Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Có nhiều mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh được các bà, các mẹ truyền tai nhau. Thực hư các mẹo dân gian này có hiệu quả thế nào? Cách thức thực hiện thế nào để có hiệu quả cao, lại an toàn với bé? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Để táo bón kéo dài không điều trị có thể gây nhiều nguy hiểm như: biếng ăn, ốm vặt, đau bụng…Do đó, mẹ nên áp dung ngay các mẹo chữa táo bón ngay sau đây để cải thiện táo bón ở trẻ:
Ở đại tràng, bồ kết có tác dụng tẩy xổ, chữa táo kết, mót rặn. Trong y học hiện đại, bồ kết có chứa saponin có tính kháng khuẩn dùng để thông khoan chữa táo bón, tắc ruột.
Mẹ có thể dùng mẹo này chữa táo bón ở trẻ trên 1 tháng tuổi với cách thực hiện như sau:
Mẹo chữa táo bón ở trẻ sơ sinh bằng quả bồ kết có tác dụng tức thời. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng vì có thể gây mất phản xạ đi tiêu tự nhiên, nhiễm khuẩn…
Theo y học cổ truyền, mồng tơi là vị thuốc có tính hàn, vị chua ngọt, có tác dụng giải độc, hoạt tràng. Rau mồng tơi có chất nhày làm mềm phân, tăng chất xơ giúp đẩy lùi táo bón.
Với trẻ có thể ăn dặm, mẹ có thể luộc rau mồng tơi cho trẻ ăn để phòng táo.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹo trị táo bón bằng rau mồng tơi như sau:
Chữa táo bón bằng mẹo dùng rau mồng tơi có tác dụng chậm và chỉ hiệu quả với táo bón nhẹ. Bên cạnh đó, mồng tơi có tính hàn nên mẹ không dùng với trẻ đang cảm cúm, lạnh bụng.
Rau mồng tơi là mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Trong đông y, vừng đen có tính bình, vị ngọt, có tác dụng nhuận táo, hoạt tràng. Trong y học hiện đại, cứ 100g vừng đen có 50g acid béo, 12g chất xơ giúp làm mềm phân, tạo độ trơn để tăng nhu động ruột.
Chữa táo bón bằng vừng đen áp dụng cho những trẻ đã biết ăn dặm. Có nhiều mẹo chữa táo bón bằng vừng đen như: vừng đen mật ong, vừng đen tía tô… Nhưng cách đơn giản và an toàn với trẻ nhất là ăn cháo vừng đen. Các bước thực hiện như sau:
Kem vaseline có thành phần chính là petroleum. Khi bôi lên hậu môn có tác dụng làm ẩm phân, tạo độ nhờn giúp phân tống tháo dễ dàng.
Cách thực hiện:
Mận khô chứa hàm lượng chất xơ cao: khoảng 7,5g chất xơ trong 100g mận khô. Trong mận khô chứa cả chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan, có tác dụng làm mềm, xốp phân, tăng khối lượng phân giảm táo bón hiệu quả.
Trong 100g mận khô còn chứa 14,7 g sorbitol – chất nhuận tràng thẩm thấu. Sorbitol giúp tăng lượng nước đến phân, kích thích nhu động, tăng đào thải phân.
Ngoài cho trẻ ăn trực tiếp mận khô, mẹ có thể sử dụng nước ép mận để trị táo bón. Công thức pha: nước lọc: nước ép mận = 3 : 1. Không chỉ là nguồn chất xơ dồi dào, nước ép mận còn tăng lượng chất lỏng cho cơ thể, giúp giảm táo bón.
Nước ép mận khô chữa táo bón hiệu quả ở trẻ sơ sinh
Tương tự như mận, trong quả mơ chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Không chỉ giảm táo bón, quả mơ còn giúp ngăn ngừa các biến chứng do táo bón lâu ngày như: trĩ, nứt hậu môn, sa trực tràng…
Mẹ có thể chế biến mơ như sau:
Tuy nhiên, trẻ có thể không thích mơ vì vị chua của nó. Mẹ cũng không nên cho thêm đường hay chất tạo ngọt vào các món ăn vì có thể làm tăng tình trạng táo bón
Trong 100g nho khô chứa 3,7 g chất xơ, giúp tăng cường tiêu hóa, tăng nhu động ruột. Mẹo chữa táo bón ở trẻ sơ sinh bằng nho khô chỉ áp dụng cho trẻ từ 8 tháng. Có nhiều cách để chế biến nho khô thành món ăn đẩy lùi táo bón như:
Ngâm nước cốt nho khô
Nho khô ăn kèm sữa chua
Nho khô là mẹo chữa táo bón ở trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng
Trong Y học cổ truyền, mật ong có tính bình, vị ngọt, quy kinh phế, tỳ, đại tràng. Ở đại tràng, mật ong có tác dụng nhuận tràng, thông tiện.
Mật ong có thể chế biến thành nhiều món ăn giúp giảm táo bón như: trà chanh – mật ong, mật ong – cà rốt, mật ong – đỗ đen, mật ong – kim ngân hoa… Tuy nhiên, để nhanh có tác dụng nhất, mẹ có thể dùng mẹo dùng mật ong để thụt tháo hậu môn.
Mẹo thụt tháo hậu môn bằng mật ong có thể áp dụng với trẻ chỉ từ 1 tháng tuổi, không gây dị ứng, tác dụng phụ như các vị thuốc khác. Cách thực hiện như sau:
Cách làm:
Đây là mẹo chữa táo bón nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng vì chỉ có tác dụng tức thời, không trị được tận gốc nguyên nhân. Dùng thường xuyên có thể gây mất phản xạ rặn tự nhiên của trẻ.
