Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ chậm nói có phải tự kỷ? Nhận biết sớm, can thiệp kịp thời

Mục lục

Có tới 50% trẻ tự kỷ có biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ. Con số này khiến cha mẹ không khỏi lo lắng khi thấy bé mắc chậm nói. Bài viết dưới đây giúp mẹ giải đáp câu hỏi “Chậm nói có phải tự kỷ” và gợi ý cho mẹ các biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả.  

trẻ chậm nói có phải tự kỷ

1. Dấu hiệu phân biệt trẻ chậm nói đơn thuần và trẻ tự kỷ

Thực tế, trẻ chậm nói có nhiều dấu hiệu giống với trẻ tự kỷ nhưng vẫn có giao tiếp bằng mắt tốt và có thể đạt được các mốc phát triển bình thường khi con đạt 2 tuổi.

Để phân biệt trẻ chậm nói có phải tự kỷ không, có thể đối chiếu qua một số đặc điểm dưới đây:

 

Trẻ chậm nói đơn thuần

Trẻ tự kỷ chậm nói

Suy giảm ngôn ngữ

  • Trẻ vẫn có thể nghe hiểu tốt
  • Vốn từ vựng và khả năng phát âm hạn chế nhưng vẫn theo đúng lộ trình bình thường
  • Có thể nói lắp, nói linh tinh, nói nhanh nhưng không rõ nghĩa
  • Trẻ tránh giao tiếp bằng lời
  • Không thể hiểu được hoặc la hét khi cha mẹ mong muốn giao tiếp
  • Chậm nói đi kèm biểu hiện rối loạn ngôn ngữ, nói linh tinh hoặc lặp lại những câu vô nghĩa

Giao tiếp bằng mắt

Tốt

Kém, tránh giao tiếp bằng mắt

Gọi tên bản thân hoặc đồ vật

Có phản hồi và nhận biết được tên các đồ vật khi lặp lại nhiều lần

Không phản hồi

Khả năng chơi trò chơi

  • Chơi tương tác với mẹ tốt
  • Biết chơi giả vờ, chơi ú òa
  • Chơi tương tác với mẹ kém
  • Chơi giả vờ kém, không thể chơi ú òa

Các hành vi khác

Trẻ hòa đồng, không có các hành vi lặp lại liên tục và không có sự tập trung cục bộ

Trẻ có các hành vi lặp lại vô nghĩa như vô tay, đi nhón gót, vẽ vòng tròn, nhìn chăm chú vào tay, bánh xe quay…

 

Nhìn chung, các biểu hiện của chậm nói đơn thuần và tự kỷ không quá khác biệt. Đôi khi trẻ chậm nói không muốn giao tiếp bằng mắt. Trẻ chậm nói đơn thuần cũng có thể có các biểu hiện điển hình của chứng tự kỷ như đi nhón gót, vỗ tay, nói linh tinh, kém tập trung. 

Bởi vì tự kỷ là chứng bệnh bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau, mỗi trẻ tự kỷ lại có những biểu hiện và mức độ bệnh rất khác nhau. Một số trẻ tự kỷ bao gồm chậm phát triển ngôn ngữ. Trong khi số khác lại bắt đầu nói từ khá sớm.

2. Trẻ chậm nói có phải tự kỷ

Trẻ tự kỷ thường có biểu hiện chậm nói xong trẻ chậm nói có thể không mắc chứng tự kỷ. Trẻ chậm nói đơn thuần có thể giao tiếp bình thường khi được trị liệu tích cực. Còn tự kỷ là chứng bệnh chưa có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn.

trẻ chậm nói không hẳn là trẻ tự kỷ

Trẻ chậm nói có thể giao tiếp bình thường, trẻ tự kỷ cần can thiệp cả đời

Như đã nói phía trên, hai chứng bệnh này có các biểu hiện chồng chéo lên nhau. Ngay từ bây giờ, hãy quan sát con nhiều hơn. Đặc biệt không nên tự phán đoán trẻ chậm nói có phải tự kỷ.

Nếu trẻ có các biểu hiện:

  • Không nói được một từ nào khi con lên 2 tuổi, kể cả các từ đơn giản như “bà”, “mẹ”
  • Chậm nói đi kèm các hành vi bất thường: ít cười, không thể hiện cảm xúc, không tương tác, hành vi rập khuôn
  • Có tình trạng thoái lui ngôn ngữ (trẻ đã biết nói, nghe hiểu tốt nhưng càng lớn càng không biết nói, nghe hiểu kém…)
  • Can thiệp chậm nói ở trẻ nhưng không mang lại hiệu quả

Mẹ nên đưa con đến bệnh viện hoặc các trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí

 

3. Các nguyên nhân khác của chứng chậm nói

Ngoài nguyên nhân do tự kỷ, còn nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ chậm nói khác. Có thể kể đến như:

  • Hạn chế khả năng nghe: Con bị điếc bẩm sinh, thường xuyên bị viêm tai dẫn đến nghe kém…
  • Hạn chế khả năng phát âm: Sứt môi, hở hàm ếch, dây thắng lưỡi ngắn, cơ lưỡi yếu…

dây thắng lưỡi ngắn gặp ở 5% số trẻ khỏe mạnh

Dây thắng lưỡi ngắn gây chậm nói gặp ở 5% trẻ em khỏe mạnh

  • Do di chứng của các bệnh về não: Viêm não, bại não, xuất huyết não, dị tật não bẩm sinh…
  • Do vấn đề tâm lý: Trẻ ít giao tiếp với cha mẹ, thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử…
  • Trẻ sinh non, thiếu dinh dưỡng, thiếu hụt DHA

Nếu có thể xác định được các nguyên nhân khác, nhiều khả năng chậm nói ở trẻ không phải do tự kỷ.  

4. Các biện pháp can thiệp sớm

Cho dù trẻ mắc chậm nói đơn thuần hay tự kỷ, việc can thiệp sớm là vô cùng cần thiết. Các chuyên gia khuyên mẹ can thiệp ngay khi con có biểu hiện chậm nói đầu tiên. Thời điểm 18-24 tháng tuổi là giai đoạn cha mẹ không nên bỏ lỡ nếu muốn các can thiệp có hiệu quả tốt. 

4.1. Biện pháp can thiệp dành cho trẻ chậm nói

Với trẻ chậm nói đơn thuần, mẹ có thể thực hiện các can thiệp để tăng cường khả năng ngôn ngữ của trẻ. Các biện pháp can thiệp thường đi theo lộ trình 

  • Nghe: Con cần được nghe phát âm đúng, nghe hiểu các từ ngữ. Do đó, cha mẹ cần tăng thời gian giao tiếp với trẻ. Đọc sách, kể chuyện và cho con nghe nhạc cũng là các biện pháp rèn khả năng nghe tốt. Cha mẹ cũng tuyệt đối không nên nói trại, nói sai ngữ âm khiến con khó nghe.
  • Hiểu: Thông qua việc giới thiệu với con về các sự vật xung quanh, nói đi kèm cách hành động mô tả, biểu cảm, gọi tên sự vật đi kèm hình ảnh hoặc đồ vật minh họa, con có thể dễ nhớ và hiểu ngôn ngữ cũng như sắc thái ngôn ngữ. Từ đó dễ dàng bật âm khi gặp lại các sự vật hoặc cảm xúc tương tự.
  • Nhắc lại: Hãy bắt đầu bằng các nguyên âm, phụ âm, từ đơn giản như “mẹ”, “bà”, “ba”, “ma”. Tiếp tới là các phụ âm khó, phụ âm ghép, từ đơn, rồi tới các từ ghép. Quãng đường để con nói được câu hoàn chỉnh bao gồm 3-4 từ cần nhiều thời gian, ba mẹ không nên lập tức yêu cầu trẻ nói các từ khó, câu dài. Điều này có thể tạo tâm lý phản kháng, sợ học nói.

cha mẹ giao tiếp thường xuyên nâng cao khả năng ngôn ngữ

Thường xuyên giao tiếp với trẻ để cải thiện khả năng ngôn ngữ

Với trẻ chậm nói mức độ nặng, cần có các trị liệu ngôn ngữ cùng chuyên gia y tế.

Ngoài ra, nếu phát hiện trẻ chậm nói do nguyên nhân sinh lý, lưỡi ngắn hay sứt môi, hở hàm ếch, cần cho trẻ thực hiện các biện pháp can thiệp y tế. Bổ sung Omega-3, DHA cũng là biện pháp bổ trợ hữu hiệu cho các biện pháp trị liệu ngôn ngữ.

4.2. Biện pháp hỗ trợ dành cho trẻ tự kỷ

Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy ngôn ngữ, trẻ tự kỷ cần thêm những điều chỉnh hành vi như:

  • Để trẻ trực tiếp tiếp xúc, cầm nắm với các sự vật, chất liệu 
  • Có khoảng thời gian mặt đối mặt với trẻ
  • Lặp lại những điều quan trọng để trẻ ghi nhớ
  • Gọi tên cảm xúc của trẻ
  • Rèn luyện khả năng vận động thô (đi, đứng, bò, trườn, nhảy…)
  • Rèn luyện khả năng vận động tinh (cầm, nắm, bốc nhón, vẽ…)

Việc điều trị cho trẻ tự kỷ yêu cầu các can thiệp liên tục và suốt đời. Đối với trẻ tự kỷ chậm nói, con cần nhiều thời gian hơn bình thường (1-4 năm) để trẻ giao tiếp được. Thời gian tốt nhất phát hiện và can thiệp là 3 năm đời và 3 năm tiếp theo. Bỏ lỡ thời gian này có thể hạn chế tác động có lợi của các biện pháp can thiệp và gây thêm gánh nặng kinh tế cho gia đình.

BioAmicus Omega-3 - Sản phẩm bổ sung DHA hàm lượng cao cho sự phát triển trí não ở trẻ

sản phẩm bioamicus Omega-3 DHA cho trẻ sáng mắt thông minh nhanh nhẹn

BioAmicus Omega-3 chắc chắn là một sản phẩm hữu ích cho trẻ chậm nói. Với thành phần DHA siêu cô đặc, siêu tinh khiết, chiếm trên 70% tổng lượng DHA, sản phẩm BioAmicus Omega-3 cung cấp nguồn DHA tinh sạch từ thiên nhiên. Bổ sung Omega-3, đặc biệt là DHA cho trẻ từ sơ sinh là biện pháp hữu hiệu, cung cấp nguyên liệu cho não bộ phát triển vượt bậc, hỗ trợ cả cảm xúc và tư duy. 

Đặc biệt, với công nghệ khử mùi "Hộp đen" độc quyền, Omega-3 BioAmicus không có mùi tanh. Sản phẩm hạn chế tối đa tạp chất, chất oxi hóa, hạn chế quá trình ôi tanh, thiu hỏng trong quá trình bảo quản. 

Sản phẩm có mùi cam thiên nhiên, vị ngọt nhẹ của quả la hán, hứa hẹn mang tới vị ngon độc quyền, cho trẻ thích mê ngay sau lần thử đầu tiên. 

Như vậy, “Trẻ chậm nói có phải tự kỷ” không phải một câu hỏi dễ để trả lời. Nếu mẹ còn phân vân, cách tốt nhất là tìm tới sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý - tâm thần. Mời mẹ theo dõi BioAmicus để cập nhật các bài viết cùng chủ đề. Hotline 1900 636 985 luôn sẵn sàng nhận về các câu hỏi của mẹ.



Bài viết liên quan