Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ ho nôn trớ phải làm sao? Cách xử lý ngay cho mẹ

Mục lục

Trẻ ho và nôn trớ phải làm sao là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Để có thêm những cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả nhất, mẹ hãy cùng theo dõi bài sau đây nhé.

Trẻ bị ho nôn trớ phải làm sao

1. Trẻ ho nôn trớ phải làm sao – 6 bước mẹ cần làm ngay

Đối với trẻ bị ho dẫn đến nôn trớ cách xử lý đầu tiên là mẹ cần giảm làm đó là giúp trẻ có thể thở lại bằng các bước sau đây.

Bước 1: Vỗ lưng

Đâu tiên mẹ cần nhanh chóng bế bé lên và áp ngực bé vào ngực của mẹ. Sau đó, mẹ cần đỡ đầu và nghiêng mặt qua bả vai và bắt đầu vỗ liên tiếp 5 cái vào lưng của trẻ. Sau khi vỗ xong, mẹ nhẹ nhàng lật trẻ lại xem bé đã thở lại được chưa. Nếu bé vẫn không thở được mẹ sẽ tiến hành bước thứ 2 là ấn ngực.

Bước 2: Ấn ngực

Mẹ đặt bé nằm xuống giường và giữ trẻ ở tư thế ngửa đầu. Sau đó, dùng 2 ngón tay nhấn vuông góc xuống vùng ngực của trẻ. Mỗi lần ấn khoảng 1 giây và thực hiện ấn ngược liên tiếp 5 lần.

Tiếp theo mẹ đánh giá tình trạng thở của bé. Nếu trẻ vẫn chưa phục hồi mẹ sẽ thực hiện bước 1 và bước 2 đến khi bé thở lại bình thường.

Ấn ngực cho trẻ

Ân ngực để giúp trẻ dễ thở hơn.

Bước 3: Hút mũi miệng để thông thoáng đường thở cho bé

Bên cạnh quá trình vỗ lưng và ấn ngực mẹ có thể hút mũi và miệng để đường thở của trẻ thông thoáng hơn. Nếu tại nhà có dụng cụ hút mũi cho trẻ, mẹ có thể nhanh chóng sử dụng để hút các dịch có trong mũi ra ngoài để trẻ có thể thở dễ hơn.

Bước 4: Rửa mũi cho trẻ

Trong trường hợp bé bị ho nhiều và bị nôn trớ qua đường mũi mẹ cần lấy nước ấm để rửa sạch mũi cho trẻ. Điều này sẽ giúp loại bỏ được những cặn sữa vừa bị đẩy lên đồng thời loại bỏ các loại vi khuẩn đáng ẩn nấp trong khoang mũi và hạn chế tình trạng viêm nhiễm cho trẻ. Khi rửa mũi cho trẻ mẹ cần chú ý là dùng lượng nước vừa phải để tránh tình trạng sặc nước.

Bước 5: Giữ ấm cổ để giảm ho cho trẻ

Đối với những trẻ bị ho nhiều, mẹ nên dùng khăn để giữ ấm cổ cho trẻ. Đặt biệt là khi thời tiết thay đổi. Khi quấn khăn cho trẻ, mẹ cần chú ý là không nên quấn quá chặt. Bởi nếu quấn quá chặt sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình thở của trẻ.

Giữ ấm cổ cho trẻ

Giữ ấm cổ cho trẻ để giảm tình trạng ho nôn trớ.

Bước 6: Cho trẻ nghỉ ngơi đến khi ổn định hoàn toàn

Đối với những bé vừa bị ho và nôn trớ xong mẹ không nên có bé ăn ngay lập tức mà hãy để trẻ nghỉ ngơi và ổn định lại hoàn toàn. Nếu mẹ cho bé ăn ngay lúc vừa ho và nôn trớ sẽ khiến trẻ dễ bị sặc sữa và thức ăn. Điều này sẽ khiến tình trạng ho và nôn trớ trở nên nặng hơn.

