Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Nếu trẻ sơ sinh đang bị táo bón mà mẹ không biết táo bón ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm? Mẹ cần đọc ngay bài viết để bổ sung kiến thức và đánh giá chính xác tình trạng táo bón mà trẻ sơ sinh đang gặp phải nhé.
Để biết trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không, mẹ cần xác định được tình trạng của trẻ sơ sinh đang ở mức độ nào. Có 3 cấp độ của táo bón ở trẻ sơ sinh từ nhẹ đến nặng
Đánh giá mức độ táo bón ở trẻ sơ sinh qua thang điểm Amsterdam
Trẻ sơ sinh phải rặn nhiều khi đi vệ sinh, lượng phân của trẻ ít và sệt hơn thường ngày vì thiếu nước. Cấp độ này chưa gây nguy hiểm ngay nhưng khiến trẻ sơ sinh khó chịu, quấy khóc. Nếu không xử lý dẫn đến nguy hiểm tiềm tàng trở thành táo bón trung bình và nặng ở trẻ sơ sinh.
Cách xử lý mẹ nên áp dụng ngay là tăng số lượng cữ bú, bổ sung men vi sinh vào chế độ ăn hàng ngày và massage bụng cho trẻ.
– Cho trẻ sơ sinh bú nhiều cữ hơn để bổ sung đủ nước. Nước sẽ làm mềm phân, giúp trẻ sơ sinh dễ đào thải ra ngoài.
– Bổ sung men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, tăng khối lượng phân và tăng số lần đi nặng của trẻ.
– Cách massage bụng: mẹ dùng 3 ngón tay xoa bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ quanh rốn 3 phút mỗi ngày để thúc đẩy nhu động ruột.
Ở mức độ này, tần suất đi ngoài ở trẻ sơ sinh giảm 1-2 lần so với hàng tuần. Lượng phân ít hơn hẳn, cứng và có màu nâu đậm hơn. Trẻ đỏ mặt, gắng sức rặn khi đi tiêu.
Phân ứ làm trẻ sơ sinh bị đầy chướng bụng, chán ăn, bị đau khi đi ngoài. Nếu mẹ không xử lý trẻ sơ sinh bị táo bón nguy hiểm do có xu hướng nhịn đi vệ sinh, dài ngày làm táo bón nặng hơn.
Nếu trẻ sơ sinh đang ở giai đoạn này, mẹ nên kiểm tra và thay đổi chế độ ăn của mình, bổ sung men vi sinh và tập động tác “đạp xe đạp” cho trẻ.
– Nếu mẹ đang cho trẻ sơ sinh bú, mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ hòa tan vào chế độ ăn. Chất xơ sẽ tăng khối lượng phân và hỗ trợ quá trình thải phân của trẻ sơ sinh dễ hơn.
– Men vi sinh có vai trò quan trọng như đã nêu ở cấp độ 1. Tuy nhiên, mẹ nên chọn loại men vi sinh dạng nhỏ giọt để dễ bổ sung cho trẻ sơ sinh.
– Động tác “đạp xe đạp”: mẹ cho trẻ sơ sinh nằm ngửa, nâng chân trẻ sơ sinh lên và làm giống động tác đang đạp xe, động tác này sẽ giúp dễ đi ngoài hơn.
Mẹ tập động tác đạp xe đạp hỗ trợ giảm táo bón cho trẻ sơ sinh
Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón cấp 1 hoặc cấp 2, mẹ cần thực hiện các biện pháp cải thiện táo bón từ 1 – 3 tháng. Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón mạn tính với các biểu hiện đã nêu kéo dài hơn 2 tuần thì thời gian điều trị cần duy trì ít nhất 3 tháng để đạt hiệu quả.
Biểu hiện điển hình ở cấp độ này đôi khi có vệt máu, phân cứng khô, lổn nhổn như những viên sỏi nhỏ. Hoặc mẹ chỉ thấy vết phân trên tã của trẻ sơ sinh.
Đây là cấp độ nguy hiểm ảnh hưởng nhiều nhất tới trẻ sơ sinh. Khiến trẻ sợ sệt, đau rát mỗi khi đi nặng. Nguy hiểm khi kéo dài là trẻ sơ sinh sẽ lười ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển và dễ mắc các biến chứng khác.
Kiểm tra vết máu ở bỉm trẻ sơ sinh để đánh giá táo bón cấp độ nặng
Trong tình huống này, mẹ nên cần áp dụng phác đồ điều trị táo bón chuẩn cho trẻ sơ sinh, bao gồm sử dụng thuốc nhuận tràng và men vi sinh:
– Thuốc nhuận tràng có thể dùng cho trẻ sơ sinh. Có nhiều loại tùy cơ chế tác dụng như nhuận tràng thẩm thấu, làm trơn, kích thích hay tăng khối lượng phân. Tuy nhiên, việc sử dụng này cần tuân theo chỉ định chuyên gia để hạn chế nguy cơ gây mất nước, điện giải, làm trẻ sơ sinh bị đầy bụng, tiêu chảy.
