Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Thực đơn cho trẻ kém hấp thu tăng cân lành mạnh

Mục lục

Chứng kém hấp thu là nỗi lo chung của các bậc phụ huynh có con nhỏ vì sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Gợi ý thực đơn cho trẻ kém hấp thu dưới đây sẽ giúp bố mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích chăm con tăng cân lành mạnh.

thực đơn cho trẻ kém hấp thu tăng cân lành mạnh

Nguyên tắc xây dựng thực đơn dễ hấp thu cho bé

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc xây dựng thực đơn dễ hấp thu cho bé cần thực hiện theo những nguyên tắc sau đây:

  • Cung cấp dinh dưỡng dễ hấp thu:  Chúng có thể là Protein dạng acid amin tự do, các dạng peptid chuỗi ngắn, chất béo dạng triglycerid... Các sản phẩm này giảm thiểu gánh nặng tiêu hóa cho các bé mắc chứng kém hấp thu ở niêm mạc.
  • Thức ăn đặc được khuyến khích: Thay vì cho con ăn đồ ăn lỏng loãng, ba mẹ nên cho bé ăn các món đặc. Việc xay nghiền thức ăn đến kích thước phù hợp cũng được khuyến khích.
  • Tăng cường bổ sung trái cây và rau quả: Mẹ hãy chọn những trái cây, rau quả có màu sắc, kết cấu, hương vị khác nhau để bé có thể tìm được món yêu thích.
  • Có đồ ăn nhẹ lành mạnh: Nếu bé đói giữa các bữa ăn, mẹ hãy khuyến khích sử dụng những bữa ăn nhẹ tốt cho cơ thể của trẻ như salad trái cây, trái cây nguyên quả, sữa chua, bơ, phô mai,...
  • Hạn chế ăn đồ dị ứng và không dung nạp thực phẩm: Một số trẻ gặp vấn đề dị ứng và không dung nạp thực phẩm, điều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và quá trình phát triển tổng thể của trẻ.
  • Hạn chế đồ ăn vặt: Vì đồ ăn vặt chứa nhiều muối, chất béo bão hòa và đường nhưng ít chất xơ và chất dinh dưỡng.
  • Đọc nhãn thực phẩm: Mẹ hãy kiểm tra hàm lượng chất béo và đường trong thực phẩm vì sẽ giúp bản thân lựa chọn sản phẩm tốt hơn cho bé.

bổ sung đa dạng các thực phẩm trong xây dựng thực đơn cho trẻ

Cung cấp đa dạng thức ăn

Các món ngon dễ làm dành cho trẻ kém hấp thu

Lựa chọn các thực phẩm giúp trẻ kém hấp thu có thể tăng cân luôn là vấn đề nan giải khiến các bậc phụ huynh đau đầu. Vì trẻ hay kén ăn cũng như rất thích những món ăn nhanh như đồ chiên rán. Tuy nhiên, những món ăn thường gây hại sức khỏe của trẻ vì chúng dư thừa chất béo bão hòa nhưng lại thiếu các khoáng chất và vitamin cần thiết khác.

Sau đây là một số món ngon dễ làm mà ba mẹ có thể áp dụng vào thực đơn hàng ngày của trẻ để giúp bé tăng cân một cách lành mạnh.

Ruốc cá hồi

Ruốc cá hồi là thực phẩm chứa nhiều đạm cùng nhiều chất dinh dưỡng khác đem lại những lợi ích tốt cho trẻ em. Các chất dinh dưỡng trong ruốc cá hồi như chất béo, Omega-3, DHA,...có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, giúp trẻ phát triển tốt về mặt thể chất và tinh thần. Ngoài ra, để trẻ nhận đầy đủ dưỡng chất, mẹ có thể bổ sung ít nhất 2 bữa ăn cá trong thực đơn hàng ngày của trẻ.

ruốc cá hồi cho trẻ kém hấp thu

Ruốc cá hồi là thực phẩm chứa nhiều đạm và nhiều chất dinh dưỡng khác

Ruốc cá hồi có thể ăn chung với cháo, cơm thay cho các món mặn trong thực đơn. Đổi món với ruốc cá hồi, các bé thích mê mà không sợ ngán.

Cháo chim cút

Cháo chim cút chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp protein, chất béo, vitamin B, sắt và kẽm. Vì thế, cháo chim cút là món ăn giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

Cháo tôm cà rốt

Tôm là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của trẻ như omega-3, vitamin A và vitamin D. Còn cà rốt cung cấp chất xơ, beta carotene giúp cải thiện thị lực của trẻ. Kết hợp 2 nguyên liệu đơn giản này sẽ tạo ra món cháo có mùi vị thơm ngon và cực kỳ bổ dưỡng cho em bé. 

Súp bí đỏ

Bí đỏ là một loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A giúp tăng cường thị lực và nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Không những thế, bí đỏ còn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin E, vitamin B6, folate, chất xơ, vitamin C, sắt, kali,.. nên mẹ có thể tham khảo đưa súp bí đỏ vào thực đơn hàng ngày của bé.

