Cách chữa táo bón lâu ngày ở trẻ em theo đúng phác đồ
Trẻ bị táo bón lâu ngày, mẹ đã thử các mẹo dân gian nhưng không đỡ. Mẹ muốn tìm những biện pháp điều trị cụ thể, hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu ngay cách chữa táo bón lâu ngày ở trẻ em theo đúng phác đồ.
Mục lục
1. Táo bón lâu ngày ở trẻ có nguy hiểm không?
Táo bón lâu ngày là khi bé táo trên 2 tuần mà không thuyên giảm. Táo bón càng kéo dài càng khó điều trị.
Sau khoảng thời gian dài không đi tiêu, lượng lớn chất thải tích tụ tại ruột già, gây ra:
– Biếng ăn. Chất thải chiếm chỗ lâu trong ruột gây đầy chướng bụng, bé chán ăn, ăn không tiêu. Lâu ngày, trẻ thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển.
– Bệnh trĩ. Khối lớn gây áp lực lên các mạch máu tại trực tràng, trẻ phải rặn nhiều khi đi tiêu là nguyên nhân gây ra trĩ. Trĩ khiến trẻ đau rát, quấy khóc cả khi không đi tiêu.
– Ứ phân. Ứ phân là hiện tượng khối chất thải khô cứng, tắc nghẽn ở trực tràng, không thể rặn vì quá to. Đây là một biến chứng nguy hiểm, kéo theo nôn mửa, chuột rút sau ăn, nhiễm trùng.
Táo bón lâu ngày không chữa, trẻ biếng ăn, quấy khóc, suy dinh dưỡng
2. Cách chữa táo bón lâu ngày ở trẻ em
Trẻ bị khô táo lâu ngày thường xuyên cảm thấy đau rát khi đi vệ sinh. Càng táo lâu, trẻ càng sợ và muốn nhịn đi ngoài. Can thiệp cắt đứt vòng lặp này càng sớm càng hạn chế các biến chứng nguy hiểm của táo bón.
2.1. Tháo/ xổ loại bỏ khối phân tích tụ
Tháo/ xổ phân thường được sử dụng trước khi điều trị duy trì bằng thuốc nhuận tràng. Mục đích là nhanh chóng loại bỏ khối phân ùn ứ. Phương pháp này được dùng khi trẻ có những biểu hiện táo bón kéo dài trên 2 tuần:
– Trẻ đi tiêu dưới 3 lần mỗi tuần.
– Đại tiện khó khăn, cần rặn nhiều, thời gian mỗi lần đi vệ sinh trên 30 phút.
– Phân to, khô cứng, sậm màu.
– Bụng đầy chướng, sờ bụng con có những khối cứng nổi lên.
Bác sĩ có thể tháo xổ phân bằng thuốc đường uống, đặt trực tràng hoặc thông thụt trực tràng. Phác đồ tẩy xổ phân chữa táo bón lâu ngày ở trẻ như sau:
Biện pháp tẩy xổ | Đối tượng sử dụng | Liều dùng |
Glycerin | Mọi lứa tuổi | Đặt hậu môn |
Lactulose hoăc sorbitol | Mọi lứa tuổi | 4ml/kg chia 2 lần (7 ngày) |
Thụt tháo hậu môn | Mọi lứa tuổi | – Trẻ < 1 tuổi: 6ml/kg (tối đa 135ml)
– Trẻ > 1 tuổi: 6ml/kg (tối đa 135ml)/12-24 giờ x 1-3 lần |
Polyethylene glycol 3350 (PEG3350) | Mọi lứa tuổi | – Trẻ < 1 tuổi: ½ – 1 gói/ngày
– Trẻ 1-5 tuổi: bắt đầu từ 2 gói/ngày, tăng dần thêm 2 gói mỗi ngày, tối đa 8 gói/ngày – Trẻ 5-12 tuổi: bắt đầu từ 4 gói/ngày, tăng dần thêm 2 gói mỗi ngày, tối đa 12 gói/ngày |
Phối hợp thụt tháo và Bisacodyl | Trẻ từ 1 tuổi | Phối hợp theo ngày:
– Ngày 1: Thụt tháo hậu môn – Ngày 2: Đặt hậu môn Bisacodyl 10mg/12-24 giờ – Ngày 3: Uống viên Bisacodyl 5mg/12-24 giờ Lặp lại liệu trình 2 ngày 1-2 lần nếu cần. |
Biện pháp tháo xổ phân không áp dụng quá 3 ngày. Tháo xổ chỉ đẩy khối phân ứ tắc giúp trẻ dễ chịu hơn và cần kết hợp với cách chữa khác.