– Để trị táo bón an toàn, bền vững hơn cần duy trì kết hợp bổ sung men vi sinh. Đặc biệt là men vi sinh loại đa chủng để hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình làm mềm và thải phân của trẻ sơ sinh một cách toàn diện mà cực kì an toàn.
Vậy là mẹ đã xác định được táo bón ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không, tùy thuộc vào cấp độ trẻ đang gặp phải. Về thời gian, để điều trị dứt điểm táo bón sẽ mất gấp 3 lần thời gian mắc bệnh.
Có trường hợp, mẹ cần duy trì phác đồ 6-12 tháng cho trẻ, có thể dài hơn tùy tình trạng. Thế nên, mẹ hãy kiên nhẫn và thực hiện đều đặn các biện pháp để cải thiện táo bón cho trẻ sơ sinh nhé.
Nếu không được đánh giá chính xác và xử lý kịp thời, táo bón ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm lớn vì gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
Táo bón làm tổn thương tĩnh mạch hậu môn, sưng lên tạo thành trĩ. Khi đi tiêu, phân ứ lâu, khô và cứng chạm vào búi trĩ gây đau, rát, thậm chí chảy máu. Hơn nữa, đây là khu vực nhiều vi khuẩn, nên trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng vị trí đang tổn thương này.
Trĩ làm trẻ sơ sinh khó chịu, đau rát hậu môn
Nứt hậu môn là tình trạng dễ gặp khi trẻ sơ sinh bị táo bón. Vết nứt làm trẻ sơ sinh đau nhói khi đi đại tiện hoặc kéo dài ngay cả khi trẻ sơ sinh đã đi xong vài giờ. Điều này ảnh hưởng xấu đến trẻ sơ sinh, làm trẻ sơ sinh quấy khóc hoặc nhịn đi nặng. Từ đó tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến trẻ sơ sinh bị táo bón nguy hiểm và nặng thêm.
Sa trực tràng là biến chứng xảy ra khi trẻ sơ sinh dùng sức tống phân ứ lâu ngày ra ngoài. Lúc này, niêm mạc trực tràng bị “lộn” một phần hoặc nghiêm trọng hơn là tất cả ra bên ngoài hậu môn. Mẹ có thể quan sát thấy khối đỏ sẫm do sa trực tràng ở khu vực này. Khi mắc phải, trẻ sơ sinh sẽ có cảm giác đau đớn và khó chịu nhiều hơn cả biến chứng trĩ.
Đối với trẻ sơ sinh, quá trình tiêu hóa có thuận lợi thì mới cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ sơ sinh phát triển. Tuy nhiên, táo bón xảy ra gây cản trở quá trình này. Phân ứ, khó ra ngoài làm trẻ sơ sinh đầy chướng bụng, giảm cảm giác đói. Trẻ bỏ bú, biếng ăn, nếu kéo dài trẻ sơ sinh sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng.
Một biến chứng cũng thường thấy ở trẻ sơ sinh là mất phản xạ đi cầu. Tức là trẻ sơ sinh không có cảm giác muốn đi nặng hoặc không đi được nếu không có hỗ trợ. Phân tích tụ lâu ngày mà trẻ sơ sinh không có nhu cầu thải ra sẽ càng làm bệnh táo bón trở nên nặng thêm.
Phân ứ lâu trong ruột, ngày càng trở nên khô cứng. Điều này dẫn đến tắc ruột ở trẻ sơ sinh. Trẻ tắc ruột sẽ bị đau bụng từng cơn, bụng căng, đầy chướng nhưng không trung tiện được. Trong trường hợp này, mẹ cần đưa trẻ sơ sinh đi cấp cứu để xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Bụng trẻ sơ sinh đầy chướng, có nguy cơ tắc ruột
Khi trẻ sơ sinh táo bón dài ngày, mẹ dễ nhận thấy trẻ sơ sinh bị sụt cân, hay ốm, trẻ sơ sinh ít linh hoạt và hay ngủ nhiều, da nhợt nhạt. Đây chính là tác hại của biến chứng suy kiệt cơ thể khi trẻ sơ sinh chưa được điều trị dứt điểm táo bón.
