Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Mẫu thực đơn cho trẻ biếng ăn theo độ tuổi

Mục lục

Biếng ăn luôn là tình trạng khiến nhiều ba mẹ lo lắng. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ có thể xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn đầy đủ dinh dưỡng, để bé ăn ngon miệng và tăng cân tự nhiên.

mẫu thực đơn cho trẻ biếng ăn theo từng độ tuổi

1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn thường có cảm giác ăn không ngon miệng, kén ăn, thiếu dinh dưỡng và chậm tăng cân. Do đó, thực đơn cho bé biếng ăn cần đáp ứng đồng thời nhu cầu về dinh dưỡng và yếu tố thẩm mĩ, mùi vị để kích thích vị giác của con.

Để làm được điều đó, ba mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau đây:

  • Thực đơn cần đa dạng, có đủ 4 nhóm dinh dưỡng: Điều quan trọng nhất khi sắp xếp thực đơn cho trẻ đó là cần đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết trong khẩu phần mỗi ngày với những thực phẩm đa dạng. Bao gồm: Chất đạm (có trong thịt, cá, trứng,..), tinh bột (từ gạo, khoai, ngô, ngũ cốc,..), chất béo (trong mỡ động vật, dầu ăn,..), chất xơ và vitamin (trong rau xanh, hoa quả,..)
  • Tỷ lệ nhóm dinh dưỡng trong 1 khẩu phần ăn: Trong mỗi khẩu phần ăn, mẹ cần lưu ý cân đối tỷ lệ giữa các nhóm dinh dưỡng. Trong đó, tinh bột chiếm tỷ lệ 30-40%, rau xanh cần chiếm 30%, chất đạm chiếm 15% và béo 10% (có nguồn gốc cân đối từ cả động vật và thực vật).
  • Bổ sung các vi chất: Mẹ có thể bổ sung một số vi chất để giúp con ăn ngon hơn. Ví dụ như kẽm, lysin, sắt, vitamin B6, B3... tăng khả năng miễn dịch, tăng hấp thu, cải thiện vị giác ở trẻ nhỏ.
  • Nhu cầu năng lượng theo độ tuổi: Thực đơn cho trẻ kém ăn cần ưu tiên bổ sung đầy đủ năng lượng, phù hợp với nhu cầu theo từng độ tuổi, không quá nhiều hoặc quá ít.
  • Sự đa dạng món ăn, cách chế biến và trình bày đẹp mắt: Để trẻ không có cảm giác chán ăn, mẹ đừng quên thay đổi luân phiên các món ăn có trong thực đơn. Sự đa dạng trong cách chế biến và trình bày đẹp mắt cũng giúp trẻ ăn ngon hơn.

Ngoài ra, khi xây dựng thực đơn cho bé, mẹ hãy ưu tiên những thực phẩm tươi ngon, theo mùa, phù hợp với điều kiện tại địa phương. Nên hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói hoặc rau, củ, quả trái mùa.

Mẹ cũng có thể bổ sung thêm men vi sinh cho bé vào 30 phút trước khi ăn sáng để cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp con ăn ngon miệng, hấp thu tốt và tăng cân tự nhiên.

2. Mẫu thực đơn trong tuần cho trẻ biếng ăn theo độ tuổi

2.1. Thực đơn cho trẻ 6-12 tháng tuổi biếng ăn

Mỗi ngày, trẻ từ 6-12 tháng tuổi cần 650-700 kcal. Trẻ ở độ tuổi này đã bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, phần lớn nguồn năng lượng và dinh dưỡng đến từ sữa.

Thực đơn của trẻ 6-12 tháng biếng ăn cần kết hợp song song sữa mẹ (hoặc sữa công thức) với bột/cháo ăn dặm. Mỗi ngày, bé cần 2 bữa ăn dặm, kết hợp với bú sữa. Số lượng cữ ăn sữa của trẻ giảm dần từ 5 cữ (6 tháng tuổi) xuống còn 2-3 cữ nếu con đã ăn dặm tốt.

Ngoài các món cháo hoặc bột ăn dặm truyền thống, trẻ 6 tháng đã có thể ăn những món như váng sữa, sữa chua không đường, bánh pancake, hoa quả...