2. Cách chăm sóc cho trẻ ho nôn trớ

Để hạn chế tình trạng trẻ ho và nôn trớ mẹ có thể áp dụng thêm một số cách chăm sóc bé như sau.

2.1. Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ

Trẻ rất dễ bị ho và ốm khi bị lạnh. Do đó mẹ nên giữ ấm cơ thể cho bé đặc biệt là vùng đầu và cổ. Bởi nếu không giữ ấm 2 phần này, trẻ dễ bị cảm lạnh gây ho và nôn trớ. Bên cạnh đó, nếu tiếp xúc nhiều với không khí lạnh trẻ dễ mắc nhiều bệnh khác như: cảm cúm, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản.

Chính vì thế, khi thời tiết chuyển lạnh hay lúc mẹ đưa bé ra ngoài cần đội mũ và quàng khăn cho trẻ.

2.2. Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ

Đối với trẻ bị ho và ốm sốt, bé thường bị mệt mỏi, nhạt miệng và chán ăn. Do đó, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để giúp bé có thể ăn được nhiều hơn. Nếu mẹ đang cho bé ăn 3 bữa/ngày, mẹ có thể chia thành 5 – 6 bữa/ngày.

Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ

Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ để bé ăn được nhiều hơn.

2.3. Thay đổi chế độ ăn cho trẻ

Để trẻ bị ho và nôn trớ nhanh khỏi bệnh mẹ cần đảm bảo cho bé ăn đủ 5 nhóm chất dinh dưỡng chính đó là: chất xơ, tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Đối với trẻ đang bị ho nhiều mẹ nên lựa chọn những loại thức ăn loãng và dễ nuốt như cháo hoặc súp. Bên cạnh đó, khi bị ốm trẻ thường nhạy cảm với mùi vị nên trong khoảng thời gian này mẹ có thể hạn chế việc cho trẻ ăn cá và cua. Đợi sau khi trẻ khỏi ho có thể ăn lại các loại thực phẩm này.

2.4. Sử dụng men vi sinh để giảm nôn trớ cho trẻ

Trẻ ho nôn trớ phải làm sao? Câu trả lời dành cho mẹ là dùng men vi sinh để giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ. Sử dụng men vi sinh sẽ nạp thêm cho trẻ nhiều chủng lợi khuẩn tốt cho đường ruột.

Những lợi khuẩn này sẽ giúp chống lại các hại khuẩn. Từ đó cân bằng lượng vi sinh có trong đường ruột. Đồng thời, nó còn giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ.

Hơn thế nữa những lợi khuẩn có trong men vi sinh còn giúp cơ thể của bé sản sinh ra nhiều enzyme giúp nâng cao hệ thống miễn dịch và sức đề kháng. Từ đó làm giảm tình trạng ốm vặt, ho sốt, rối loạn tiêu hóa.

Hiện nay, trên thị trường có BioAmicus Complete là sản phẩm đầu tiên trên thị trường chứa 10 chủng lợi khuẩn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột từ đó làm giảm đầy hơi, nôn trớ ở trẻ nhỏ.

Để quá trình dùng men vi sinh đạt được hiệu quả cao nhất mẹ nên cho trẻ dùng men vi sinh sau ăn khoảng 2 tiếng. Chú ý là không nên bỏ men vi sinh vào sữa và đồ ăn còn nóng. Bởi vì nó có thể làm mất hoạt tính của các chủng men có trong sản phẩm. Bên cạnh đó, kháng sinh có thể tiêu diệt những lợi khuẩn có trong men vi sinh, nên mẹ hãy cho bé uống cách nhau nhất 2 – 3 tiếng.

Men vi sinh BioAmicus Complete

Sử dụng men vi sinh đa chủng BioAmicus Complete.

