Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Vitamin cho trẻ kém hấp thu: Lợi ích và cách bổ sung đúng

Mục lục

Dưỡng chất được ví như những viên gạch mà cơ thể cần để xây đắp nên sức mạnh thể chất. Việc kém hấp thu khiến cho trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất nói chung và đặc biệt là các vitamin cần thiết cho cơ thể. Vậy cần bổ sung vitamin cho trẻ kém hấp thu như thế nào? Hãy cùng BioAmicus tìm hiểu ngay sau đây.

vitamin cho trẻ kém hấp thu: lợi ích và cách bổ sung đúng

1. Ảnh hưởng của kém hấp thu lên nhu cầu vitamin ở trẻ

Kém hấp thu trong thời thơ ấu gây những tác động tiêu cực cả ngắn hạn lẫn dài hạn tới sự phát triển của trẻ như chậm tăng trưởng, thấp còi, giảm phát triển nhận thức,... 

Các cơ quan y tế khuyến cáo, trẻ em cần được đáp ứng nhu cầu vitamin hàng ngày để duy trì hoạt động của các loại mô, cơ quan và chức năng khác nhau trong cơ thể. Việc kém hấp thu gây thiếu hụt vitamin có thể dẫn tới chậm trễ các cột mốc quan trọng trong đời bé như ngồi, bò, đi hay mọc răng. Các triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào loại vitamin thiếu hụt, có thể kể đến như:

  • Bé chậm tăng trưởng, vết thương chậm lành, gặp các vấn đề về da và mắt. (Thiếu vitamin A)
  • Chảy máu cam, miễn dịch kém, hay ốm vặt,... (Thiếu vitamin C)
  • Thấp còi, xương yếu và đau cơ,... (Thiếu vitamin D)
  • Rối loạn tiêu hóa, táo bón, kén ăn, tê bì chân tay, khó tập trung,... (Thiếu vitamin B)

Việc bổ sung vitamin cho trẻ kém hấp thu hàng ngày để giảm thiểu các tác hại là cần thiết. Song song với đó, để khắc phục triệt để vấn đề này, mẹ cần tìm cách dứt điểm tình trạng kém hấp thu của trẻ.

trẻ kém hấp thu thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, chậm lớn

Kém hấp thu khiến trẻ chán ăn, thiếu hụt dinh dưỡng

2. Trẻ kém hấp thu nên bổ sung những loại vitamin nào?

2.1. Vitamin A

Vitamin A được hấp thụ qua ruột non, cần thiết cho chu kỳ thị giác, chức năng miễn dịch, biệt hóa tế bào và mô. Thiếu vitamin A đã được công nhận là một trong những vấn đề suy dinh dưỡng quan trọng nhất trên toàn thế giới, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ mang thai.

Những bệnh nhân kém hấp thu chất béo ở ruột đặc biệt có nguy cơ bị thiếu hụt loại vitamin này. Sự thiếu hụt vitamin A có thể gây ra các rối loạn sức khỏe lâu dài, đồng thời dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh cao hơn, bao gồm mù loà không hồi phục. Kém hấp thu gây thiếu hụt vitamin A còn liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi tiết niệu về lâu dài.

2.2. Các vitamin nhóm B

Nhóm các vitamin B đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru: 

  • Vitamin B1 (Thiamin): giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Từ đó điều chỉnh và tăng cường sự thèm ăn.
  • Vitamin B2 (Riboflavin): Hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể và thúc đẩy chức năng tế bào.
  • Vitamin B6 (Pyridoxin):  cần thiết cho nhiều chức năng sinh học như chuyển hóa ba chất dinh dưỡng đa lượng (carbohydrate, protein và lipid)
  • Vitamin B12 (Cobalamin): Hỗ trợ quá trình trao đổi chất, chuyển hóa của tế bào.

Sự thiếu hụt các vitamin B có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, chán ăn và suy giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Chúng không được tự sản xuất và lưu trữ lâu trong cơ thể nên được khuyến cáo bổ sung hàng ngày qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung. 