Thực đơn mẫu 1 tuần cho bé 6-12 tháng tuổi biếng ăn:

Bữa

Thứ 2, Thứ 4

Thứ 3, Thứ 5

Thứ 6, Chủ nhật

Thứ 7

Sáng 

7h-8h

Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150 - 180ml

Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150 - 180ml

Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150 - 180ml

Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150 - 180ml

Trưa

11h-12h

Bột (hoặc cháo) thịt heo
Chuối

Bột (hoặc cháo) bí đỏ
Xoài chín

Bột (hoặc cháo) thịt bò

 Dưa hấu

Bột (hoặc cháo) tôm bông cải xanh cà rốt

Hồng xiêm 

Phụ

15h-15h30

Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150 - 180ml

Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150 - 180ml

Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150 - 180ml

Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150 - 180ml

Tối

17h30-18h30

Bột (hoặc cháo) trứng bắp cải su su
Nước cam

Bột (hoặc cháo) cua

Sinh tố bơ

Bột (hoặc cháo) cá

Nước ép táo

Bột (hoặc cháo) thịt bò

Nước ép dưa hấu

Trước khi ngủ

Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150 - 180ml

Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150 - 180ml

Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150 - 180ml

Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150 - 180ml

2.2. Thực đơn cho trẻ 1-2 tuổi biếng ăn

Trẻ từ 1-2 tuổi cần 800-1000 Kcal/ngày. Trong đó, đa phần năng lượng đến từ các bữa ăn trong ngày. Song song với đó, vẫn nên duy trì bú mẹ đến 2 tuổi. 

Trẻ ở độ tuổi này cần 3 bữa chính và 2 bữa phụ với tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng bao gồm:

  • Chất đạm: 13-20%. Trong đó, trên 60% chất đạm có nguồn gốc động vật
  • Chất béo: 30-40%. Trong đó, trên 40% chất béo có nguồn gốc thực vật
  • Tinh bột và đường: 47-50%

Đối với trẻ 1-2 tuổi biếng ăn, mẹ có thể cho con ăn cháo trong bữa chính để hấp thu tốt hơn. Khi tình trạng biếng ăn đã được cải thiện, hãy tăng dần độ thô và chuyển dần sang ăn cơm hạt.

Đôi khi, tình trạng biếng ăn ở trẻ 2 tuổi có thể là do con đã chán ăn cháo, ăn bột và muốn chuyển sang ăn thô. Hãy mạnh dạn thay đổi thực đơn thành cơm và các món ăn khác phù hợp với khẩu vị của con.

Thực đơn mẫu 1 tuần cho bé 1-2 tuổi biếng ăn:

Bữa

Thứ 2, Thứ 4

Thứ 3, Thứ 5

Thứ 6, Chủ nhật

Thứ 7

Phụ 1 

6h-6h30

200 - 250ml sữa

200 - 250ml sữa

200 - 250ml sữa

200 - 250ml sữa

Sáng

7h30-8h

Cháo thịt bò cà rốt

Cháo trứng cà chua

Cháo thịt băm rau cải

Cháo thịt heo cà rốt

Trưa

11h-12h

Cháo tôm nấm hương

Thanh long

Cháo sườn heo hầm

Dưa hấu

Cháo thịt heo bí đỏ

Cháo cua rau mồng tơi

Chuối

Phụ 15h-15h30

Sữa chua

Sữa chua

Sữa chua

Sữa chua

Tối

17h30-18h

Cháo cá rau cải

Đu đủ

Cháo tôm bí xanh

Nước cam vắt

Cháo tôm mồng tơi

Bưởi

Cháo thịt gà mướp rau dền

Táo

2.3. Thực đơn cho trẻ 3-5 tuổi biếng ăn

Trẻ 3-5 tuổi tích cực tham gia vào nhiều hoạt động thể chất, khám phá thế giới xung quanh. Do đó, nhu cầu năng lượng của trẻ cũng lớn hơn, dao động từ 1200 - 1400 Kcal/ngày.

Ở lứa tuổi này, trẻ cần 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ với tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng bao gồm:

  • Chất đạm: chiếm 13-20%. Trong đó, trên 60% là đạm từ động vật
  • Chất béo: chiếm 25-35%. Trong đó, trên 40% là chất béo từ thực vật
  • Tinh bột và đường: chiếm 52-60%

Trẻ từ 3 tuổi cũng đã bắt đầu đi nhà trẻ. Hãy tham khảo thêm thực đơn trên lớp của con để có những điều chỉnh phù hợp cho bữa phụ buổi chiều và bữa tối.