Sữa ngô bí đỏ

Ngô và bí đỏ là hai thực phẩm có chứa nhiều chất đạm, protein và các vitamin hoàn toàn tự nhiên. Kết hợp 2 loại thực phẩm này lại sẽ tạo nên một món ăn dinh dưỡng tuyệt vời, giúp trẻ tăng cân lành mạnh.

sữa ngô bí đỏ giúp tăng cân, tăng đề kháng

Bí đỏ là một loại thực phẩm nâng cao sức đề kháng cho trẻ

Sữa chua trái cây

Sữa chua là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, với nguồn protein, chất béo và đặc biệt là lợi khuẩn, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể cho bé:

Trong sữa chua có lợi khuẩn bifidobacterium giúp cơ thể sản sinh ra nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin B6, folate, niacin, vitamin K,.. giúp trẻ tăng khả năng tiêu hóa lactose, hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả và tăng cân an toàn.

Sữa chua có hàm lượng protein dồi dào, 245g sữa chua tương đương 8.5g protein, trong đó, casein và whey protein là hai loại protein quan trọng, đều chứa nhiều axit amin có lợi cho quá trình tiêu hóa.

Đối với thực đơn cho trẻ kém hấp thu, mẹ có thể kết hợp sữa chua với trái cây. Ngoài tác dụng giúp trẻ cảm thấy ngon miệng thì chúng còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và trẻ có thể tăng cân một cách hiệu quả.

Cháo cá lóc bắp cải đậu xanh

Cá lóc là thực phẩm giàu protein có tác dụng phát triển cơ bắp giúp cơ thể của trẻ cứng cáp hơn. Theo chuyên gia, cứ 100g cá lóc sẽ cung cấp cho trẻ 25.2 gram. Ngoài ra, protein collagen trong thịt cá lóc có hàm lượng thấp hơn so với những thực phẩm khác. Vì thế, ăn cháo cá lóc giúp bé tiêu hóa nhanh hơn và tăng cường sức khỏe đường ruột của trẻ.

Trong bắp cải chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, còn có chất dinh dưỡng giữ cho niêm mạc dạ dày và đường ruột của trẻ khỏe mạnh, giảm thiểu táo bón và các rối loạn khác. Việc chế biến cá lóc với bắp cải cùng đậu xanh giúp trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.

Canh tôm khoai mỡ cải thìa

Trong thịt tôm có thể chứa các chất dinh dưỡng như sắt, protein, kali, photpho, magie, kẽm,.. Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và dồi dào như vậy, tôm rất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ, giúp tăng cường gắn kết canxi vào xương giúp trẻ tăng cân nhanh chóng.

Sự kết hợp của tôm và cải thìa trong cùng một món canh vừa cung cấp đạm và chất xơ đồng thời cải thiện quá trình hấp thu đạm cho bé. Canh tôm khoai mỡ cải thìa sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ đang băn khoăn, đau đầu khi không biết nên xây dựng thực đơn cho trẻ kém hấp thu như thế nào?.

Gợi ý thực đơn giúp trẻ tăng cân lành mạnh 

Đối với trẻ kém hấp thu, mẹ cần xây dựng một thực đơn hợp lý để có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé, từ đo sđạt được mục tiêu tăng cân và duy trì cân nặng. Sau đây là một số gợi ý mà mẹ có thể tham khảo:

Thực đơn dành cho trẻ 6-12 tháng

nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ 6-8 tháng tuổi là sữa mẹ

Trong giai đoạn này, nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất vẫn là sữa mẹ

Đối với trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi, để có thể xây dựng thực đơn với đầy đủ chất thì mẹ cần nắm rõ những điều sau:

  • Không nên cho bé bỏ bú hoàn toàn. Các mẹ các kết hợp chế độ ăn dặm từ 200 - 250 kcal/ngày và duy trì cho bé bú sữa mẹ từ 600 - 800ml/ngày.
  • Từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ nên đưa thêm chất đạm vào chế độ ăn của bé, khoảng 8g protein mỗi ngày từ những nguồn thực phẩm như trứng, thịt heo, đậu phụ,...
  • Bổ sung vitamin cho bé, nhất là vitamin C. Mẹ có thể sử dụng trái cây bằng cách gọt bỏ vỏ và hạt rồi nghiền nhỏ là trẻ đã có thể ăn được.
  • Khoáng chất và chất xơ là hai chất rất thiết yếu cho cơ thể của bé. Tuy chỉ chiếm một hàm lượng nhỏ trong khẩu phần ăn của bé nhưng có vai trò quan trọng, chúng có nhiều nhất trong các loại rau xanh.
  • Bổ sung kết hợp với 5 giọt men vi sinh đa chủng ( 1 tỷ lợi khuẩn) trước khi ăn 30 phút để cải thiện tiêu hóa, hấp thu
 

