Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
“Bé trai bao nhiêu tháng thì biết nói?”, “Trẻ bao nhiêu tháng là chậm nói?” luôn là những câu hỏi được nhiều ba mẹ quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho ba mẹ các thông tin về dấu hiệu trẻ biết nói sớm cùng với các mốc quan trọng phát triển ngôn ngữ của con.
Kỹ năng tiếp thu (nghe - hiểu) thường phát triển sớm hơn kỹ năng diễn đạt (nói chuyện). Vì vậy, ba mẹ có thể chú ý đến cách bé lắng nghe, hiểu, và cố gắng phản hồi lại các thông tin từ xung quanh. Đây chính là những dấu hiệu cho thấy bé đang trong giai đoạn chuẩn bị biết nói. Các dấu hiệu này xuất hiện càng sớm, khả năng bé biết nói sớm càng cao:
Trẻ sẽ không thể nói được nếu như chưa biết bản thân cần nói những gì. Do đó, khả năng nhận thức và hiểu được ý nghĩa của các từ, cụm từ đơn giản chính là một trong các dấu hiệu trẻ biết nói sớm.
Ví dụ, ba mẹ hỏi con “Quả bóng của con đâu?”, “Con chó ở đâu?” mà bé có thể chỉ tay về phía quả bóng hay con chó.
Bé thường sử dụng ngữ điệu giống như ba mẹ, bập bẹ trả lời các câu hỏi. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bé đang cố gắng bắt chước lời nói của ba mẹ, ngay cả khi những âm thanh bập bẹ đó chưa mang ý nghĩa cụ thể.
Vì vậy, ba mẹ hãy sẵn sàng lắng nghe và khích lệ bé trong giai đoạn này. Điều này còn giúp tăng cường sự kết nối giữa ba mẹ và con.
Bé thường xuyên bi bô hoặc lảm nhảm những âm thanh không rõ nghĩa như "ba-ba", "ma-ma" là một dấu hiệu quan trọng cho thấy bé đang học cách sử dụng ngôn ngữ. Hay trẻ sử dụng các cử chỉ, như chỉ vào đồ vật hoặc nhìn theo hướng bạn nói, điều này cho thấy bé đang dần nhận dạng các từ và liên kết chúng với đồ vật hoặc ý nghĩa cụ thể.
Dấu hiệu bé sắp biết nói: Em bé thường xuyên bi bô
Bé tập trung và lắng nghe những gì ba mẹ nói cũng là 1 dấu hiệu trẻ sắp biết nói. Tuy bé không thể hiểu hết mọi từ ngữ nhưng sự chú ý của bé vào giọng nói của ba mẹ, ánh mắt và cử chỉ cho thấy trẻ đang học cách tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh. Ví dụ như bé sẽ nhìn vào ba mẹ khi ba mẹ nói những câu đơn giản “Con có đói không?”. “Con chơi có vui không?”...
Khi bé bắt đầu sử dụng từ ngữ có chủ đích, chẳng hạn như gọi "mẹ", "ba", hoặc chỉ vào đồ vật để yêu cầu, đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bé đã phát triển khả năng giao tiếp và hiểu rằng lời nói có thể truyền đạt ý nghĩa. Ví dụ, bé có thể chỉ vào quả bóng và nói "bóng" để thể hiện mong muốn chơi với con. Khi bé bắt đầu sử dụng từ ngữ theo cách này, những từ ấy không còn chỉ là bi bô nữa, mà đã trở thành một phần trong vốn từ vựng thực sự của bé.
Bé có thể nhìn bạn khi bi bô và đợi ba mẹ trả lời qua ánh mắt, cử chỉ thì lúc này trẻ đang bắt đầu có thể “trò chuyện” với ba mẹ. Bé có thể bi bô hoặc dùng những từ đơn giản để phản hồi lại ba mẹ, thể hiện sự hiểu biết và muốn tương tác. Đây là bước đầu tiên trong việc tạo dựng những cuộc trò chuyện thực sự giữa bé và ba mẹ, giúp bé phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp xã hội.