2.3. Vitamin D3

 Vitamin D rất cần thiết cho sự hấp thu canxi ở ruột, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi canxi và sức khỏe của xương. Do vậy, hội chứng kém hấp thu trong thời gian dài không chỉ dẫn tới thiếu vitamin D trầm trọng mà còn gây rối loạn hấp thu canxi, dẫn đến còi xương, làm mềm và yếu xương ở trẻ em. 

Các nhà nghiên cứu quan sát thấy, dạng vitamin D3 25-hydroxy được hấp thu tốt hơn ở những bệnh nhân kém hấp thu chất béo vì nó không hoà tan trong lipid. Do đó, sử dụng dạng vitamin D này có thể là một phương pháp mới để điều trị tình trạng thiếu vitamin D ở những người mắc hội chứng kém hấp thu.

BioAmicus d3k2 bổ sung vitamin D3k2 cho bé phát triển chiều cao

Vitamin D3 và K2 là hai vitamin rất dế thiếu hụt trong kém hấp thu chất béo

2.4. Vitamin K

Vitamin K giúp tạo ra nhiều loại protein như prothrombin, osteocalcin cần thiết cho quá trình đông máu và tạo ra các mô xương khỏe mạnh. Hầu hết vitamin K trong cơ thể được tạo ra từ thực phẩm bổ sung và từ các lợi khuẩn trong đường ruột. Kém hấp thu nói chung và kém hấp thu chất béo nói riêng thường gây thiếu hụt vitamin K.

Vitamin K không qua được nhau thai và ít vào được sữa mẹ. Bên cạnh đó, lượng vi khuẩn trong đường ruột sau sinh của các bé rất ít nên con thường bị thiếu hụt loại vitamin này. Hậu quả là một số trẻ có thể bị chảy máu rất nghiêm trọng và không kiểm soát - đôi khi vào não gây tổn thương đáng kể. Do vậy, mỗi trẻ em sau khi sinh đều được khuyến khích bổ sung vitamin K bằng đường uống hoặc tiêm bắp.

2.5. Vitamin C

Vitamin C cần thiết cho cơ thể để hình thành mạch máu, sụn, cơ và collagen - một loại protein dạng sợi trong mô liên kết được dệt khắp các hệ thống khác nhau trong cơ thể. Nó còn nổi tiếng với vai trò kiểm soát nhiễm trùng, chữa lành vết thương và chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của các gốc tự do.

Thiếu vitamin C rất hiếm gặp ở trẻ em, trừ khi bị kém hấp thu đường ruột, trẻ em bị suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không khoa học. Thiếu vitamin C có thể khiến bé suy nhược cơ thể, khó chịu, vết thương kém lành, đau xương, thậm chí là vàng da. Vì vậy, mẹ đừng quên bổ sung vitamin C cho bé qua một số loại trái cây như cam quýt, dâu tây, ớt chuông, ổi,...

2.6. Vitamin E

Vitamin E là một chất dinh dưỡng quan trọng ngay từ giai đoạn đầu đời. Nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại nhiễm trùng. Vitamin E cũng giữ cho các mạch máu mở đủ rộng để máu lưu thông tự do và giúp các tế bào của cơ thể phối hợp với nhau để thực hiện nhiều chức năng quan trọng. 

Một nghiên cứu trên 500 trẻ em ở Canada cho thấy, hậu quả của việc hấp thụ ít vitamin E có thể bao gồm suy giảm phản ứng miễn dịch. Ngoài ra, tình trạng vitamin E thấp còn góp phần làm tăng nguy cơ xơ vữa và bệnh tim mạch, ung thư, đục thủy tinh thể và suy giảm đáp ứng miễn dịch ở người trưởng thành. 

các loại vitamin liên quan mật thiết đến các chuyển hóa của cơ thể và sự tăng cân

Vitamin cho trẻ kém hấp thu

3. Hai cách bổ sung vitamin cho trẻ kém hấp thu

3.1. Bổ sung qua thực phẩm

Vitamin có nhiều trong thực phẩm, rau củ. Trong đó, chúng được chia thành 2 nhóm chính: vitamin tan trong dầu và vitamin tan trong nước. Để hấp thu tốt nhất vitamin tan trong dầu, mẹ nên chế biến các bón xàu với dầu, mỡ, chất béo. Trong khi đó, các thực phẩm chứa vitamin tan tỏng nước (thường là vitamin nhóm B) nên được bảo quản tránh môi trường ẩm ướt.