Thực đơn mẫu 1 tuần cho bé 3-5 tuổi biếng ăn:

Bữa

Thứ 2, Thứ 4

Thứ 3, Thứ 5

Thứ 6, Chủ nhật

Thứ 7

Sáng

6h30-7h

Bún bò

Phở bò

Bún thịt heo bằm

Cháo sườn heo hầm

Phụ 1 

8h30-9h30

Sữa chua

Sữa tươi

Sữa chua

Sữa tươi

Trưa

11h-12h

Cơm

Thịt heo sốt cà chua

Đậu cove xào tỏi

Canh mồng tơi thịt băm

Dưa hấu

Cơm

Bò kho sả

Rau muống xào tỏi

Canh rau ngót thịt băm

Thanh long

Cơm

Tôm rim

Bí xanh xào

Canh rau cải thịt băm

Quýt

Cơm

Thịt kho trứng cút

Rau cải xào

Canh bí xanh

Chuối

Phụ 2 

14h-15h

Bánh kem

Sữa chua

Chè đỗ đen

Sữa chua

Tối

18h-18h30

Cơm

Gà kho khoai môn

Khoai tây cà rốt xào

Canh cải thảo nấu thịt

Đu đủ

Cơm

Chả mực kho dứa

Nấm rơm xào

Canh bông cải nấu thịt

Xoài chín

Cơm

Trứng chiên thịt băm

Khoai tây xào

Canh cua rau đay

Bưởi

Cơm

Bò kho 

Nấm đùi gà xào

Canh chua cá

Hồng xiêm

Lưu ý: Mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều vào bữa phụ. Các bữa chính nên cách nhau 4-6 tiếng, mỗi bữa kéo dài không quá 30 phút.

3. Một số món ngon cho trẻ biếng ăn

Thực đơn cho trẻ biếng ăn không chỉ đầy đủ dinh dưỡng mà cần có sự đa dạng trong cách chế biến để kích thích vị giác cho bé. Dưới đây, mẹ có thể tham khảo cách chế biến của một số món ăn ngon cho trẻ biếng ăn.

3.1. Bột tôm bông cải xanh cà rốt

Thịt tôm ngọt thơm, chứa nhiều đạm, canxi kết hợp với màu sắc bắt mắt từ bông cải xanh và cà rốt là món ngon được nhiều bé yêu thích. Món bột này phù hợp với trẻ biếng ăn trong giai đoạn ăn dặm.

Nguyên liệu:

  • 18g Tôm biển (thịt tôm bóc vỏ và thái nhỏ)
  • 140ml Nước lọc
  • 4g Mỡ lợn/heo
  • 12g Bột gạo tẻ
  • Cà rốt (thái nhuyễn)
  • Bông cải xanh (thái nhuyễn)

Cách chế biến: 

  • Cho tôm vào nồi hấp và hấp chín. Sau đó, xay nhuyễn tôm cùng với một chút nước đun sôi để nguội.
  • Hòa bột gạo với nước lạnh và khuấy nhẹ cho bột tan hoàn toàn. Nấu bột với lửa vừa, khuấy bột nhẹ nhàng và liên tục để bột nở đều. Khi nồi bột sôi, giảm lửa nhỏ và tiếp tục khuấy đều đến khi bột chín.
  • Cho tôm đã xay và bông cải xanh, cà rốt đã thái nhuyễn vào, khuấy đều, khi nồi bột sôi lại, tắt bếp.
  • Thêm mỡ heo nước và khuấy đều.
  • Cho bột tôm bông cải xanh cà rốt ra bát miệng rộng hoặc đĩa sâu lòng, cho bé dùng khi bột còn ấm.

3.2. Bột trứng bắp cải su su

Bột trứng bắp cải su su là món ăn dặm phù hợp với trẻ 6-12 tháng tuổi. Món ăn này giúp bổ sung đầy đủ chất đạm, tinh bột, chất béo và chất xơ. 

Nguyên liệu: 

  • 12g Bột gạo tẻ
  • 1 quả Trứng gà ta (đánh tan)
  • 140ml Nước lọc
  • Cải bắp (thái nhuyễn)
  • Su su (thái nhuyễn)
  • Dầu ăn/ Dầu thực vật

Cách chế biến:

  • Hòa bột gạo với nước lạnh và khuấy nhẹ cho bột tan hoàn toàn. Nấu bột với lửa vừa, khuấy bột nhẹ nhàng và liên tục để bột nở đều. Khi nồi bột sôi, giảm lửa nhỏ và tiếp tục khuấy đều đến khi bột chín.
  • Đổ trứng qua rây từ từ vào nồi bột và tiếp tục khuấy bột nhẹ nhàng. Trứng vừa chín, tiếp tục cho bắp cải và su su đã thái nhuyễn vào, khuấy đều, khi nồi bột sôi lại, tắt bếp.
  • Thêm dầu ăn, khuấy đều.
  • Cho bột trứng bắp cải su su ra bát miệng rộng hoặc đĩa sâu lòng, cho bé dùng khi bột còn ấm.

3.3. Cháo thịt heo bí đỏ

Món cháo thịt heo bí đỏ là một trong những món ăn hấp dẫn giúp bé tăng cân. Bí đỏ có màu sắc bắt mắt, vị ngọt nhẹ tự nhiên, kích thích vị giác và cả thị giác của trẻ.