2.2. Sử dụng thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng làm mềm khối phân, cho con dễ đi tiêu. Thuốc nhuận tràng thường là thuốc tẩy xổ dùng với liều nhỏ:
– Lactulose (10g/15ml): 1-3 ml/kg/ngày, chia 2 lần
– Sorbitol: 1-3 ml/kg/ngày, chia 2 lần
– PEG3350:
+ Trẻ < 1 tuổi: 1/2-1 gói /ngày
+ Trẻ 1-6 tuổi: 1 gói/ngày, tối đa 4 gói/ngày
+ Trẻ 6-12 tuổi: 2 gói/ngày, tối đa 4 gói/ngày
– Bisacodyl 5mg: 1 – 3 viên/ngày, chia 1-2 lần. Chỉ dùng khi các thuốc tẩy xổ khác không có hiệu quả.
Các PEG (3350, 4000) ban đầu được sử dụng với liều thăm dò. Sau mỗi liều dùng, mẹ quan sát đồng thời tính chất và biểu hiện của con. Phân khô cứng, khó đi, mẹ tăng dần liều dưới mức liều tối đa, tới khi có phân mềm.
Cách chữa táo bón lâu ngày ở trẻ em bằng thuốc nhuận tràng, tẩy sổ nên thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia y tế. Một đợt điều trị thường không dài hơn 10 ngày để tránh táo bón tái phát khi dừng thuốc.
2.3. Bổ sung men vi sinh kết hợp chất xơ
Táo bón lâu ngày xảy ra do bé gặp vấn đề ở cả hệ tiêu hóa và tính chất phân. Vì thế, chỉ dùng nhuận tràng, thụt tháo phân thì khó trị được dứt điểm. Bổ sung men vi sinh kèm chất xơ là phương pháp điều trị duy trì có hiệu quả và độ an toàn cao.
Vai trò men đa chủng và chất xơ hòa tan
Men vi sinh và chất xơ được khuyến cáo bổ sung giảm táo từ những ngày đầu, tiếp tục làm mềm và tăng tốc độ tháo phân ở trẻ táo bón lâu ngày.
Men vi sinh chứa các lợi khuẩn đường ruột. Sau khi bổ sung, chúng phân giải thức ăn ùn ứ, kích thích dịch mật tiêu hóa thức ăn. Trong quá trình này, chúng tạo ra các acid béo, làm mềm phân, tăng cảm giác buồn đi ngoài.
Chất xơ giúp tăng giữ nước trong phân nhờ hai cơ chế: Gây kích ứng niêm mạc ruột và trương nở tạo gel. Tỷ lệ nước trong phân mềm, phân bình thường và phân cứng lần lượt là 77%, 75% và dưới 72% [1]. Như vậy, chất xơ chỉ cần hấp thụ thêm 2% nước vào khối phân, tình trạng táo bón đã giảm rõ rệt.
Tác dụng hiệp đồng chữa táo bón lâu ngày ở trẻ em
Men vi sinh và chất xơ xây dựng lại đường ruột khỏe mạnh, đặc biệt sau quá trình tháo xổ.
Chất xơ hòa tan sau khi trương nở sẽ tạo lớp gel mỏng bao lấy niêm mạc ruột. Lớp gel này làm dịu ổ viêm do táo bón lâu ngày, tăng tiết dịch nhầy bảo vệ niêm mạc.
Các chất xơ hòa tan vai trò là prebiotic hay thức ăn cho vi khuẩn đường ruột. Chúng đưa hệ vi sinh tới cân bằng nhờ làm tăng số lượng lợi khuẩn lên 50 lần.