Dưới đây là một số nguồn thực phẩm giàu vitamin để các mẹ tham khảo.

Loại Vitamin

Nguồn thực phẩm

Ghi chú

Vitamin A

Khoai lang, bí đỏ, cà rốt, rau bina, dưa đỏ

Tan trong dầu

Vitamin C

Ổi, cam, kiwi, ớt chuông, cải Brussels, súp lơ

Tan trong nước

Vitamin D

Sữa, ngũ cốc, phô mai, cá, hải sản, lòng đỏ trứng

Tan trong dầu

Vitamin E

Bơ đậu phộng, quả bơ, cà chua, củ cải xanh, các loại hạt

Tan trong dầu

Vitamin K

Bắp cải, trứng, sữa, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn

Tan trong dầu

Vitamin B1

Giăm bông, bánh mì nguyên hạt, bí đao, đậu Hà Lan, măng tây

Tan trong nước

Vitamin B2

Sữa chua, phô mai, ngũ cốc, cơm

Tan trong nước

Vitamin B6

Gạo lứt, gà tây, các loại đậu, chuối, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành

Tan trong nước

Vitamin B12

Thịt, cá hồi, cá tuyết, động vật có vỏ, sữa, phô mai, ngũ cốc

Tan trong nước

Bổ sung vitamin qua thực phẩm là phương pháp an toàn, dễ thực hiện. Theo nghiên cứu, các chất dinh dưỡng được tiêu thụ qua thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe và tuổi thọ hiệu quả. 

Tuy nhiên, những trẻ kém hấp thu thường khó tiêu hóa được thức ăn và vitamin trong thực phẩm thường dễ bị hao hụt bởi nhiệt độ. Do vậy, ba mẹ nên chú ý quá trình bảo quản, chế biến thức ăn đúng cách và cân bằng dinh dưỡng cho trẻ, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa vi chất nhé!

3.2. Bổ sung qua sản phẩm bổ sung

Ngoài cách bổ sung vitamin qua chế độ ăn hàng ngày,  việc sử dụng sản phẩm bổ sung cũng được nhiều mẹ lựa chọn bởi sự tiện lợi và hiệu quả nhanh của nó. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vitamin tổng hợp cho trẻ như D3&K2 của BioAmicus, Multivitamin & Mineral childlife, Lil Critter Gummie Vite,...

Việc bổ sung vitamin qua thực phẩm bổ sung có ưu điểm như độ tinh khiết cao, dễ hấp thu, hấp thu với hàm lượng cao. Tuy nhiên, để vitamin được hấp thu tốt, nhất là với trẻ kém hấp thu, mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

  • Nên sử dụng dạng lỏng cho bé dưới 4 tuổi để tránh nguy cơ bị nghẹn
  • Không lạm dụng thực phẩm bổ sung
  • Luôn để ý đến thành phần các sản phẩm bổ sung, tránh bổ sung chồng chéo cùng một loại vitamin trong 2 chế phẩm khác nhau
  • Để xa tầm tay trẻ em để ngăn ngừa nguy cơ bị ngộ độc

4. Một số vi chất và chế phẩm khác cần thiết bổ sung cho trẻ kém hấp thu

4.1. Kẽm 

Tình trạng thiếu kẽm có điều kiện đã được quan sát thấy ở những bệnh nhân mắc hội chứng kém hấp thu, gây nên sinh khả dụng kém từ chế độ ăn uống hàng ngày. Thiếu kẽm cũng là nguyên nhân thiếu hụt nhiều loại vitamin do quá trình điều hòa hấp thu tại ruột.

Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự nhạy cảm của các tế bào vị giác và làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Thiếu kẽm làm giảm hương vị của thức ăn với niêm mạc miệng, trẻ ăn không ngon, từ đó gây biếng ăn, chậm lớn. Hội chứng này nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ, tạo thành một vòng xoắn bệnh lý luẩn quẩn.