Bữa trưa

Bữa tối

Thứ 2

-Bột thịt heo cà rốt

-Nước cam tươi

-Bột cá lóc bắp cải đậu xanh

-Hồng xiêm/Sa bô chê

Thứ 3

-Bột tôm khoai mỡ cải thìa

-Dưa hấu

-Xôi thịt gà cải bó xôi

-Xoài

Thứ 4

-Bột trứng phô mai cải ngọt

-Nước quýt tươi

-Bột thịt bò cải xoong baby

-Quả kiwi

Thứ 5

-Bột cua biển rau dền

-Dưa gang

-Bột thịt heo bông cải xanh

-Táo tây/bom

Thứ 6

-Bột cá điêu hồng cải ngọt

-Đu đủ

-Bột thịt gà bí đỏ đậu hũ non

-Nho

Thứ 7

-Bột cua rau mồng tơi

-Thanh long

-Bột thịt heo bắp non

-Dâu tây

Chủ nhật

-Bột lươn cải xanh

-Sữa ngô bí đỏ

-Bột thịt gà cà rốt đậu xanh

-Đu đủ

Thực đơn dành cho trẻ 1-5 Tuổi

Đối với lứa tuổi 1 - 5, đây là giai đoạn sẽ bắt đầu hào hứng với mọi hoạt động, mẹ sẽ thấy trẻ đi lại, chạy nhảy và chơi đùa nhiều. Vì thế, trẻ rất cần được cung cấp đầy đủ năng lượng, khoảng 110 kcal/kg cân nặng. Có 3 nhóm thực phẩm chính để cung cấp năng lượng đó là đường và tinh bột, chất béo và chất đạm. Để mẹ có thể thoải mái trong việc xây dựng thực đơn hãy tham khảo bảng sau đây:

 

Bữa sáng

Bữa trưa

Bữa chiều

Bữa tối

Thứ 2

Bánh canh cá lóc

-Cơm trắng

-Bò lagu

-Canh cải ngọt nấu thịt

-Bầu xào trứng

-Dưa hấu

-Miến gà

-Xoài

-Cơm trắng

-Cá basa rim nước tương

-Canh khoai mỡ nấu thịt

-Cải thảo xào

-Đu đủ

Thứ 3

Bún bò

-Cơm trắng

-Tôm thịt sốt cà

-Canh mồng tơi nấu thịt

-Đậu cove xào tỏi

-Bưởi

-Nui sao nấu thịt heo

-Xoài

-Cơm trắng

-Canh cải thảo nấu thịt

-Khoai tây cà rốt xào

-Lê

Thứ 4

Cháo thịt heo bí đỏ

-Cơm trắng

-Bò kho sả

-Canh rau ngót bắp vàng nấu thịt gà

-Rau muống xào tỏi

-Nước cam tươi

-Hủ tiếu thịt gà nấu nấm

-Chuối tiêu

-Cơm trắng

-Chả mực kho thơm

-Canh bông cải nấu thịt

-Mướp nấm rơm xào

-Thanh long

Thứ 5

Mì thịt heo

-Cơm trắng

-Cá lóc kho thơm

-Canh chua rau muống nấu thịt

-Su su xào tỏi

-Táo tây/bom

-Bún mọc

-Chuối tiêu

-Cơm trắng

-Trứng đúc thịt

-Canh bí xanh hạt sen nấu thịt gà

-Bông cải luộc

-Nho

Thứ 6

Phở gà

-Cơm trắng

-Thịt kho đậu hũ

- Canh tần ô nấu thịt bò

-Bắp cải cà chua xào

-Lê

-Mì quảng tôm thịt

-Chuối tiêu

-Cơm trắng

-Gà rim nước mắm

-Canh khoai môn rau muống nấu thịt

-Cải dún xào

-Thanh long

Thứ 7

Nui xào thịt bò

-Cơm trắng

-Thịt gà kho sả

-Canh cải dún nấu thịt

-Bông cải xào cà chua

-Cam

-Bánh canh thịt heo

-Chuối tiêu

-Cơm trắng

-Xíu mại sốt cà chua

-Canh mồng tơi nấu cua đồng

-Củ cải cà rốt xào

-Quả kiwi

Chủ nhật

Hoành thánh

-Cơm trắng

-Sườn rim

-Canh cải bó xôi nấu tôm

-Bí đỏ xào tỏi

-Dâu tây

-Cháo thịt gà cải xanh đậu hũ non

-Chuối tiêu

-Cơm trắng

-Cá hồi kho nước tương

-Canh khoai tây, bông cải nấu sườn non

-Đậu đũa xào

-Gioi, roi, mận

Lưu ý: Mẹ có thể luận phiên thay đổi các món ăn trong thực đơn cho trẻ kém hấp thu để phù hợp với khẩu vị của trẻ. 

Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin cần thiết về thực đơn cho trẻ kém hấp thu. Tuy việc lên thực đơn không hề đơn giản, nhưng nếu thực hiện đúng cách và đầy đủ dinh dưỡng, sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc câu hỏi nào thì hãy liên hệ 1900 636 985 để được dược sĩ tư vấn. Đừng quên theo dõi BioAmicus để cập nhật những kiến thức chăm con chuẩn chuyên gia!



Bài viết liên quan