Dưới sự hỗ trợ của chất xơ hòa tan, lợi khuẩn hoạt động ổn định, làm giảm pH, giảm ổ viêm. Chúng hạn chế hại khuẩn sinh hơi, giảm đầy chướng, bé dễ chịu hơn hẳn. Vi sinh điều chỉnh nhu động ruột qua cơ chế thần kinh và các sản phẩm từ quá trình lên men. Vì thế, lợi khuẩn phục hồi lại hoạt động trơn tru của ruột.
Men vi sinh tốt nhất cho trẻ táo bón lâu ngày là men vi sinh đa chủng.
Bổ sung đồng thời men vi sinh và chất xơ hòa tan là cách chữa táo bón lâu ngày hiệu quả.
Liều dùng men 10 chủng BioAmicus | Liều dùng chất xơ Fibradis |
– Trẻ em dưới 1 tuổi: 5 giọt x 1 lần/ngày
– Trẻ trên 1 tuổi: 5 giọt x 1-3 lần/ngày |
– Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: Sử dụng theo phác đồ của bác sĩ, dược sĩ
Liều khuyến cáo: ½ gói x 1 lần/ngày – Trẻ em trên 3 – 6 tuổi: 1 gói x 1 lần/ ngày – Trẻ em trên 6 tuổi: 2 gói x 2 lần/ngày |
2.3. Tập thói quen đi tiêu đúng cách
Thói quen đi tiêu bao gồm tư thế, giờ giấc, tần suất đi tiêu. Mẹ có thể bắt đầu cho con ngồi bô khi bé được 18 tháng.
Trước khi tập, mẹ cần quan sát tần suất đi tiêu của con. Việc này nên thực hiện từ khi trẻ chưa mắc táo bón. Khi trẻ đã táo bón lâu ngày, hãy căn cứ vào giờ ăn và loại thức ăn. Trung bình, trẻ 1-3 tuổi đi tiêu 1-2 lần một ngày, trẻ từ 4 tuổi đi tiêu đều đặn mỗi ngày 1 lần.
Khi đã nắm được tần suất và khoảng thời gian bé hay đi vệ sinh, mẹ bắt đầu tập cho con ngồi bô.
Nguyên tắc tập thói quen đi vệ sinh:
– Đúng tư thế ngồi xổm, chân tạo với lưng một góc 35 độ. Đây là tư thế đi ngoài tự nhiên, giữ thẳng ruột, hỗ trợ con dễ đi tiêu nhất. Với bồn cầu cao, để ngồi đúng tư thế, nên có thêm ghế kê chân.
– Đi vào một khung giờ cố định. Theo khuyến cáo, nên để trẻ ngồi bô trong vòng 30 phút sau khi ăn. Thói quen này cần được lặp đi lặp lại mỗi ngày, kể cả khi cho bé đi du lịch.
– Không đi tiêu quá 10 phút. Ngồi bô lâu, con khó tập trung vào việc rặn, tạo thói quen xấu, gây hiệu ứng ngược.
– Không gian thoải mái. Nhiều trẻ không chịu đi tiêu chỉ vì không gian nóng bức, nhàm chán. Để tập bất kỳ thói quen nào, trước tiên cần để trẻ thích thú với nó đã.
Khi đã quen, trẻ sẽ đi tiêu đúng giờ, ngay cả khi con cảm thấy khó đi cầu. Đi tiêu đều đặn, không có phân ùn ứ, không có táo bón ở trẻ.
Mẹ có tham khảo thêm các cách điều trị táo bón ở trẻ tại nhà đơn giản
2.4. Thay đổi chế độ ăn làm giảm táo bón lâu ngày
Thực phẩm khó tiêu như chuối xanh, hồng, lựu hoặc lượng thức ăn vượt quá khả năng tiêu hóa đều là nguyên nhân gây táo bón. Vì vậy, cách chữa táo bón lâu ngày ở trẻ em đơn giản chỉ là xây dựng lại chế độ ăn hợp lý.
Các nguyên tắc sau sẽ hữu ích cho mẹ:
– Thực đơn giàu chất xơ, hạn chế chất béo
– Uống đủ nước
– Bổ sung thêm kẽm, magie
Mẹ đọc thêm Táo bón ở trẻ em nên ăn gì để rõ hơn thực đơn mỗi bữa cho bé táo bón.
