Trẻ chậm nói có sao không? Ảnh hưởng theo từng độ tuổi

Mục lục

Lời nói là công cụ chính giúp con người truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc. Do đó, việc bé chậm nói làm mẹ không khỏi lo lắng. Vậy trẻ chậm nói có sao không và những ảnh hưởng của chậm nói lên từng độ tuổi là gì, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới dưới đây.

trẻ chậm nói có sao không, ảnh hưởng của chậm nói tới từng độ tuổi của trẻ

1. Nguyên nhân trẻ chậm nói

Hành động nói đòi hỏi sự phối hợp chính xác của nhiều bộ phận trên cơ thể. Do đó, chậm nói ở trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều nguyên nhân bất thường như:

1.1. Bất thường ở cấu tạo cơ quan nghe và nói

Việc bé chậm nói có thể do cấu tạo bất thường của các cơ quan nghe và nói. Các dị tật bẩm sinh liên quan tới cấu trúc miệng có thể kể đến như: hở hàm ếch, sứt môi, ngắn hãm lưỡi... Ngắn hãm lưỡi là tình trạng hay gặp hơn cả, đặc trưng bởi đầu lưỡi hình vuông thậm chí kéo xẻ thành hình tim, dị tật này làm hạn chế cử động của lưỡi, lưỡi không uốn được khiến trẻ khó phát âm và nói ngọng.

Ngoài ra, các bệnh lý về thính giác như điếc, viêm tai giữa cũng cản trở sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Do bé khó nghe, nguồn thông tin bé nhận được bị hạn chế, cũng khó để nhắc lại chính xác cách phát âm của mẹ.

1.2. Di chứng của các bệnh về não

Não bộ đảm nhiệm chức năng ngôn ngữ cũng như khả năng phối hợp nhịp nhàng của hệ thống các cơ quan nghe - nói. Do đó, di chứng của các bệnh lý như bại não, chấn thương sọ não hay xuất huyết não đều ít nhiều ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp của trẻ.

1.3. Do trẻ chậm phát triển

Chậm phát triển là tình trạng trẻ không đạt được các mốc phát triển ​​thông thường so với các bạn cùng lứa tuổi. Con không chỉ chậm tiếp thu ngôn ngữ hay nhận thức kém hơn mà còn biết bò, biết đi muộn so với các bạn.

Tình trạng chậm phát triển này có thể do bẩm sinh, gây ra bởi nhiều nguyên nhân như bất thường về di truyền, dị tật bẩm sinh hoặc phơi nhiễm trong thai kỳ. Mẹ cần xác định sớm các nguyên nhân trên để có biện pháp can thiệp kịp thời, giúp giảm thiểu tác động xấu tới sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, việc bé thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu cũng có thể là nguyên nhân cản trở quá trình nhận thức. Trong đó, DHA đặc biệt quan trọng với sự phát triển và hoạt động của thần kinh trung ương. Việc thiếu hụt DHA có thể làm bé chậm phát triển về trí tuệ, găp khó khăn trong tiếp thu, phát âm hay nói lắp.

nguyên nhân trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói do đâu?

1.4. Vấn đề tâm lý hoặc mắc chứng tự kỷ

Xã hội càng phát triển, cha mẹ quá bận rộn với guồng quay của cuộc sống, không có thời gian quan tâm tới con dẫn tới tỉ lệ trẻ chậm nói do các vấn đề về tâm lý ngày càng gia tăng. Chất lượng đời sống cũng  tăng lên, bé được chiều chuộng quá mức nên chẳng cần thiết phải nói lên nhu cầu của mình.

Một nguyên nhân về tâm lý nữa gây nên chứng chậm nói ở trẻ là bệnh tự kỷ. Theo các ước tính, tỉ lệ trẻ tự kỷ chiếm 1% quần thể và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Trẻ mắc hội chứng này thường thu mình, không giao tiếp tương tác với xã hội dẫn tới chậm nói.

2. Trẻ chậm nói có sao không? 

Không phải tất cả trẻ chậm nói đều đáng ngại nhưng vấn đề này cũng ít nhiều tác động tiêu cực tới cuộc sống của bé. Với mỗi độ tuổi khác nhau, mức độ ảnh hưởng của chậm nói thường là khác nhau. Chậm nói ở trẻ lớn hơn thường cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm hơn.

Cản trở giao tiếp và gây ra các vấn đề về hành vi

Khi không thể dùng lời nói để diễn đạt nhu cầu, mong muốn hay sự khó chịu, trẻ sẽ có xu hướng sử dụng hành vi để giao tiếp. Điều này dẫn đến việc trẻ dễ cáu gắt, ăn vạ, la hét, thậm chí là tự làm đau mình hoặc đánh người khác. Đây là cách duy nhất trẻ biết để thu hút sự chú ý và thể hiện bản thân.

Ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và nhận thức

Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ mật thiết. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể gặp khó khăn trong việc hình thành khái niệm, phân loại, so sánh và giải quyết vấn đề. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa Hoa Kỳ (Pediatrics), trẻ em bị chậm nói khi còn nhỏ có nguy cơ gặp khó khăn trong học tập, đặc biệt là kỹ năng đọc và viết ở giai đoạn tiểu học.

Năm 2002, một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Cao đẳng Bryn Mawr đã kết luận rằng: Trẻ em bị phát hiện nói muộn ở độ tuổi từ 24 đến 31 tháng tuổi có xu hướng đọc và đánh vần kém, đồng thời có vốn từ vựng yếu hơn trong năm đầu tiểu học.