Nguyên liệu cho một bữa ăn: 

  • 20g Gạo tẻ
  • 15g Thịt nạc vai heo (băm nhỏ)
  • 200ml Nước lọc
  • 10g Bí ngô/Bí đỏ (thái nhỏ)
  • Dầu ăn/Dầu thực vật
  • Gia vị vừa đủ

Cách chế biến:

  • Làm nóng chảo với dầu ăn rồi cho thịt heo vào xào săn, cho ra đĩa để riêng
  • Cho gạo và nước lọc vào nồi đun sôi, giảm lửa nhỏ. Khi cháo chín, cho thịt heo đã xào săn và bí đỏ vào nồi nấu với lửa nhỏ, đến khi các nguyên liệu vừa chín mềm, quánh chảo thì nêm gia vị, đảo đều, tắt bếp.
  • Cho cháo thịt heo bí đỏ ra bát, cho bé dùng khi cháo còn ấm.

3.4. Cháo thịt gà mướp rau dền

Nguyên liệu:

  • 20g Gạo tẻ
  • 20g Thịt gà ta (băm nhỏ)
  • 200ml Nước lọc
  • 5-7 Ngọn rau dền đỏ (thái nhỏ)
  • 20g Mướp (thái nhỏ)
  • Mỡ gà, gia vị vừa đủ

Cách chế biến:

  • Làm nóng chảo với 1/2 lượng mỡ gà rồi cho thịt gà vào xào săn, cho ra đĩa để riêng. 
  • Cho gạo và nước lọc vào nồi đun sôi, giảm lửa nhỏ. Khi cháo chín, cho thịt gà đã xào săn, mướp và rau dền vào nồi nấu với lửa nhỏ, đến khi các nguyên liệu vừa chín mềm, cháo quánh, nêm gia vị và 1/2 lượng dầu ăn còn lại, đảo đều, tắt bếp.
  • Cho cháo thịt gà mướp rau dền ra bát, cho bé dùng khi cháo còn ấm.

3.5. Bò kho sả

Bò kho sả là món ngon nhiều dinh dưỡng trong bữa chính của bé từ 3 tuổi. Thịt bò chứa nhiều sát, protein, kẽm, kết hợp với xả ấm nóng rất phù hợp để ăn vào mùa đông.

Nguyên liệu:

  • 50g Thịt bò nạm/Thịt bò sườn (thái nhỏ)
  • 5g Sả cây (đập dập)5g
  • 100 ml Nước lọc
  • Dầu điều
  • Hành tím tươi (thái nhỏ)
  • Rau mùi tàu/Ngò gai
  • Gia vị vừa đủ

Cách chế biến:

  • Ướp thịt: Ướp thịt bò với toàn bộ lượng hạt nêm để thấm vị trong khoảng 15 phút.
  •  Kho thịt: Phi thơm sả và hành tím với dầu điều, cho thịt bò đã ướp vào xào săn. Sau đó, thêm nước lọc vào xâm xấp mặt thịt và tiếp tục kho với lửa nhỏ. Khi thịt chín mềm và nước sệt lại, tắt bếp.
  • Trình bày: Cho bò kho sả ra dĩa, cho bé dùng khi món ăn còn ấm.

3.6. Chả mực kho dứa

Nguyên liệu:

  • 30g Chả mực (thái miếng vừa ăn)
  • 3g Dầu điều
  • 1/4 củ Hành tím (băm nhỏ)
  • Hành lá (thái nhỏ)
  • 1/6 Quả dứa (thái miếng vừa ăn) 
  • Tỏi (băm nhỏ) và gia vị vừa đủ

Cách chế biến:

  • Phi thơm hành tím băm với dầu điều, cho chả mực và dứa vào xào săn. Sau đó, thêm nước lọc xâm xấp mặt chả, đồng thời nêm hết lượng hạt nêm và nước mắm vào, khuấy nhẹ cho gia vị tan đều. Kho với lửa nhỏ tới khi chả mực và thơm chín mềm, nước sệt lại, rắc thêm hành lá, tắt bếp.
  • Trình bày: Cho chả mực kho thơm ra dĩa, cho bé dùng khi món ăn còn ấm.

Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho mẹ những gợi ý hữu ích về cách xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn theo từ độ tuổi khác nhau. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, mẹ có thể liên hệ với hotline 1900 636 985 hoặc website BioAmicus để nhận sự hỗ trợ 24/7 từ đội ngũ dược sĩ chuyên nghiệp nhé.



Bài viết liên quan