2.5. Sử dụng thuốc tây y cho trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho và nôn trớ như: hen suyễn, viêm xoang, viêm họng, trào ngược dạ dày, dị ứng…

Đối với những nguyên nhân này mẹ cần cho bé đi khám để xác định rõ nguyên nhân gây ra triệu chứng ho và nôn trớ. Sau khi khám và chẩn đoán bệnh bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng một số loại thuốc như kháng sinh, Acemuc, N-acetylcystein, Cetirizin hydroclorid, Loratadin…

3. Lưu ý mẹ cần nhớ khi bé bị ho nôn trớ

Trong quá trình chăm sóc trẻ ho nôn trớ để giảm triệu chứng này mẹ cần chú ý một số điểm sau.

– Khi trẻ bị nôn trớ mẹ nên cho bé nằm nghiêng để tránh việc làm rơi thức ăn vào khí quản gây ảnh hưởng đến việc thở của bé.

– Khi bé đang bị nôn trớ, mẹ nên chú ý là không được bế xốc trẻ. Bởi bế kiểu này sẽ khiến bé bị nôn ra nhiều hơn.

– Đối với các bé đang bị ho nôn trớ, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất.

trẻ bị ho nôn trớ phải làm sao

Những lưu ý khi trẻ ho nôn trớ.

4. Trẻ ho nôn trớ bao lâu thì khỏi? Kéo dài phải làm sao

Nếu nguyên nhân gây ra triệu chứng ho nhiều dẫn đến nôn trớ như viêm họng, viêm xoang hay viêm phế quản…. tình trạng này có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nếu mẹ không chú ý và đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời, triệu chứng này có thể kéo dài liên tục.

Trong trường hợp bé bị ho do trào ngược dạ dày thực quản hay nôn trớ gây ra ho, thường sẽ kéo dài khoảng 3 – 5 tuần. Nếu tình trạng trào ngược dạ dày thực quản không được xử lý sớm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý khác như: loét dạ dày thực khoảng, viêm họng mạn tính….

Có thể mẹ quan tâm:

10 nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Đầy đủ kiến thức về tình trạng trẻ ho nôn trớ về đêm

5. Cách phòng trẻ ho nôn trớ

Ngoài việc quan tâm đến việc trẻ ho nôn trớ phải làm sao? Mẹ cần trang bị thêm cho mình những biện pháp phòng ngừa triệu chứng ho nôn trớ cho trẻ. Sau đây là những cách phòng tránh giúp mẹ hạn chế được tình trạng này ở trẻ nhỏ.

– Giữ ấm cho trẻ là cách đầu tiên để hạn chế tình trạng ho do thay đổi thời tiết.

– Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên chú ý là không cho bé đi đến nơi lộng gió, vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của trẻ.

– Mặc quần áo phù hợp với thời tiết là việc cần thiết để hạn chế tình trạng ốm vặt và ho sốt ở trẻ.

– Đối với một số trẻ có cơ địa dễ dị ứng mẹ cần tránh cho bé tiếp xúc với chất gây kích ứng. Bởi chúng có thể gây ra tình trạng nổi mề đay hay phát ban ở trẻ.

– Sử dụng nước xả vải nhẹ, ít mùi bởi trẻ nhỏ khá nhạy cảm với các loại hương liệu. Nếu mẹ dùng nước xả có mùi đậm dễ khiến trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, ho và nôn trớ.

– Hầu hết các trẻ đều có thói quen đưa tay lên miệng, nếu tay không được vệ sinh sạch sẽ dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh viêm nhiễm. Do đó, việc rửa tay sạch sẽ cho trẻ giúp hạn chế được tình trạng ho và ốm vặt.

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có lời giải đáp cho chủ đề “trẻ ho nôn trớ phải làm sao”. Nếu trong quá trình chăm sóc bé yêu, mẹ có vấn đề gì cần giải đáp và hỗ trợ hãy liên hệ ngay tới số hotline: 1900 636 985 để nhận được sự tư vấn kịp thời từ các Dược sĩ có nhiều năm kinh nghiệm của nhãn hàng BioAmicus Việt Nam.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan