để được hỗ trợ 24/7 nhé!



Bài viết liên quan