Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bài test trẻ chậm nói chuẩn ASQ-3 (Dành cho trẻ dưới 3 tuổi)

Mục lục

Hiện nay, có nhiều cách thực hiện tại nhà để biết được trẻ có bị chậm nói hay không. Trong số đó là bài test ASQ-3 được nhiều ba mẹ quan tâm và áp dụng nhiều nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về bài test trẻ chậm nói chuẩn ASQ-3 (dành cho trẻ dưới 3 tuổi).

bài test trẻ chậm nói chuẩn ASQ-3 dành cho trẻ dưới 3 tuổi

1. Bài test trẻ chậm nói ASQ-3 là gì?

Bài test trẻ chậm nói ASQ-3 (Ages and Stages Questionnaire, Third Edition, ASQ-3) được phát triển và hoàn thiện trong nhiều năm qua. ASQ-3 là một bài test tổng quát về sự phát triển của trẻ theo từng độ tuổi. Trong đó, bài kiểm tra ASQ-3 có thể coi là một công cụ đánh giá “trẻ có chậm nói hay không?”. Việc áp dụng ASQ-3 giúp các bậc phụ huynh và chuyên gia có thể đưa ra các giải pháp kịp thời, hỗ trợ trẻ phát triển tốt nhất trong giai đoạn đời đầu.

2. Nội dung các bài test trẻ chậm nói thường gặp

Dưới đây là các bộ câu hỏi trong bài test trẻ chậm nói ASQ-3 được thiết kế theo từng độ tuổi. Từ đó, có thể giúp cha mẹ và các chuyên gia đánh giá chính xác mức độ phát triển ngôn ngữ ở các lứa tuổi.

2.1. Bài kiểm tra cho trẻ 0-1 tuổi

Trẻ 0-1 tuổi chậm nói chưa có các biểu hiện rõ ràng. Lúc này, mẹ chủ yếu đánh giá qua khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ của trẻ. Đây là hai kỹ năng ban đầu, nhưng vô cùng quan trọng, quyết định con có thể nói được, hoặc bắt chước âm thanh hay không.

Các câu hỏi dành cho lứa tuổi này bao gồm:

Độ tuổi

Các câu hỏi

0-3 tháng tuổi

  1. Trẻ có dấu hiệu “Không bao giờ phát ra những âm thanh “?
  2. Trẻ có dấu hiệu “Không biết thể hiện gì khi đói, ướt do đái, ỉa”?
  3. Trẻ có dấu hiệu “Không chớp mắt/giật mình khi có tiếng động mạnh”?

3-6 tháng tuổi

  1. Trẻ có dừng khóc khi nghe thấy giọng nói của bạn không?
  2. Trẻ có cười thành tiếng không?
  3. Trẻ có phát ra âm thanh khi nhìn thấy đồ chơi hoặc người không?

6-9 tháng tuổi

  1. Trẻ có quay lại nhìn khi bạn gọi hoặc có tiếng động mạnh không?
  2. Trẻ có phát ra những âm thanh như “da,” “ga,” “ca,” và “ba” không?
  3. Khi ta bắt chước âm thanh của trẻ, trẻ có lặp lại các âm thanh đó không?

9-12 tháng tuổi

  1. Trẻ có quay đầu về phía có tiếng động không?
  2. Trẻ có dừng hoạt động khi bạn nói “không- không” không?
  3. Trẻ có phát ra những âm thanh như baba, gaga…không?

Bảng các câu hỏi kiểm tra trẻ 0-1 tuổi chậm nói

2.2. Bài kiểm tra cho trẻ 1-3 tuổi

Trẻ từ 12-18 tháng bắt đầu học nói. Lúc này, con có thể phát ra những âm thanh cơ bản như baba, gaga... Cùng với sự phát triển khả năng phát âm, con cũng có thể nghe và hiểu được những câu phức tạp hơn. Từ 1-3 tuổi cũng chính là thời điểm vàng để phát hiện chứng chậm nói của trẻ và có những can thiệp kịp thời.

Độ tuổi

Các câu hỏi

12-23 tháng tuổi

  1. Trẻ có làm theo mệnh lệnh đơn giản không? VD: đưa cho mẹ, lại đây
  2. Trẻ có phát ra từ nào ngoài những âm thanh như baba, gaga…không?
  3. Trẻ có biết chỉ tay vào đồ vật, biết gật đầu/lắc đầu không?

24-35 tháng tuổi

  1. Trẻ có chỉ đúng vào đồ vật/ con vật trong tranh khi được hỏi không? VD: Con chó đâu? Cái cốc đâu?
  2. Trẻ có nói được câu 2-3 từ đúng ngữ cảnh không? VD: Mẹ về rồi
  3. Trẻ có biết làm theo mệnh lệnh đơn giản không? VD: Cất đồ chơi đi

Bảng các câu hỏi dành cho trẻ 1-3 tuổi chậm nói

Sau 3 tuổi, trẻ thường đã có khả năng phát âm tốt, nói sõi nhiều mẫu câu. Nếu qua 3 tuổi mà con vẫn không nói bất cứ từ nào, rất có thể con không chỉ mắc chậm nói đơn thuần. Mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để kịp thời kiểm tra. 

