Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ chậm nói không tập trung: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mục lục

Ngày nay, tình trạng chậm nói kèm dấu hiệu không tập trung xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, biểu hiện điển hình ở độ tuổi 2-3. Trẻ khó có thể chú ý hay ghi nhớ về những sự vật, hiện tượng xung quanh, những điều cha mẹ nói làm ảnh hưởng đến khả năng học tập. 

Vậy nguyên nhân do đâu khiến trẻ chậm nói không tập trung và nên khắc phục như thế nào, mẹ hãy cùng BioAmicus tìm hiểu qua bài viết này.

trẻ chậm nói không tập trung: nguyên nhân và giải pháp

1. Trẻ chậm nói đi kèm biểu hiện giảm chú ý

Trên thực tế, tỷ lệ trẻ mắc chậm nói chiếm khoảng 20% và đang có xu hướng gia tăng. Biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ ở từng độ tuổi có phần khác nhau, đặc biệt các dấu hiệu dễ nhận thấy ở trẻ 2-3 tuổi. Một số biểu hiện chậm nói đặc trưng như vốn từ ngữ nghèo nàn, tăng chậm, không thể tự dùng lời nói để giao tiếp, không phản ứng với âm thanh và tiếng động xung quanh,...

Trẻ chậm nói còn đi kèm các biểu hiện phi ngôn ngữ khác cũng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Ví dụ như, tình trạng chậm nói kèm giảm chú ý, không tập trung khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập so với bạn cùng trang lứa. 

Ngoài ra, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ còn thường cùng xảy ra rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong cuộc sống của trẻ. Một số nghiên cứu đã chứng minh tỷ lệ trẻ mắc đồng thời tình trạng chậm nói giảm chú ý, ADHD nằm trong khoảng 5%. 

2. Nguyên nhân trẻ chậm nói không tập trung

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm nói không tập trung, đặc biệt liên quan đến trẻ như môi trường xung quanh, chế độ ăn uống hàng ngày hay do chính bản thân trẻ.

2.1. Khả năng tập trung của trẻ nhỏ thường thấp

Sự tập trung của trẻ nhỏ thường ngắn, không duy trì được quá lâu và sẽ tăng dần theo độ tuổi. Thời gian tập trung trung bình của một đứa trẻ bình thường lúc 1 tuổi chỉ khoảng 2-5 phút. Trẻ 2 tuổi có thể tập trung nhìn chăm chú đồ vật trong 7 phút. Với trẻ lớn hơn từ 3-10 tuổi, thời gian tập trung vào một việc sẽ lâu hơn là khoảng 10-20 phút.

trẻ nhỏ thường có khả năng tập trung kém

Trẻ nhỏ thường kém tập trung

2.2. Trẻ không hiểu được câu nói của cha mẹ

Vốn từ ngữ của trẻ không đa dạng hay khả năng tư duy chưa được tốt dẫn đến trẻ không hiểu được ý nghĩa câu nói của ba mẹ, kể cả những câu nói đơn giản. Đôi khi thấy trẻ không hồi đáp hay lắng nghe, ba mẹ dễ bực mình và cáu gắt với con càng khiến tình trạng của trẻ tồi tệ hơn.

2.3. Trẻ không được rèn luyện khả năng tập trung

Những người đầu tiên tác động trực tiếp đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ chính là ba mẹ. Và rất khó để chăm sóc, dạy dỗ trẻ đúng cách. Trong quá trình con khôn lớn, thường gặp một số sai lầm của ba mẹ dẫn đến tình trạng trẻ tăng động không chú ý, ví dụ như:

- Để con tiếp xúc với các thiết bị gây xao nhãng, điển hình là các thiết bị điện tử: ti vi, máy tính bảng, điện thoại,... 

- Cha mẹ thường xuyên để con làm nhiều việc một lúc. Thói quen vừa ăn vừa chơi làm trẻ mải chơi quên ăn, ngậm thức ăn một hồi lâu và dần dần sẽ tạo nên tính cách lầm lỳ, ít gần gũi, ít giao tiếp của trẻ.