Bé bắt đầu hứng thú với việc đọc truyện, nghe một câu chuyện dài cũng là một dấu hiệu cho thấy khả năng nhận thức và phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Càng đọc và kèm theo việc ba mẹ chỉ ra những hình ảnh trong sách thì bé càng nhận ra các từ và hiểu ngôn ngữ. Việc này không chỉ giúp bé làm quen với từ vựng mới mà còn phát triển khả năng chú ý và khả năng ghi nhớ.
Em bé thích đọc truyện và thích nghe truyện
“Khi nào trẻ sơ sinh nghe được âm thanh?”, “Trẻ con biết đi trước hay biết nói trước?”, “Trẻ 20 tháng nói được bao nhiêu từ?” là những thắc mắc phổ biến của ba mẹ trong quá trình nuôi con. Dưới đây là các cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ giúp ba mẹ hiểu và hỗ trợ con một cách phù hợp.
Với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, khóc là hình thức giao tiếp đầu tiên của bé hay tiếng kêu bất thường như hét lên 1 tiếng để thể hiện rằng bé đang đói. Hoặc khi thấy khó chịu cần thay tã, trẻ sẽ khóc thút thít để báo hiệu cho mẹ. Ngoài ra, bé bắt đầu lắng nghe giọng nói của mọi người, quan sát khuôn mặt ba mẹ khi ba mẹ nói chuyện và quay đầu về phía các giọng nói khác, âm thanh, nhạc phát ra từ môi trường xung quanh
Khi 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu bi bô với những âm thanh khác nhau như “ba ba”, “da da”. Ngoài ra, khi ở cuối 6 tháng tuổi hoặc đầu tháng thứ 7, bé có thể đáp lại tên của mình hoặc trẻ biết nói sớm hơn, nhận ra ngôn ngữ mẹ đẻ và sử dụng ngữ điệu giọng nói để thể hiện cảm xúc. Tuy nhiên, trẻ bi bô ở giai đoạn này thường chỉ là các âm tiết ngẫu nhiên mà chưa có ý nghĩa thực sự.
Trẻ 6 tháng tuổi sớm biết nói khi con bắt đầu trò chuyện với mẹ bằng những từ "baba", "mama"
Sau 9 tháng, bé có thể hiểu một số từ cơ bản như “không” và “tạm biệt”. Bé cũng có thể bắt đầu bắt chước các ngữ điệu đồng thời sử dụng các cử chỉ của tay để giao tiếp.
Hầu hết các bé sẽ nói được một vài từ đơn giản như “mama” và “da da” vào cuối tháng thứ 12 và lúc này bé đã hiểu được những gì mình đang nói. Bé sẽ phản ứng hoặc ít nhất hiểu được những yêu cầu ngắn gọn của ba mẹ chẳng hạn như “Con bỏ xuống đi”.
Khi 2 tuổi, bé bắt đầu ghép các từ lại với nhau thành những cụm từ ngắn hai đến bốn từ chẳng hạn như “Tạm biệt mẹ”, “con đói”. Ngoài ra, em bé sẽ bắt đầu nói về những gì bé cảm thấy thích và không thích, những gì bé nghĩ và cảm nhận từ đồ vật, con vật,.. từ môi trường bên ngoài.
Trẻ 2 tuổi cũng có thể hiểu được và hát theo các nhịp điệu đơn giản.
Ở độ tuổi này, vốn từ vựng của bé tiếp tục mở rộng và bé có thể hiểu hầu hết những gì ba mẹ nói. Trẻ sẽ xâu chuỗi các danh từ và động từ lại với nhau thành những câu đơn giản. Ngoài ra, bé còn có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện dài hơn hay hiểu được những yêu cầu phức tạp hơn cùng một lúc như “Lấy quả bóng và đặt lên bàn”.
