Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Chậm phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì có hiếm gặp? Các biện pháp cải thiện

Mục lục

Từ 8-15 tuổi, trẻ bước sang giai đoạn dậy thì với các thay đổi rõ rệt về thể chất. Đây cũng là giai đoạn cuối cùng để trẻ tăng chiều cao. Tuy nhiên, nhiều bé chậm phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì, chiều cao chững lại hoặc thấp hơn các bạn. Điều này có phải hiếm gặp? Biện pháp nào để cải thiện tốc độ tăng trưởng? Tất cả sẽ được trình bày ngay trong bài viết dưới đây.

chậm phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì

1. Chậm phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì không phải là hiện tượng hiếm gặp

Chậm phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì là khi mẹ nhận thấy chiều cao của bé gần như không đổi sau 1-2 năm hoặc con thấp bé hơn so với tiêu chuẩn chung. Điều này không hề hiếm gặp. Đôi khi, trẻ ngừng phát triển ở giai đoạn sớm (8-10 tuổi). Số khác lại chỉ phát triển chiều cao sau 15 tuổi.

Chậm phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì có thể khiến con bỏ lỡ những mục tiêu tăng trưởng quan trọng trong tương lai. Bởi lẽ, tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển chiều cao cuối cùng. Sau dậy thì, các đầu nối xương liền lại hoàn toàn, trẻ sẽ không còn cơ hội tăng trưởng chiều cao.

Tận dụng tốt các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao sẽ được đề cập ngay dưới đây, mẹ có thể cải thiện 30% chiều cao của bé khi trưởng thành. 

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao trong lứa tuổi 8-15 tuổi

2.1. Yếu tố di truyền

Như nhiều mẹ vẫn biết, trẻ có bố mẹ thấp thường có chiều cao khiêm tốn hơn chúng bạn. Điều này tiếp tục đúng với chiều cao của bé ở tuổi dậy thì. 

Yếu tố di truyền còn ảnh hưởng đến thời điểm dậy thì của trẻ. Từ đó, chúng chi phối tốc độ phát triển của xương và cơ bắp. Các nhà nghiên cứu cho rằng 70% trường hợp dậy thì muộn có liên quan đến gen. 

yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi dậy thì

Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành

2.2. Yếu tố dinh dưỡng

Các quá trình chuyển hóa mạnh mẽ tuổi dậy thì đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cao vượt bậc. 

Các dưỡng chất quan trọng và cần thiết nhất cho sự phát triển chiều cao là:

  • Vitamin D3, K2: Tăng cường hấp thu canxi, kích thích phát triển chiều cao cho xương chắc khỏe
  • Canxi: khoáng hóa xương, làm dài và làm dài xương
  • Phospho: phối hợp cùng canxi, là thành phần chính của xương 
  • Sắt: nguyên liệu cấu tạo nên hồng cầu, cung cấp oxi cho các tế bào tạo xương hoạt động hiệu quả
  • Protein: cấu tạo nên khối cơ, nâng đỡ và bảo vệ hệ xương vững vàng

2.3. Yếu tố nội tiết tố

Nội tiết tố chính là các hoocmon trong cơ thể. Chúng có thể điều chỉnh quá trình tích lũy canxi, tăng sinh tế bào và tăng trưởng xương theo chiều dọc. Trong đó, những hoocmon trực tiếp ảnh hưởng đến chiều cao là hGH (hoocmon tăng trưởng), T3, T4 (hoocmon tuyến giáp), estrogen và progesteron (hoocmon sinh dục).

Trong giai đoạn dậy thì, nội tiết tố trong cơ thể trẻ thay đổi khiến chiều cao phát triển không đồng nhất, chậm lại hoặc tăng nhảy vọt.

3. Nhận Biết Dấu Hiệu Phát Triển Chiều Cao Chậm

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở trẻ dậy thì chậm phát triển chiều cao chính là chiều cao so với tiêu chuẩn chung. Mẹ có thể so sánh chiều cao ở trẻ qua bảng sau:

Chiều cao tiêu chuẩn của bé trai:

Chiều cao trung bình của nam 8-18 tuổi

Bảng chiều cao của bé trai 8-18 tuổi

Chiều cao tiêu chuẩn của bé gái:

chiều cao trung bình của nữ 8-18 tuổi

Bảng chiều cao của bé gái 8-18 tuổi

Những trẻ có chiều cao thấp hơn 2 lần độ lệch chuẩn (-2SD) được đánh giá là hạn chế chiều cao.