Các chất cặn bã không được thải ra ngoài, lâu ngày có thể làm trẻ sơ sinh bị nhiễm độc mạn. Đặc biệt, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt, các cơ quan vẫn đang nhạy cảm với tác động dù nhỏ nhất từ môi trường. Nếu nhiễm độc, chắc chắn sẽ gây nguy hiểm khó lường. Vì thế mẹ cần xử lý táo bón cho trẻ sơ sinh ngay từ khi mắc ở cấp độ nhẹ.
Mời mẹ tham khảo thêm
Táo bón ở trẻ có mấy loại? |
Táo bón ở trẻ sơ sinh phải làm sao? |
Qua phần 1 và 2, mẹ có thể sơ bộ đánh giá cấp độ táo bón ở trẻ có nguy hiểm không và có kiến thức về các biến chứng có thể gặp. Tuy nhiên, có một số triệu chứng nếu xuất hiện, mẹ cần đưa trẻ sơ sinh đi khám ngay, đó là:
– Táo bón diễn ra đột ngột: có thể do nhiễm khuẩn hay chế độ ăn mới của trẻ sơ sinh không phù hợp.
– Táo bón kéo dài: mẹ đã thực hiện các biện pháp tại nhà trong 2 tuần nhưng trẻ sơ sinh không hết táo.
– Xuất hiện máu trong phân: đây là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy trẻ sơ sinh bị nứt hậu môn, viêm ruột hoặc có vấn đề đáng lo ngại khác về đường tiêu hóa.
Mẹ nên kiểm tra phân của trẻ sơ sinh để nhận biết tình trạng táo bón
– Giảm cân không rõ nguyên nhân: táo bón có thể làm trẻ sơ sinh sụt cân nhưng khi giảm cân rõ rệt thì có nguy cơ trẻ sơ sinh đang bị suy dinh dưỡng hoặc bệnh đường tiêu hóa.
– Đau bụng dữ dội: có thể do trẻ sơ sinh đang bị tắc ruột hoặc viêm ruột thừa.
– Nôn: đây cũng là dấu hiệu của biến chứng tắc ruột do đường tiêu hóa bị tắc nghẽn.
– Đầy hơi: trẻ sơ sinh có nguy cơ bị tắc ruột, hội chứng ruột kích thích hoặc liệt dạ dày.
– Tim đập nhanh: đây là dấu hiệu của nhu cầu đi đại tiện của trẻ sơ sinh lâu ngày không được đáp ứng.
Mẹ nên lưu ý các triệu chứng trẻ sơ sinh nhanh chóng nhận biết, đưa trẻ sơ sinh đi khám và điều trị kịp thời. Hạn chế việc táo bón ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm nhiều đến sức khỏe của trẻ.
Men 10 chủng BioAmicus là giải pháp không thể thiếu với các mẹ thông thái khi xử lý tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. BioAmicus Complete vừa giúp giải quyết táo bón nhờ việc cân bằng lợi khuẩn đường ruột, làm mềm phân, tăng khối lượng và số lần đi nặng của trẻ sơ sinh. Men 10 chủng BioAmicus còn giúp giải quyết biếng ăn do táo bón ở trẻ. Giúp con ăn nhiều và ngon miệng hơn.
Nhờ các tác dụng tối ưu đó, men BioAmicus như một “dũng sĩ” giúp mẹ ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị táo bón như trĩ, nứt hậu môn hay tắc ruột, suy kiệt cơ thể.
Men 10 chủng BioAmicus – Cải thiện táo bón an toàn hiệu quả cho trẻ sơ sinh
Ưu điểm luôn khiến men 10 chủng BioAmicus nổi trội hơn hẳn các dòng men vi sinh khác trẻ sơ sinh thị trường đó là:
– Men 10 chủng BioAmicus là sự kết hợp hoàn hảo giữa 10 chủng vi sinh vật, mỗi chủng có một tác dụng, hiệp đồng với nhau tạo nên tác dụng toàn diện trong phòng và cải thiện táo bón.
– An toàn: Men 10 chủng BioAmicus được nhập khẩu trực tiếp từ Canada, không sử dụng chất tạo màu, tạo mùi, không biến đổi gen (non – gmo) nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng cho trẻ sơ sinh.
– Tiện dùng: Men 10 chủng BioAmicus được thiết kế vô cùng thông minh với dạng nhỏ giọt vô cùng dễ sử dụng. Mỗi liều chứa một tỷ lợi khuẩn, đảm bảo đủ lượng để đem lại chuyển biến tích cực khi điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh.
Nếu mẹ cần được tư vấn thêm về vấn đề táo bón ở trẻ em có nguy hiểm không, giải quyết triệt để phải làm sao, mẹ hãy liên hệ ngay hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn từ chuyên gia hàng đầu của BioAmicus Việt Nam nhé.