3. Men 10 chủng Bioamicus – Giải pháp dành cho trẻ táo bón lâu ngày
Như đã nói ở trên, bổ sung men vi sinh cho trẻ táo bón lâu ngày là không thể thiếu. Với trẻ táo bón nặng, mẹ nên chọn dòng men chứa nhiều chủng, khả năng sống sót cao, giải quyết được tổng hợp các vấn đề tiêu hóa.
Men 10 chủng Bioamicus – Giải pháp dành cho trẻ táo bón lâu ngày
Men 10 chủng BioAmicus Complete là một trong số ít các sản phẩm như thế. Dòng men này thường xuyên có mặt tại 3000 nhà thuốc, chuyên hỗ trợ trị táo bón lâu ngày với ưu điểm:
– Chứa đa dạng chủng lợi khuẩn. Sản phẩm cung cấp 10 chủng vi sinh đường ruột. Mỗi chủng giải quyết một vấn đề khác nhau của đường ruột. Từ đó mang lại sức mạnh hiệp đồng hỗ trợ điều trị và làm dịu các triệu chứng của táo bón lâu ngày ở trẻ em.
– Sinh trưởng tốt trong ruột non. 10 chủng lợi khuẩn đến từ 2 chi Lactobacillus và Bifidobacterium. Đây là dòng lợi khuẩn sinh sống tự nhiên trong ruột non, dễ dàng thích ứng và sinh trưởng, nhanh chóng đẩy lùi táo bón.
– Khả năng sống sót cao. Men 10 chủng đảm 95% lợi khuẩn sống sót khi tới ruột non. Mẹ yên tâm bổ sung chuẩn liều hỗ trợ điều trị theo khuyến cáo.
4. Trẻ bị táo bón lâu ngày có cần đi khám bác sĩ không
Táo bón lâu ngày dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Trẻ táo bón lâu ngày cần được đi khám bác sĩ hoặc chăm sóc y tế theo ý kiến chuyên gia.
Ngay cả khi con mắc táo dưới 2 tuần cũng cần đưa đi khám nếu có biểu hiện:
– Máu trong phân: Cảnh báo tình trạng nứt kẽ hậu môn, tổn thương mạch máu hoặc bệnh lý về ruột. Những tổn thương này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng nếu không được điều trị.
– Giảm cân không rõ nguyên nhân: Trẻ sụt 0,5-1kg trong vòng 6 tháng quanh thời kỳ táo bón là đáng lo ngại. Mẹ cần can thiệp tránh để con biếng ăn, suy dinh dưỡng.
– Đau bụng dữ dội: Trẻ táo bón thường cứng bụng, đau bụng âm ỉ. Trường hợp con đau bụng dữ dội nhiều khả năng do các tổn thương ruột, dạ dày, gan,…
– Nôn: Táo bón kèm theo buồn nôn là dấu hiệu của các tình trạng bệnh lý như mất nước, tắc ruột, ứ phân, hội chứng ruột kích thích.
– Sốt: Nguyên nhân phổ biến nhất của sốt là nhiễm trùng. Mẹ cần can thiệp ngay để cắt cơn sốt và điều trị viêm nhiễm cho bé.