Bạc hà có tính mát, vị cay giúp kích thích tiêu hóa, giảm đầy bụng chướng hơi. Trong y học hiện đại, bạc hà có chứa menthol có tác dụng tăng cường hoạt động tiêu hóa, tăng tiết mật để phân giải thức ăn.
Trà bạc hà pha loãng là mẹo chữa táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả, áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi đã ăn dặm. Trà ấm có tác dụng thư giãn cơ bụng, kích thích nhu động làm tăng cảm giác buồn đi tiêu.
Cách chế biến:
Mẹ nên cho trẻ uống trà bạc hà ấm sau bữa ăn để kích thích tiêu hóa. Sau 5 – 7 ngày, tình trạng táo bón của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.
Mẹo dùng trà bạc hà để giảm táo bón cho trẻ trên 6 tháng tuổi
Sữa chua có chứa probiotics có tác dụng tăng cường lợi khuẩn đường ruột. Từ đó giúp tiêu hóa được chất xơ khó tiêu, giúp giảm tình trạng táo bón ở trẻ. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi loại sữa chua đều có tác dụng giảm tình trạng táo bón ở trẻ.
Mẹ nên chú ý lựa chọn loại sữa chua ít đường, chứa nhiều probiotics. Đồng thời, chỉ trẻ trên 7 tháng tuổi mới được sử dụng. Với trẻ nhỏ hơn, sử dụng sữa chua còn có thể gây loạn khuẩn đường ruột.
Ngâm hậu môn vào nước ấm giúp cơ vòng hậu môn giãn nở. Đồng thời làm mềm phân, tạo điều kiện để đào thải đi qua dễ dàng.
Có 2 cách ngâm nước ấm kích thích đi tiêu cho trẻ:
Massage bụng cho trẻ giúp thư giãn, tăng nhu động ruột. Từ đó tăng tiêu hóa thức ăn, tăng di chuyển chất thải xuống đại tràng, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ.
Thời điểm massage đẩy lui ftaso bón tốt nhất là sau ăn 30 phút.
Cách thực hiện như sau:
Massage là mẹo chữa táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Những mẹo dân gian chữa táo bón ở trẻ sơ sinh được lưu truyền ở trên đều có tác dụng cải thiện táo bón. Tuy nhiên, những mẹo này chỉ cải thiện táo bón tức thời mà không thể áp dụng dài ngày.
Để điều trị dứt điểm táo bón, ngăn ngừa táo bón quay trở lại, mẹ cần kết hợp với các phương pháp chăm sóc, ổn định đường ruột và cải thiện hệ vi sinh tự nhiên.
Chất xơ hòa tan thường được thêm vào sữa công thức, bánh ăn dặm... để hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ.
Chất xơ hòa tan làm giảm táo bón theo cơ chế tăng kéo nước làm mềm phân, giảm độ đặc phân. Ngoài ra còn kích thích vi sinh vật giúp tăng nhu động ruột, tăng đào thải phân một cách tự nhiên. Những tác động này chất xơ không hòa tan trong rau củ không làm được.
Do đó, bổ sung ngoài chất xơ hòa tan là lựa chọn cần thiết để hỗ trợ dứt điểm táo bón ở trẻ. Mẹ cần bố sung chất xơ hòa tan cho trẻ trong 3 – 6 tháng để cải thiện táo bón hoàn toàn, phòng ngừa tái lại.
Men vi sinh chứa các lợi khuẩn giúp phân giải thức ăn tích tụ, tăng nhu động ruột giúp tăng khả năng đào thải phân. Với trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ nên lựa chọn loại men an toàn, đa chủng để có tác dụng hiệu quả trên đường ruột.
Theo chuyên gia, kết hợp men vi sinh đa chủng và chất xơ hòa tan có tác dụng hiệp đồng làm tăng tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón :
Từ đó lợi khuẩn hoạt động ổn định, ức chế hại khuẩn vì cạnh tranh vị trí bám và thức ăn trên niêm mạc ruột. Muốn cải thiện nhanh chóng táo bón, mẹ nên kết hợp men vi sinh đa chủng và chất xơ hòa tan trong ít nhất 3 tháng.
Men 10 chủng BioAmicus Complete là được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng. Có mặt tại hơn 10.000 nhà thuốc, bệnh viện và điểm bán hàng trên cả nước, men 10 chủng là lựa chọn của các bà mẹ thông thái với ưu điểm nổi trội:
Men BioAmicus - Hiệp sĩ 10 chủng hỗ trợ dứt điểm táo bón ở trẻ
Thuốc nhuận tràng có cơ chế làm xốp phân, giảm độ đặc, cứng để dễ đào thải. Do chủ yếu tác động lên tính chất phân nên chỉ có tác dụng tức thời. Không tác động được tận gốc nguyên nhân gây táo bón.
Do đó, mẹ cần kết hợp thuốc nhuận tràng, chất xơ hòa tan và men vi sinh với công thức sau:
Nếu mẹ còn thắc mắc về các mẹo dân gian trị táo bón ở trẻ sơ sinh, hãy liên hệ ngay Hotline miễn phí 1900.63.69.85. Theo dõi BioAmicus để liên tục cập nhật những mẹo hay chăm sóc trẻ từ chuyên gia.
Mời mẹ tham khảo thêm
Táo bón ở trẻ sơ sinh phải làm sao? |
Táo bón ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? |
1. The 17 Best Foods to Relieve Constipation
https://www.healthline.com/nutrition/best-foods-for-constipation#TOC_TITLE_HDR_10