2.4. Chế độ ăn không đủ dinh dưỡng

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu hụt DHA có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Bởi dưỡng chất DHA góp phần cơ bản cấu tạo vỏ bọc myelin giúp truyền tín hiệu thần kinh hiệu quả. Bên cạnh đó, việc cho trẻ ăn uống nhiều đường và chất béo cũng làm trẻ xuất hiện các hành vi bốc đồng, khó tập trung.

trẻ chậm nói do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Chế độ ăn của trẻ không đủ dinh dưỡng, đặc biệt là DHA.

Vì vậy, mẹ nên bổ sung cho trẻ một chế độ ăn lành mạnh, phù hợp với đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt là acid béo DHA, giúp trẻ khôn lớn và phát triển khỏe mạnh. 

2.5. Đơn giản chỉ là trẻ không muốn tập trung vào thứ ba mẹ muốn

Đôi khi trẻ vô tình gặp những căng thẳng, áp lực từ gia đình. Điều này khiến trẻ chán nản, thiếu tập trung vào nhiều việc như học tập,... hay chống đối lại những thứ ba mẹ muốn. Ba mẹ nên thường xuyên tâm sự, trò chuyện cùng con và hạn chế tranh cãi, lớn tiếng trước mặt con. 

Trên đây là những nguyên nhân một số gia đình không lường trước được tác hại khiến trẻ chậm nói không tập trung, ba mẹ cần lưu ý. 

3. Trẻ chậm nói và giảm chú ý có phải tăng động 

Một nghiên cứu của Viện Phát triển Trẻ em Jerusalem đã theo dõi và đánh giá nguy cơ mắc ADHD ở 36 trẻ từ 2-4 tuổi đến lúc 7-14 tuổi. Nhóm trẻ nghiên cứu có hiểu hiện chậm nói, giảm chú ý và tăng động với chỉ số thông minh (IQ hoặc DQ) dưới mức bình thường.

Kết quả nghiên cứu ghi nhận đến 80% trẻ trong nhóm mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở độ tuổi đi học. Có thể nhận thấy các dấu hiệu như giảm chú ý, không tập trung và chậm nói là những biểu hiện lâm sàng sớm của ADHD. 

Trẻ chậm nói không tập trung thường có liên quan đến rối loạn tăng động giảm chú ý, tuy nhiên không phải trẻ nào chậm nói, tập trung kém cũng mắc chứng ADHD. Theo mô hình DSM-5 của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, để đánh giá chẩn đoán ADHD cần dựa trên 9 dấu hiệu điển hình. Trong đó, “kém tập trung” là một trong những triệu chứng được liệt kê, còn biểu hiện “chậm nói” lại không được đề cập đến.

trẻ chậm nói giảm chú ý có thể mắc ADHD

Trẻ chậm nói không tập trung thường có liên quan đến rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

4. Cách khắc phục chứng chậm nói đi kèm kém tập trung

Để cải thiện tình trạng trẻ chậm nói kém tập trung một cách hiệu quả, mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây ngay tại nhà. 

4.1. Nâng cao vốn ngôn ngữ của trẻ

Theo lời khuyên của các chuyên gia, nên nâng cao vốn từ ngữ của trẻ bằng cách rèn luyện thói quen đọc sách, đọc truyện trước khi đi ngủ. Tiếp xúc với sách, truyện giúp trẻ có cảm giác hứng thú với các nhân vật và hướng sự tập trung của mình vào đó. 

Trẻ cũng thường bị thu hút bởi những món đồ mới lạ. Mẹ có thể chuẩn bị và thông qua đồ hàng hay đồ chơi xếp hình để giao tiếp, trò chuyện với con. Nhờ vậy, trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ hiệu quả và mở rộng thêm vốn ngôn ngữ cho bản thân.  