Mẹ không nên chủ quan khi trẻ mắc táo bón lâu ngày. Ngay cả khi có được phác đồ cách chữa táo bón lâu ngày ở trẻ em vẫn nên giữ liên lạc với bác sĩ và chuyên gia y tế. Gọi ngay cho đội ngũ Dược sĩ giàu kinh nghiệm qua hotline 1900 636 985 hoặc để lại thông tin tại BioAmicus để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm: Các cấp độ táo bón ở trẻ
Nguồn tham khảo:
-
1. [Sách] Dietary supplements in health promotion
-
2. Role of Synbiotics in the Treatment of Childhood Constipation: A Double-Blind Randomized Placebo Controlled Trial
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3446081/
Các bài khác
Ăn sữa chua trị táo bón ở trẻ đúng cách
Sữa chua là món ăn được nhiều trẻ yêu thích. Không những thế, sữa chua còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trẻ táo bón có nên ăn sữa chua không? Trẻ ăn sữa chua như thế nào mới hợp lý? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu lợi ích của việc ăn […]
Cách trị táo bón kéo dài cho trẻ sơ sinh hiệu quả tức thì
Táo bón là tình trạng hay gặp, lại dễ tái mắc, nhất là ở trẻ sơ sinh. Mẹ đau đầu vì con khóc quấy, không chịu ăn cũng không đi tiêu được? Mẹ lo lắng vì con táo bón lâu ngày, rặn đỏ mặt, đau rát mỗi khi đi tiêu? Hãy đọc ngay bài viết […]
10 loại nước ép trị táo bón ngon-bổ-rẻ-dễ làm tại nhà
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng luôn là ưu tiên hàng đầu của các mẹ. Nước ép trị táo bón là một lựa chọn hàng đầu của các mẹ vì cung cấp nhiều vitamin và chất xơ cần thiết, giúp bé giảm đáng kể tình trạng táo bón đầy hơi. Mục lục1. 10 […]
Khoai lang trị táo bón cho trẻ có thực sự hiệu quả? Dùng thế nào?
Khoai lang là loại lương thực phổ biến, trồng quanh năm lại ngọt mềm. Vì vậy, khoai lang thường xuyên có mặt trong thực đơn của bé. Nhiều mẹ không biết khoai lang còn là thực phẩm đặc biệt cải thiện táo bón. Khoai lang trị táo bón cho trẻ như thế nào sẽ được […]
Vì sao trẻ bị táo bón kéo dài, lặp đi lặp lại mãi không khỏi
Thông thường, trẻ mắc táo bón sẽ khỏi sau 1-3 tuần. Trong một số trường hợp, trẻ có thể mắc táo bón trên 4 tuần hoặc mắc đi mắc lại liên tục. Tìm hiểu ngay nguyên nhân vì sao trẻ bị táo bón kéo dài qua bài viết dưới đây. Mục lục1. 6 nguyên nhân […]
Đọt mồng tơi trị táo bón – Mẹo hay dân gian tại nhà
Táo bón ở trẻ là một trong những thử thách đầu tiên trong hành trình làm mẹ. Mục tiêu hàng đầu của mẹ là nhanh chóng giúp con đi tiêu càng sớm càng tốt. Có một mẹo dân gian rất hay để giải quyết vấn đề này. Đó chính là dùng đọt mồng tơi trị […]
[XEM NGAY] Trị táo bón cho trẻ bằng mật ong thế nào tốt nhất?
Phương pháp trị táo bón cho trẻ bằng mật ong từ lâu được các bà, các mẹ truyền tai nhau. Đây chỉ là cách chữa mẹo dân gian hay có cơ sở khoa học? Hãy cùng chuyên gia làm rõ qua các tác dụng của mật ong và cách sử dụng tại nhà trong bài […]
Cách uống dầu mè trị táo bón cho trẻ hiệu quả bất ngờ
Dầu mè được ví như thức quà quý giá của thiên nhiên với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Là bài thuốc trị táo bón an toàn và hiệu quả được các mẹ sử dụng phổ biến hiện nay. BioAmicus sẽ chia sẻ ngay với các mẹ và bé cách uống dầu mè […]
Bột sắn dây trị táo bón cho trẻ có hết được không?
Trong dân gian, mẹo chữa táo bón bằng bột sắn dây được lưu truyền phổ biến. Vậy liệu bột sắn dây trị táo bón cho trẻ có hết được không? Cách sử dụng bột sắn dây trị táo bón như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. Mục lục1. Tác dụng của sắn […]
Rau diếp cá trị táo bón cho trẻ sơ sinh có tốt không? Dùng thế nào?
Rau diếp cá là phương thuốc dân gian hạ sốt, thanh nhiệt. Vậy có thể sử dụng rau diếp cá trị táo bón cho trẻ sơ sinh không? Nếu dùng thì dùng thế nào để trị táo bón nhanh chóng? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về tác dụng và cách dùng rau […]