Trẻ 3 tuổi đã có thể hiểu và hát sõi lời của các bài hát. Một số trẻ khác thuộc được những câu chuyện dài và có thể kể lại những việc xảy ra theo trình tự thời gian.
Trẻ 3 tuổi có thể thành thạo kể lại những câu chuyện
Những can thiệp kích thích trẻ học nói thường tập trung vào khoảng thời gian 3 năm đầu đời. Nếu trẻ 3 tuổi mà vẫn không nói một từ nào, con có thể mắc chứng chậm nói, chậm phát triển và cần can thiệp càng sớm càng tốt.
Trẻ em có thể thừa hưởng các đặc điểm di truyền về trí thông minh, khả năng học hỏi và khả năng giao tiếp, ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ phát triển ngôn ngữ của chúng.
Gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Cách bố mẹ giao tiếp với con, lượng từ vựng sử dụng, cách kể chuyện, đọc sách cho con nghe đều góp phần hình thành nền tảng ngôn ngữ cho trẻ.
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. Một trong các yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất với sự phát triển ngôn ngữ của bé là DHA, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển não bộ nhanh chóng của trẻ, từ khi còn trong bụng mẹ cho đến những năm đầu đời. DHA giúp kích thích sự phát triển của các tế bào thần kinh và cải thiện kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não, từ đó hỗ trợ các chức năng nhận thức, phản phản ứng nhanh chóng với các từ ngữ.
Trẻ bị bệnh, sức khỏe yếu thường mệt mỏi, khó tập trung, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu ngôn ngữ. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là điều cần thiết để trẻ phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của bé
Để trẻ biết nói sớm, ba mẹ có thể tham khảo những phương pháp dưới đây để hỗ trợ bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhanh chóng.
Ba mẹ cần thiết lập một chế độ ăn cân bằng và đầy đủ dinh cho bé mỗi ngày để đảm bảo phát triển toàn diện. Ngoài ra, bổ sung các vitamin, khoáng chất, đặc biệt là DHA giúp phát triển não bộ ở trẻ.
Mẹ có thể bổ sung DHA cho trẻ qua các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ,.. hoặc các sản phẩm bổ sung. Hiện nay trên thị trường có một loại sản phẩm phổ biến cung cấp DHA như dầu cá, dầu nhuyễn thể, dầu tảo. Trong đó BioAmicus DHA là sản phẩm được mẹ tin dùng và có thể dễ dàng mua được ở các nhà thuốc hay bệnh viện.
Trước khi trẻ bắt đầu nói, việc lưu trữ những khái niệm từ vựng trong trí nhớ là rất quan trọng để trẻ có thể phát triển khả năng ngôn ngữ. Một cách hiệu quả để làm điều này là tạo ra một môi trường ngôn ngữ phong phú và đa dạng cho trẻ. Mẹ có thể cho bé tham gia vào các hoạt động như đi siêu thị, đi công viên, sở thú hay những nơi mà bé có thể thấy, nghe và cảm nhận nhiều sự vật, đồ vật, động vật khác nhau.
Để bé nói được, mẹ cần cho bé nghe đi nghe lại những từ vựng và câu nói mẹ thường sử dụng. Hãy thường xuyên nói chuyện, kể chuyện và đọc sách cho bé, dù bé chưa hiểu hết. Việc này giúp bé làm quen với ngữ điệu, âm thanh, đồng thời khơi dậy sự hứng thú của trẻ khi tương tác với ba mẹ.
Hy vọng rằng bài viết “Dấu hiệu trẻ biết nói sớm. Các mốc quan trọng phát triển ngôn ngữ” sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin chi tiết và hữu ích. Nếu mẹ cần thêm sự hỗ trợ hoặc có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với hotline 1900 636 985 hoặc truy cập website BioAmicus để nhận sự tư vấn 24/7 từ đội ngũ dược sĩ chuyên nghiệp nhé.