Bên cạnh việc xác định chiều cao so với tiêu chuẩn, trẻ có các biểu hiện sau cũng cần được thăm khám:

  • Con đang tăng trưởng với tốc độ bình thường nhưng đột ngột tăng trưởng chậm lại (chỉ 1-2 cm/năm)
  • Con đang trong độ tuổi tăng chiều cao nhưng không có sự thay đổi chiều cao trong 1 năm
  • Trẻ chậm tăng trưởng kèm theo các bất thường về xương như cong, vẹo, nổi u, nổi hạch…

4. Các biện pháp cải thiện chiều cao ở tuổi dậy thì

Chứng chậm phát triển chiều cao hoàn toàn có thể khắc phục với các biện pháp sau đây:

4.1. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng cân bằng

Một chế độ ăn uống cân bằng giàu protein, vitamin và khoáng chất là cần thiết hơn cả khi trẻ bước sang tuổi dậy thì. Đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn này, mẹ không chỉ giúp trẻ cải thiện chiều cao vượt bậc mà còn tăng trưởng ổn định trong suốt giai đoạn sau.

Con nên được ăn 3 bữa đầy đủ ba bữa/ ngày và có thể tăng thêm 1 bữa phụ vào buổi chiều. Khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dậy thì:

Dinh dưỡng cần thiết

Nam (8-18 tuổi)

Nữ (8-18 tuổi)

Canxi

1000mg/ngày 

1000mg/ngày

Vitamin D

5mcg/ngày

5mcg/ngày

Vitamin K2

60-70mcg/ngày

60-70mcg/ngày

Protein

40-74g/ngày

40-63g/ngày

Nhìn chung, các dinh dưỡng trên không khó để thêm vào thực đơn hằng ngày. Xong, một số vi chất như vitamin D3 và K2 dễ bị phân hủy trong thực phẩm. Do đó, chúng thường được khuyên bổ sung từ thực phẩm bổ sung như BioAmicus D3K2.

4.2. Hoạt động thể chất và tập thể dục

Trẻ dậy thì tiếp tục nhận được các lợi ích về chiều cao nếu duy trì thói quen vận động thể chất. Theo các nghiên cứu, trẻ nam có xu hướng hoạt động nhiều hơn trong độ tuổi này. Trong khi đó, các bé gái ngày càng hạn chế các hoạt động thể thao khi đến tuổi dậy thì. Điều này tỷ lệ thuận với chiều cao tăng trưởng tốt hơn ở nam và chậm hơn ở nữ.

Việc cha mẹ cần làm mỗi ngày là khuyến khích con tham gia các môn thể thao và các bài tập ngoài trời phù hợp với lứa tuổi. BioAmicus gợi ý một số môn thể thao kích thích tăng trưởng tốt nhất:

  • Nhảy dây
  • Bơi lội
  • Cầu lông
  • Bóng chuyền

nhảy dây là môn thể thao phát triển cơ bắp vận dộng và tăng chiều cao cho trẻ

Khuyến khích trẻ tuổi dậy thì tham gia các môn thể thao vận động

4.3. Thói quen lối sống lành mạnh

Trẻ tuổi dậy thì tâm sinh lý thay đổi đáng kể. Hẳn nhiều mẹ không biết việc ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng tốt góp phần đáng kể vào tăng chiều cao. Những thói quen như thức khuya, dậy muộn vô tình làm lệch đồng hệ sinh học tự nhiên, khiến con chậm phát triển.

Ở giai đoạn này, nếu muốn chiều cao phát triển ổn định, con cũng cần tránh xa những thói quen có hại như hút thuốc hoặc uống quá nhiều caffeine. Điều này đòi hỏi vai trò rất cao của ba mẹ trong quản lý và giáo dục con.

Chậm phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì không phải hiếm gặp. Điều quan trọng là cha mẹ cần đồng hành cùng với trẻ trong suốt hành trình này. Con không chỉ có thể bắt kịp tốc độ tăng trưởng bình thường mà còn có thể bứt phá chiều cao vượt chuẩn chung.

Tham khảo thêm các mẹo tăng chiều cao cho bé, mời mẹ theo dõi các bài viết tại BioAmicus. Nếu có thắc mắc liên quan đến sự phát triển thể chất, tinh thần, hãy liên hệ 1900 636 985 để được dược sĩ tư vấn miễn phí.



Bài viết liên quan