Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ biếng ăn sau ốm: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Mục lục

Sau khi trẻ bị ốm, cơ thể vẫn còn mệt mỏi, lười ăn khiến ba mẹ lo lắng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả cho trẻ biếng ăn sau ốm. 

Trẻ biếng ăn sau ốm: Nguyên nhân và giải pháp cho mẹ

1. Vì sao trẻ biếng ăn sau ốm?

Sau khi ốm, sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, hệ tiêu hóa và vị giác còn chưa ổn định. Do đó, trẻ thường lười ăn, sau một tuần trẻ sẽ ăn uống bình thường trở lại. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, nếu tình trạng biếng ăn của trẻ kéo dài hơn 1 tuần mẹ cần tìm hiểu một số nguyên nhân dưới đây để kịp thời đưa ra cách khắc phục hiệu quả:

  • Trẻ vẫn chưa khỏi ốm hoàn toàn: Biếng ăn kéo dài ở trẻ nhỏ sau khi sốt chứng tỏ rằng cơ thể của trẻ chưa phục hồi hoàn toàn. Ba mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra cách khắc phục kịp thời.
  • Hệ miễn dịch chưa phục hồi: Sau khi khỏi bệnh, hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu vì phải tiêu thụ quá nhiều năng lượng trong quá trình bị ốm. Từ đó dẫn tới tình trạng mệt mỏi, chán ăn kéo dài ở trẻ nhỏ.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh, hạ sốt, corticoid: Trong thời gian con bị ốm, ba mẹ cho bé sử dụng nhiều loại thuốc để giúp con khỏi ốm nhanh. Tuy nhiên vô tình tiêu diệt các vi sinh vật có lợi làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc còn gây ra tình trạng tăng men gan ở trẻ. Điều này khiến bé biếng ăn, đầy hơi, khó tiêu làm ảnh hưởng tới sự hấp thu dinh dưỡng của con.
  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Nhiều ba mẹ chỉ cho con ăn cháo trắng và các thực phẩm đơn giản khi bị ốm. Việc kiêng khem quá kỹ như vậy khiến cơ thể trẻ ngày càng suy kiệt, không đủ sức đề kháng để chống lại với bệnh tật. Đây cũng là 1 trong các nguyên nhân khiến bé biếng ăn sau ốm.
  • Biếng ăn sinh lý do bị ép ăn: Ép bé ăn khi con đang ốm có thể khiến bé sợ hãi, phản kháng và từ chối thức ăn ngay cả khi con đã khỏi ốm.

vì sao trẻ biếng ăn sau ốm

Nguyên nhân trẻ biếng ăn kéo dài sau khi ốm

2. Trẻ biếng ăn sau ốm nên bổ sung gì?

2.1. Nước

Khi trẻ bị sốt, quá trình chuyển hóa diễn ra liên tục, các tế bào của hệ miễn dịch hoạt động nhiều khiến cho cơ thể con thường mất đi một lượng nước lớn. Do đó, việc bổ sung nước để phục hồi là vô cùng quan trọng trong giai đoạn này.

Với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho con bú nhiều sữa hơn, chia thành nhiều lần trong ngày. Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể bổ sung nước cho con bằng nước lọc, sinh tố, nước ép trái cây... Và nếu như trường hợp trẻ sốt cao, mẹ có thể dùng oresol để bổ sung đồng thời nước và điện giải cho trẻ. 

2.2. Men vi sinh

Trẻ bị ốm, sử dụng kháng sinh, thuốc tây nhiều thường có hệ vi sinh đường ruột bị tổn thương, thiếu hụt lợi khuẩn.

Sau khi ốm dậy, mẹ cần bổ sung cho con men vi sinh để thiết lập lại hệ vi sinh đường ruột ở trẻ. Điều này giúp hệ thống nhung mao, vi nhung mao của trẻ được khỏe mạnh, tăng cường hấp thu dinh dưỡng cho con. 

Men vi sinh được khuyên dùng trong trường hợp này là men vi sinh chứa đa dạng lợi khuẩn như men 10 chủng BioAmicus.

Men 10 chủng bioamicus - hỗ trợ sức khỏe đường ruột sau khi ốm

Men 10 chủng BioAmicus - Hỗ trợ phục hồi nhanh chóng sau khi ốm

2.3. Kẽm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ba mẹ cần chú ý bổ sung các vi chất đặc biệt là kẽm nếu trẻ có tình trạng lười ăn sau khi ốm. Kẽm giúp trẻ thèm ăn tự nhiên, cải thiện các quá trình chuyển hóa của cơ thể và tăng cường hấp thu dinh dưỡng.

Mẹ có thể bổ sung kẽm cho con qua các thực phẩm như trứng, hải sản, thịt... Nếu biếng ăn làm việc bổ sung kẽm từ thực phẩm bị hạn chế, mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm siro kẽm, thuốc kẽm cho bé.

2.4. Vitamin

Các loại vitamin đều rất quan trọng cho sức khỏe và khả năng phục hồi sau bệnh cho trẻ. Các vitamin này thúc đẩy các quá trình chuyển hóa của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích sự thèm ăn và giúp bù lại lượng vi chất thiếu hụt.