Do đó, các dòng kẽm nước, kẽm amin hoặc kẽm sinh học dễ hấp thu là gợi ý tốt để bổ sung kẽm cho trẻ. 

kẽm biolizin là kẽm amin hữu cơ dạng nước dễ hấp thu cho trẻ mắc chứng kém hấp thu

Kẽm Biolizin - Kẽm amin dễ hấp thu cho bé

4.2. Magie

Magie đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động, góp phần làm xương phát triển khỏe mạnh. Tình trạng thiếu hụt dưỡng chất này xuất hiện ở hầu hết trẻ biếng ăn, hấp thu kém. Nhu cầu magie không được đáp ứng cũng làm trầm trọng thêm mức độ thiếu hụt canxi và photpho, khiến trẻ càng biếng ăn, mệt mỏi, yếu sức. 

Bé từ sơ sinh tới dưới 2 tuổi thường không được cung cấp đủ lượng magie khuyến cáo do nguồn dinh dưỡng cha mẹ cung cấp chưa thực sự hợp lý. Sự thiếu hụt kéo dài có thể gây nên chán ăn, lú lẫn, mệt mỏi, co thắt cơ, đêm ngủ không ngon giấc... Nếu con có những triệu chứng như trên, mẹ cần chú ý bổ sung vi chất này cho trẻ ngay nhé.

4.3. Lợi khuẩn

Mẹ có biết rằng cũng giống như người lớn, trẻ em cần lợi khuẩn trong cơ thể để hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa? Chúng chống lại các vi khuẩn có hại, từ đó giữ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ hấp thu tốt, ăn ngon miệng, khắc phục nguyên nhân gốc rễ của tình trạng kém hấp thu.

Ngoài ra, probiotic cũng giúp kích thích sản xuất các kháng thể IgA, sản sinh vitamin B6 và B12, chuyển đổi vitamin K1 khó hấp thu thành vitamin K2 dễ hấp thu. 

Có thể nói, bổ sung men vi sinh rất quan trọng đối với trẻ khi cơ thể con đang trong giai đoạn phát triển và học cách chống lại các tác nhân bất lợi trong những năm tháng đầu đời. 

Men vi sinh BioAmicus - Men 10 chủng hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu tốt

Men vi sinh BioAmicus Complete tự hào là dòng men 10 chủng được nhập khẩu và phân phối từ thương hiệu dược phẩm nổi tiếng đến từ Canada. Với 1 tỷ lợi khuẩn gồm 10 chủng (từ 2 chi Lactobacillus và Bifidobacteria) trong mỗi 5 giọt sản phẩm, BioAmicus đem lại hiệu quả hiệp đồng, cho các tác dụng toàn diện khắp ruột non và ruột già. Đây là đặc điểm nổi trội mà các dòng men đơn chủng, đa chủng trên thị trường không có được.

Sản phẩm mô phỏng sự phong phú và đa dạng của hệ vi sinh đường ruột, từ đó cho các tác dụng:

  • Hỗ trợ phân giải thức ăn và kích thích quá trình hấp thu dinh dưỡng tại ruột non
  • Hỗ trợ ngăn ngừa và giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh
  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hạn chế tác động của hại khuẩn cho bé tiêu hóa trơn tru
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân và góp phần tăng cân tự nhien
  • Hỗ trợ tăng cường miễn dịch, nâng cao đề kháng ở trẻ.

BioAmicus Complete là lựa chọn của nhiều chuyên gia nhi khoa trong khắc phục chứng kém hấp thu và các rối loạn tiêu hóa khác ở trẻ.

men vi sinh 10 chủng BioAmicuscho khắc phục toàn diện các vấn đề tiêu hóa ở trẻ

Có BioAmicus 10 chủng, con tiêu hóa tốt, mẹ thôi bận lòng 

Bài viết trên là những chia sẻ của BioAmicus về việc bổ sung vitamin cho trẻ kém hấp thu. Cùng theo chân chúng mình trong những bài viết sắp tới để không bỏ lỡ bất kì kiến thức chăm con bổ ích nào mẹ nhé!


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan