Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Nguyên nhân trẻ chậm nói có phải do cha mẹ? [KHẮC PHỤC NGAY]

Mục lục

Trẻ chậm nói so với bạn bè cùng trang lứa là điều khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Điều này có thể không chỉ do trẻ chậm phát triển ngôn ngữ mà còn có thể do các vấn đề sức khỏe khác. Vậy nguyên nhân trẻ chậm nói do đâu và cách giúp trẻ nhanh chóng phát triển kỹ năng nói? Xem ngay tại bài viết dưới đây.

nguyên nhân trẻ chậm nói có phải do cha mẹ

1. Các nguyên nhân trẻ chậm nói phổ biến nhất

Thông thường, trẻ chậm nói có 3 dạng chính: Chậm nói đơn thuần - Chậm nói do bị khiếm khuyết não bộ - Chậm nói do vấn đề ở cơ quan nghe và phát âm. Nắm được nguyên nhân trẻ chậm nói, mẹ có thể tìm ra được phương pháp hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất. 

1.1. Do trẻ có những bất thường ở cơ quan phát âm

Trẻ chậm nói nguyên nhân có thể do cấu trúc hoặc chức năng của các cơ quan phát âm, tạo ra âm thanh như họng, thanh quản hoặc lưỡi. 

Đặc biệt, tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ em là một nguyên nhân phổ biến gây ra trẻ chậm nói. Khoảng 5% trẻ sơ sinh sinh ra mang dị tật này. Dính thắng lưỡi nhẹ khiến lưỡi của trẻ bị hạn chế trong cử động da dây thắng lưỡi ngắn hoặc dày. Trường hợp nặng con ngắn lưỡi, nói không rõ chữ, trẻ khó ăn, hở răng. 

Nhận biết trẻ chậm nói do dính thắng lưỡi, mẹ quan sát con có lưỡi xẻ đầu hình tim, vuông khi thè lưỡi, không thể thè lưỡi quá vòm miệng.       

dính thắng lưỡi là nguyên nhân trẻ chậm nói

Nguyên nhân trẻ chậm nói có thể do những bất thường ở cơ quan phát âm. 

1.2. Do trẻ nghe kém, suy giảm thính lực 

Vấn đề về thính giác ở trẻ em như điếc hoặc nhiễm trùng tai, viêm tai giữa thường dẫn đến việc trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. 

Trẻ không thể tương tác với lời nói của cha mẹ, vì đơn giản trẻ không thể nghe thấy. Điều này cũng giải thích tại sao trẻ không thể tiếp thu ngôn ngữ và chỉ phát ra những âm thanh không rõ nghĩa.

Ba mẹ cần đặc biệt chú ý tới khả năng con mắc viêm tai do một đợt viêm họng, viêm mũi, viêm đường hô hấp.

1.3. Trẻ chậm phát triển trí tuệ - Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói 

Chậm nói cũng có thể là một biểu hiện của chậm phát triển trí tuệ. Đi kèm với đó là một số dấu hiệu rất dễ nhận thấy như: Trẻ tập bò, ngồi, đi muộn hơn trẻ cùng lứa; Khả năng tập nói, học nói khó khăn; Khả năng ghi nhớ kém, chậm tiếp thu; Không có khả năng chăm sóc bản thân. Trẻ càng lớn tuổi, các biểu hiện này càng rõ ràng.

Trẻ sinh non hoặc thiếu hụt DHA cũng có thể gặp phải những khó khăn tương tự trong việc phát triển ngôn ngữ. Bên cạnh đó, trẻ sinh non thường gặp phải nhiều rủi ro về sức khỏe hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Điều này có thể do não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dẫn đến khả năng xử lý thông tin âm thanh kém.

trẻ sinh non chậm phát triển trí tuệ có nguy cơ mắc chậm nói

Trẻ chậm nói do não bộ chưa hoàn thiện, chậm phát triển trí tuệ

1.4. Lý do trẻ chậm nói do hội chứng Einstein 

“Hội chứng Einstein” là một khái niệm mô tả những người có trí thông minh vượt trội nhưng lại chậm trong việc học nói. 

Nếu trẻ có dấu hiệu chậm nói và kèm theo các triệu chứng sau đây thì nhiều khả năng trẻ đang mắc hội chứng Einstein. 

  • Trẻ chậm nói 
  • Trẻ gặp khó khăn khi ngồi bô 
  • Gặp khó khăn trong quá trình hòa nhập 
  • Có sở thích về các trò chơi sáng tạo, vận dụng tư duy 
  • Sở hữu trí nhớ siêu phàm và năng khiếu riêng 
  • Khả năng phân tích và tư duy vượt trội 
  • Trẻ có ý chí mạnh mẽ về hành vi. 

1.5. Trẻ chậm nói do các nguyên nhân tâm lý 

Có một số yếu tố tâm lý có thể gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ em, bao gồm:

  • Thiếu tương tác với cha mẹ: Nếu trẻ không được tương tác đầy đủ với cha mẹ từ khi còn nhỏ, khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ có thể bị ảnh hưởng. Trẻ cần được học hỏi từ lời nói và ngôn ngữ của người lớn xung quanh. 
  • Quá nhiều thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử: Việc cho trẻ xem TV hoặc sử dụng điện thoại quá sớm có thể làm giảm khả năng tương tác trực tiếp với người khác, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
  • Không có cơ hội để nói: Nếu trẻ không được khuyến khích để nói và diễn đạt ý kiến của mình, trẻ có thể trở nên ít nói. Điều này đặc biệt phổ biến trong những gia đình mà trẻ được nuông chiều và không cần phải tự bày tỏ nhu cầu của mình.
  • Tổn thương tâm lý: Những trải nghiệm tâm lý tiêu cực như cú sốc hoặc tổn thương, cũng có thể làm chậm quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.

ít tiếp xúc xã hội khiến bé chậm nói vì tâm lý

Thời gian tiếp xúc thiết bị điện tử càng nhiều càng gây ra nhiều hậu quả xấu cho trẻ. 

1.6. Hội chứng tự kỷ nguyên nhân trẻ chậm nói 

Hội chứng tự kỷ là một rối loạn phát triển toàn diện, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ. Trẻ em mắc hội chứng tự kỷ thường có khó khăn trong việc học cách nói và sử dụng ngôn ngữ. 

Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị tự kỷ qua một số dấu hiệu dưới đây: 

  • Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản của tự kỷ như trẻ không biết chỉ tay, ít giao tiếp bằng mắt, ít cử chỉ giao tiếp. 
  • Bất thường về ngôn ngữ: chậm nói, hoặc đã nói được nhưng sau đó lại không nói, phát âm vô nghĩa, cha mẹ dạy trẻ không nói theo.
  • Lặp đi lặp lại một hành vi như lắc đầu, lắc tay, lặp lại một câu nói, hành động,.... 

1.7. Do di chứng của một số bệnh lý 

Ngoài ra, trẻ có thể mắc chậm nói do di chứng của một số bệnh như bại não, viêm màng não... Các bệnh lý nguy hiểm trên không được điều trị kịp thời có thể gây tổn thương não bộ vĩnh viễn. Cũng cản trở khả năng tiếp thu ngôn ngữ của bé.

Trẻ chậm nói có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân kể trên kết hợp với nhau. Các chuyên gia cho rằng để xác định chính xác nguyên nhân của các vấn đề ngôn ngữ, rất cần ba mẹ phối hợp quan sát trẻ trong một thời gian dài.

Mời mẹ đọc thêm:

2. Phương pháp khắc phục nguyên nhân trẻ chậm nói

Tình trạng chậm nói hoàn toàn có thể khắc phục được. Các biện pháp sau giúp giải quyết nguyên nhân, đồng thời hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ. Cha mẹ tham khảo để áp dụng ngay cho bé.

2.1. Chữa trị dứt điểm viêm tai giữa ở trẻ

Trẻ có thể mắc viêm tai giữa lặp đi lặp lại nhiều lần nếu không được điều trị và vệ sinh đúng cách. Điều trị viêm tai giữa giúp trẻ giảm đau và cải thiện khả năng nghe. Từ đó hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ. Cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám và điều trị sớm nhất tại các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng. 

Ngoài ra, cũng không nên chủ quan với các bệnh đường hô hấp hoặc nước đọng trong tai trẻ.

điều trị dứt điểm viêm tai giữa giúp trẻ nghe tốt, nói tốt

Điều trị viêm tai giữa sẽ giúp trẻ tránh các biến chứng nguy hiểm

2.2. Cắt thắng lưỡi cho trẻ chậm nói 

Cắt thắng lưỡi là phương pháp can thiệp giúp cải thiện khả năng phát âm của trẻ. Thời gian lý tưởng để thực hiện phẫu thuật này là trẻ trong giai đoạn từ 3 - 6 tháng tuổi. Quyết định cắt thắng lưỡi ở trẻ phải dựa trên sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa và kết hợp với chuyên viên âm ngữ trị liệu. 

Như đã thông tin ở trên, ngoài dính thắng lưỡi trẻ có thể mắc một số vấn đề khác ở cơ quan phát âm và thính giác. Do đó, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám và có các biện pháp xử lý kịp thời những bất thường ở cơ quan phát âm và tai. 

2.3. Bổ sung thực phẩm DHA vào bữa ăn của trẻ 

DHA là axit béo Omega 3 quan trọng cho sự phát triển não bộ, ngôn ngữ và thị lực của trẻ. Nghiên cứu trên 220 trẻ em trong độ tuổi 3-4 tuổi cho thấy: nhóm trẻ được bổ sung Omega-3 (bao gồm DHA và EPA) có các chỉ số về ngôn ngữ tốt hơn hẳn nhóm trẻ không được bổ sung.

Để bổ sung DHA cho bé, mẹ có thể lựa chọn bổ sung qua trứng gà, hải sản như cá hồi, cá thu, rong biển, sò biển... Hoặc mẹ lựa chọn cá sản phẩm bổ sung DHA tinh khiết từ thực phẩm bổ sung. Các loại dầu cá, dầu omega-3 cũng có thể là lựa chọn bổ sung DHA cho trẻ chậm nói. DHA tốt nhất nên bổ sung cùng với bữa ăn của trẻ. 

BioAmicus DHA - Thực phẩm bổ sung DHA dành cho trẻ chậm nói

bioamicus DHA cho trẻ chậm nói

BioAmicus DHA - DHA nhập khẩu nguyên hộp từ Canada

Một gợi ý để bổ sung đủ DHA cho trẻ chính là BioAmicus DHASản phẩm được khuyên dùng để hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ từ sơ sinh với đặc điểm tinh khiết siêu an toàn:

- BioAmicus DHA chứa DHA và EPA tinh khiết, được tinh chế bởi công nghệ độc quyền EQP+Tech. Sản phẩm được loại đi các tạp chất từ biển, protein và tạp chất trong cá, kim loại nặng... Cho từng giọt DHA tinh sạch không nhiễm độc tố, an toàn cho trẻ sử dụng hằng ngày để cải thiện khả năng ngôn ngữ.

- BioAmicus DHA chứa DHA với hàm lượng cao, được làm giàu và loại đi hoàn toàn chất oxi hóa. Sản phẩm do đó đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ khi bổ sung chỉ từ 0,5ml mỗi ngày. Không chứa chất oxi hóa, DHA được bảo quản tốt hơn, hàm lượng được duy trì ổn định hơn, hạn chế ôi tanh, mốc hỏng.

- BioAmicus DHA không chứa các thành phần tá dược tạo màu, mùi, vị nhân tạo, chất bảo quản, các tác nhân gây dị ứng như dầu lạc, đạm cá, gluten, không chứa thành phần biến đổi gen. Do đó dùng được cho trẻ từ 1000 ngày đầu đời, bổ sung sớm, phối hợp với các biện pháp trị liệu ngôn ngữ, hỗ trợ trẻ cải thiện khả năng nghe và nói.

2.4. Tăng cường giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ chậm nói

tăng cường giao tiesp khắc phục chứng chậm nói ở trẻ

Giải pháp khắc phục nguyên nhân chậm nói ở trẻ chính là tăng cường giao tiếp

Tăng cường giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ chậm nói không chỉ là một nhiệm vụ, mà còn là một hành trình đầy ý nghĩa. Đó là việc tạo ra những khoảnh khắc tình cảm, sự kết nối sâu sắc giữa cha mẹ và con cái. Dưới đây là một số biện pháp hay cải thiện chứng chậm nói của trẻ, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng. 

  • Hãy nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi khi có thể, kể cả sử dụng ngôn ngữ cơ thể và các biểu hiện tình cảm.
  • Tránh việc bắt chước cách nói ngọng hoặc không chuẩn của trẻ để tránh tạo thói quen xấu cho bé.
  • Khi trẻ thể hiện thái độ, điệu bộ, cử chỉ, cha mẹ hãy đáp lại và giải quyết các vấn đề đó để khích lệ tinh thần của trẻ.
  • Tạo ra các tình huống hàng ngày để kích thích trẻ nói một cách tự nhiên, khen ngợi trẻ khi phát âm đúng.
  • Cho trẻ đi học mẫu giáo hoặc tham gia các câu lạc bộ để trẻ có thể cải thiện khả năng giao tiếp. 

3. Kết luận

Có thể thấy nguyên nhân trẻ chậm nói không hoàn toàn từ cha mẹ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù rằng việc trẻ chậm nói có thể khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng, nhưng nếu nhận biết được các dấu hiệu bệnh lý sớm, phương pháp điều trị thích hợp và cha mẹ tập trung vào việc cải thiện kỹ năng giao tiếp, chế độ ăn uống của trẻ, tình trạng này hoàn toàn có thể được cải thiện.

Nếu cha mẹ còn bất cứ băn khoăn nào, liên hệ hotline: 1900 63 69 85 ấn phím 1 để nhận được tư vấn trực tiếp từ dược sĩ chuyên môn đối với các vấn đề về sức khỏe ở trẻ.



Bài viết liên quan