Các loại vitamin mẹ cần quan tâm khi trẻ biếng ăn sau ốm bao gồm: 

  • Vitamin B (đặc biệt B1, B6, B12): Có nhiều trong ngũ cốc, trứng, thịt gà, sữa...
  • Vitamin C: Có nhiều trong các loại hoa quả như ổi, cam, quýt, dâu tây, kiwi...
  • Vitamin D: Cung cấp từ ánh sáng mặt trời, một số loại cá biển, trứng và các thực phẩm bổ sung vitamin D3 tinh khiết
  • Vitamin A: Có nhiều trong cà rốt, khoai lang, bí đỏ và các loại rau củ quả có màu cam - đỏ khác

2.5. Thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu

Bên cạnh việc bổ sung men vi sinh, kẽm và vitamin, ba mẹ cần lên thực đơn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, phù hợp với lứa tuổi của con.

món ăn dễ tiêu cho bé biếng ăn sau ốm

Chế biến các món ăn dinh dưỡng, dễ tiêu, phù hợp với lứa tuổi của con

Sau ốm hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn do đó mẹ cần tránh các thực phẩm khó tiêu như:

  • Đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ
  • Đồ ăn quá nhiều chất bổ hoặc ninh nấu quá nhừ: bào ngư, hải sâm, vi cá, linh chi, nhân sâm...
  • Đồ ăn từ các loại thịt khó tiêu (thịt dê, cừu, cua biển...)
  • Thức ăn cay nóng, kích thích hệ tiêu hóa

Nên ưu tiên những thức ăn dạng lỏng hoặc mềm như: cháo, súp, sinh tố, nước ép trái cây... Những món ăn quen thuộc hằng ngày với trẻ là những lựa chọn an toàn nhất để bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn này.

3. Cách chăm sóc trẻ biếng ăn sau ốm

3.1. Không ép trẻ ăn

Trước tiên, mẹ cần hiểu rằng việc trẻ nhỏ biếng ăn khi ốm là hoàn toàn bình thường. Việc ép ăn có thể gây phản tác dụng và làm trẻ càng sợ ăn hơn. Thay vào đó, hãy lựa chọn các món ăn mà con thích và khuyến khích ăn với lượng nhỏ, sau đó tăng dần.

Chỉ cần mẹ kiên trì, chắc chắn con có thể ăn tốt trở lại.

Để bé ăn theo nhu cầu

Để trẻ ăn thoe nhu càu, không ép trẻ ăn

3.2. Không sử dụng thuốc kích ăn

Ba mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc kích ăn không rõ nguồn gốc. Những loại thuốc này có thể tương tác với những thuốc điều trị bé đang sử dụng. Điều này gây ra các tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe của trẻ.

Thuốc kích ăn cũng là loại thuốc khiến bé tăn cân không bền vững, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của con. Trước khi sử dụng bất cứ thuốc nào khác cho trẻ, ba mẹ cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ.

3.3. Dần xây dựng lại thói quen ăn uống khoa học

Để xây dựng lại thói quen ăn uống khoa học cho trẻ, trước tiên ba mẹ cần khuyến khích con ăn đúng giờ, tập trung vào bữa ăn và hạn chế tối đa đồ ăn vặt để trẻ có cảm giác đói khi tới bữa chính. Khi trẻ dần hồi phục, mẹ có thể tăng dần độ thô của thực phẩm và cho con ăn uống đa dạng theo thực đơn của gia đình. 

Việc cho trẻ ăn cùng với cả gia đình có thể kích thích bé ăn ngon miệng hơn.

3.4. Chế biến các món ăn đa dạng, bắt mắt

Để trẻ không bị chán ăn, mẹ cần lên thực đơn đa dạng và thay đổi luân phiên các món ăn. Ngoài ra, trẻ thường dễ bị thu hút bởi các món ăn có màu sắc và hình thức đẹp. Mẹ có thể thử chế biến các món ăn có hình thù thú vị, màu sắc từ rau củ tự nhiên để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Điều này giúp trẻ ăn ngon miệng và cải thiện tình trạng biếng ăn sau ốm của trẻ.

Chế biến món ăn đa dạng, bắt mắt giúp bé ăn ngon hơn

Chế biến món ăn đa dạng, bắt mắt kích thích trẻ ăn ngon miệng

4. Lưu ý khi chăm sóc trẻ trong và sau khi bị ốm

Khi chăm sóc trẻ trong và sau khi ốm, ba mẹ cần lưu ý những điều sau để con có thể khỏi bệnh và phục hồi nhanh chóng:

  • Theo dõi sát các triệu chứng: Ba mẹ cần luôn để ý và quan sát các triệu chứng của trẻ. Nếu có dấu hiệu bất thường như sốt cao, khó thở, nôn ói liên tục, hoặc trẻ mệt mỏi kéo dài, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
  • Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ: Trong khi ốm, trẻ cần được nghỉ ngơi nhiều để cơ thể có thể tự hồi phục. Ba mẹ cần hạn chế cho con tham gia các hoạt động quá sức và đặc biệt cho trẻ ngủ đủ giấc.
  • Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ: Nếu có đơn thuốc của bác sĩ, ba mẹ hãy đảm bảo cho trẻ uống đúng liều lượng và thời gian chỉ định. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng, dừng thuốc hay sử dụng thêm các thuốc khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Ba mẹ cần đảm bảo môi trường xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát để tránh lây nhiễm các loại vi khuẩn, virus khác. Vệ sinh sạch sẽ chân tay trẻ thường xuyên cũng như vật dụng, đồ chơi mà bé tiếp xúc trực tiếp mỗi ngày.
  • Khuyến khích tinh thần cho trẻ: Ba mẹ nên tạo không khí vui vẻ, động viên trẻ, tạo cảm giác an toàn khi trẻ bị mệt mỏi, khó chịu. Điều này không chỉ giúp trẻ phục hồi về thể chất mà còn cải thiện cả về tâm lý ở trẻ.

Hy vọng rằng bài viết “Trẻ biếng ăn sau ốm: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả” đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích và gợi ý giải quyết vấn đề này. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, mẹ có thể liên hệ với hotline 1900 636 985 hoặc website BioAmicus để nhận sự hỗ trợ 24/7.



Bài viết liên quan