Mặc dù một số trẻ dường như chậm phát triển ngôn ngữ nói (hay còn gọi là ngôn ngữ "biểu đạt"), nhưng ngôn ngữ "tiếp thu" của trẻ có thể tốt hơn - nghĩa là trẻ có vẻ hiểu được phần lớn những gì người khác nói với mình.

Paul-Brown, một nhà trị liệu ngôn ngữ - lời nói cho biết: "Khi một đứa trẻ không sử dụng nhiều từ nhưng dường như hiểu được những gì bạn nói và có thể làm theo mệnh lệnh, thì ít có lý do để lo lắng hơn là khi trẻ chậm phát triển cả về ngôn ngữ biểu đạt lẫn ngôn ngữ tiếp thu". "Ngôn ngữ tiếp thu là một yếu tố dự đoán hữu ích để phân biệt trẻ chậm nói với trẻ chậm phát triển."

Hạn chế tương tác xã hội và kỹ năng chơi

Trẻ em học cách kết bạn và hòa nhập qua giao tiếp và chơi đùa. Một đứa trẻ chậm nói sẽ gặp rào cản lớn khi muốn tham gia chơi cùng bạn hoặc một nhóm bạn.

Trẻ không thể hiểu hết luật chơi, không thể đề xuất ý tưởng và cũng không thể giải quyết các xung đột nhỏ khi chơi cùng bạn bè. Dần dần trẻ có thể bị cô lập, tự ti và thu mình lại.

Gây căng thẳng, lo lắng cho gia đình

Sự chậm trễ trong phát triển của con cái luôn là nguồn áp lực lớn đối với cha mẹ. Việc không biết nguyên nhân, không biết phải làm gì, cùng với những lời so sánh từ môi trường xung quanh có thể gây ra căng thẳng, lo âu, thậm chí là mâu thuẫn trong gia đình.

Nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ

Mặc dù không phải tất cả các trẻ chậm nói đều bị tự kỷ nhưng chậm nói hoặc thoái lui ngôn ngữ là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm và phổ biến nhất của rối loạn phổ tự kỷ.

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn cả về ngôn ngữ lời nói và các kỹ năng giao tiếp phi lời nói như giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt.

Thận trọng với tình trạng khiếm thính ở trẻ

Theo thống kê, tỉ lệ trẻ chào đời bị suy giảm thính lực bẩm sinh rơi vào khoảng 0,3% và tăng ở những trẻ đẻ thiếu tháng. Trẻ sinh non, ngạt trong quá trình chuyển dạ có nguy cơ nghe kém hơn gấp 10 lần trẻ đủ tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền, đột biến, những dị tật bẩm sinh, sử dụng thuốc trong thai kỳ.

Vì vậy, khi bé dưới 1 tuổi chậm nói đi kèm với tình trạng không phản ứng với tiếng gọi của mọi người thì ba mẹ nên sớm cho bé đi thăm khám bác sĩ. Bởi đây có thể chính là tín hiệu cảnh báo cho suy giảm thính lực bẩm sinh. 

3. Trẻ chậm nói khi nào cần đi khám bác sĩ

Nếu mẹ lo lắng về tình trạng chậm nói của con mình, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa hoặc tìm kiếm sự đánh giá từ chuyên gia trị liệu ngôn ngữ.

Can thiệp phù hợp có vai trò vô cùng quan trọng. Trẻ chậm nói có thể gặp các vấn đề dai dẳng liên quan đến ngôn ngữ và phát triển các khuyết tật học tập ở trường. Ngôn ngữ nói là nền tảng cho tất cả các lĩnh vực học thuật, bao gồm đọc, viết và toán. Càng để lâu trước khi tìm kiếm và cung cấp sự hỗ trợ, nền tảng cho việc học tập trong tương lai càng yếu.

Đừng nghe người khác nói "Đừng lo, rồi con sẽ tự khỏi thôi", trừ khi con được đánh giá bởi nhà chuyên môn, đừng bỏ lỡ đánh giá để có những can thiệp phù hợp và kịp thời.

Mẹ nên đưa bé đi thăm khám nếu nhận thấy:

  • Mốc 8 tháng tuổi, trẻ chưa bập bẹ được các âm cơ bản, không phản ứng lại với âm thanh.
  • Mốc 2 tuổi, bé chưa nói được các từ đơn giản, các câu 2-4 từ, khó khăn trong việc truyền đạt.
  • Mốc 3 tuổi, trẻ không hay đặt câu hỏi, không ghép được từ thành các câu ngắn.
  • Trên 3 tuổi, bé không hiểu được các chỉ dẫn, nói khó hiểu, tối nghĩa, hay la hét vì không biểu đạt được nhu cầu,...

Để nhận được tư vấn 1-1 hoàn toàn miễn phí về tình trạng của trẻ, mời mẹ liên hệ 1900 636 985 hoặc đăng ký tư vấn bằng cách điền thông tin dưới đây:

Hãy để lại thông tin và tình trạng cụ thể của bé để nhận được tư vấn miễn phí

4. Kết luận

Đa phần trẻ chậm nói có thể phát triển bình thường và có trí thông minh tương tự bạn bè đồng trang lứa. Ảnh hưởng của chậm nói tới trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi mắc chậm nói và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đa phần các trường hợp chậm phát triển ngôn ngữ cần điều trị và hỗ trợ điều trị sớm để hạn chế tối đa ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Hành trình làm cha mẹ thật gian nan nhưng cũng thật thiêng liêng và ý nghĩa. Hi vọng những chia sẻ trên về việc trẻ chậm nói có sao không sẽ giúp đỡ ba mẹ phần nào bớt lo lắng. Đừng quên theo dõi BioAmicus để bổ sung nhiều kiến thức hơn nhé!


Bài viết liên quan

Gọi ngay