3. Hướng dẫn đọc kết quả Bài test chậm nói ASQ-3

Khi thực hiện bài kiểm trẻ chậm nói, ba mẹ thường gặp khó khăn trong việc phân tích và hiểu kết quả để có thể đánh giá được con có đang bị chậm nói hay không. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể có thể giúp ba mẹ đọc kết quả bài kiểm tra dễ dàng hơn.

Thực hiện bài test trẻ chậm nói ASQ-3

Ảnh minh họa: Hoàn thành bài test theo từng câu hỏi

3.1. Bước 1: Đánh giá từng câu hỏi

Sau khi hoàn thành bài kiểm tra, ba mẹ cần xem lại và ghi chú các câu trả lời. Hãy ghi “có” nếu trẻ thực hiện được hành động hoặc phản ứng đúng theo câu hỏi, và ghi “không” nếu trẻ chưa đạt được.

3.2. Bước 2: Xác định mức độ chậm nói

Dựa trên kết quả thu được, trẻ bị nghi ngờ chậm nói nếu có 3 câu trả lời “không” hoặc 2 câu trả lời “không” ở các câu hỏi quan trọng. Các câu hỏi quang trọng thường liên quan đến hiểu lệnh, phản ứng với âm thanh và sự phát triển ngôn ngữ cơ bản của trẻ.

3.3. Bước 3: Đánh giá tổng quan

Bài kiểm tra này chủ yếu mang tính chất tham khảo nhằm giúp ba mẹ nhận biết sớm các dấu hiệu chậm nói của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ nên đưa con gặp các chuyên gia, bác sĩ để được đánh giá chuyên sâu và có giải pháp can thiệp kịp thời khi trẻ: 

  • Kèm theo các biểu hiện bất thường như mất khả năng giao tiếp đã từng có, không giao tiếp mắt hoặc thiếu sự quan tâm đến môi trường xung quanh.
  • Trẻ không có sự tiến bộ, không cải thiện ngôn ngữ sau vài tháng được khuyến khích nói chuyện, chơi đùa cùng.
  • Có thể trẻ mắc phải các nguyên nhân tiềm ẩn khác như thính lực kém, rối loạn phát triển hoặc tự kỷ.

Một điểm đặc biệt của bài test cho trẻ chậm nói chính là nội dung những câu hỏi có thể hoàn thành bởi cha mẹ, thông qua quá trình quan sát con trẻ. Do đó, để có được những đánh giá khách quan và đúng nhất, mẹ cần thường xuyên quan sát con trẻ, ngay trong những hoạt động thường ngày.

4. Lưu ý khi thực hiện bài test trẻ chậm nói

4.1. Chọn bài kiểm tra đúng với độ tuổi của trẻ

Bài kiểm tra chậm nói được thiết kế riêng cho từng lứa tuổi để đảm bảo chính xác trong việc đánh giá. Do đó, việc lựa chọn bài kiểm tra phù hợp với độ tuổi của trẻ là rất quan trọng. Nếu như ba mẹ áp dụng sai, có thể làm ảnh hưởng tới kết quả của bài kiểm tra và tính hiệu quả của quá trình đánh giá.

lựa chọn bài test phù hợp với độ tuổi của trẻ

Lựa chọn bài test phù hợp để đánh giá đúng tình trạng chậm nói ở trẻ

4.2. Thực hiện bài kiểm tra theo hướng dẫn 

Khi thực hiện bài kiểm tra, ba mẹ nên làm theo từng bước hướng dẫn và trả lời các câu hỏi dựa trên những hành vi thực tế của trẻ, không đoán hoặc kỳ vọng. Ngoài ra, việc ghi lại câu trả lời ngay trong quá trình kiểm tra sẽ giúp ba mẹ tổng hợp kết quả dễ dàng hơn.

4.3. Tạo môi trường thoải mái cho trẻ

Để tăng tính hiệu quả của quá trình đánh giá, ba mẹ cần đảm bảo trẻ ở trạng thái thoải mái, không đói, mệt mỏi hay buồn ngủ  khi thực hiện bài kiểm tra. Ngoài ra, sự kiên nhẫn của ba mẹ cũng rất quan trọng, tuyệt đối không gây áp lực cho trẻ để trẻ có những phản ứng tự nhiên nhất trong các tình huống.

4.4. Thực hiện định kỳ

Việc lặp lại bài kiểm tra ở các giai đoạn tuổi tiếp theo giúp theo dõi sự tiến bộ của trẻ. Ngay cả khi trẻ có kết quả tốt, việc kiểm tra định kỳ vẫn giúp đảm bảo trẻ đạt được các kỹ năng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi.

Những can thiệp chậm nói sau năm con 3 tuổi thường không đạt được tác dụng như mong đợi. Do đó, cần theo dõi thường xuyên và phát hiện sớm bất kỳ tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ nào ở trẻ.

Hy vọng rằng bài viết “Bài test trẻ chậm nói chuẩn ASQ-3 (Dành cho trẻ dưới 3 tuổi)” sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin chi tiết và hữu ích. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, mẹ có thể liên hệ với hotline 1900 636 985 hoặc website BioAmicus để nhận sự hỗ trợ 24/7 từ đội ngũ dược sĩ chuyên nghiệp nhé.



Bài viết liên quan