4.2. Giải thích cho trẻ về yêu cầu của mẹ

Trong quá trình giao tiếp cùng trẻ, mẹ hãy kiên nhẫn giải thích cho con về yêu cầu đó. Đầu tiên là ngồi ngang với tầm mắt trẻ để con tập trung hơn, cố gắng sử dụng những từ ngữ đơn giản với nhịp điệu chậm rãi, rõ ràng giúp trẻ dễ hiểu được yêu cầu của mẹ và có phản ứng tốt hơn.

mô tả và giải thích với con về yêu cầu của mẹ

Mô tả và giải thích với con về yêu càu của mẹ

4.3. Hạn chế các đồ vật gây xao nhãng

Không nên cho trẻ sử dụng quá nhiều các đồ vật gây xao nhãng, đặc biệt là thiết bị điện tử. Mẹ có thể cho trẻ xem các chương trình học tập, giải trí phù hợp với lứa tuổi nhưng nếu tiếp xúc với màn hình quá lâu, sẽ ảnh hưởng xấu đến đôi mắt, sức khỏe, hạn chế ngôn ngữ của trẻ.

4.4. Có những khu vực riêng cho những việc cụ thể

Mẹ hãy cùng trẻ sắp xếp, phân chia các khu vực học tập, vui chơi, ăn uống, thay đồ,... riêng biệt trong phòng của con cũng như ngoài phòng khách, nhà bếp. Trẻ sẽ dần chú ý hơn và học được cách làm mọi việc đúng khu vực. Từ đó, khả năng tư duy của trẻ cũng được phát huy toàn diện, cải thiện chứng chậm nói không tập trung.

4.5. Tôn trọng sở thích của trẻ

Dành nhiều thời gian trò chuyện, tâm sự về sở thích của trẻ cũng là một phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích gia đình áp dụng cho trẻ tăng động giảm chú ý. Thay vì gượng ép trẻ theo những nguyên tắc, khuôn khổ của ba mẹ gây phản tác dụng, hãy khuyến khích và chia sẻ, tạo động lực tốt nhất cho con.

Bài viết này đã cung cấp những thông tin liên quan đến trẻ chậm nói không tập trung. Bao gồm nguyên nhân và cách khắc phục chứng chậm nói đi kèm kém tập trung, chú ý ở trẻ em. Mẹ nên quan tâm và phát hiện sớm tình trạng trẻ chậm nói giảm chú ý để có những biện pháp cải thiện phù hợp, khuyến khích con giao tiếp.

BioAmicus Omega-3 DHA - Bổ sung đủ DHA cho sự phát triển trí não

BioAmicus Omega-3 cho trẻ sáng mắt thông minh nhanh nhẹn

BioAmicus Omega-3 là sản phẩm bổ sung DHA tinh khiết từ Canada. mỗi ml sản phẩm chứa tới 200mg DHA - Omega-3 quan trọng nhất với sự phát triển của não bộ. Sản phẩm đáp ứng đủ nhu cầu DHA của trẻ khi bổ sung chỉ từ 0,5ml. 

BioAmicus Omega-3 an toàn với cả trẻ sơ sinh với thành phần 5 KHÔNG:

  • Không chất bảo quản, chất khử khuẩn
  • Không chứa thành phần biến đổi gen, GMO
  • Không chứa gluten, dầu lạc và các chất dễ gây dị ứng khác
  • Không chất tạo màu nhân tạo
  • Không chất tạo mùi, vị tổng hợp

Bổ sung đầy đủ DHA cho trẻ trong 1000 ngày đầu đời, mẹ chuẩn bị cho con hành trang quan trọng để phát triển trí não vượt bậc, hỗ trợ cải thiện khả năng ngôn ngữ và sự tập trung.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi về trẻ chậm nói nói riêng và sức khỏe của trẻ nói chung, mẹ hãy truy cập website BioAmicus hoặc liên hệ đến tổng đài 1900 636 985 để được đội ngũ dược sĩ chuyên môn tư vấn miễn phí.



Bài viết liên quan