Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Nhận biết dấu hiệu trẻ chậm nói: 3 thể thường gặp

Mục lục

Hiện nay, có rất nhiều cha mẹ hiểu lầm dấu hiệu trẻ chậm nói là bị bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, đây nhận định sai lầm vì bé có thể chậm nói đơn thuần hoặc do chậm phát triển trí tuệ. Trong bài viết dưới đây, BioAmicus sẽ bật mí cách chẩn đoán chậm nói ở trẻ để các mẹ nhận biết sớm và có hướng điều trị hợp lý nhất cho bé nhé!

dấu hiệu trẻ chậm nói và 3 thể chậm nói thường gặp

1. Thế nào là trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói là trẻ có phát triển ngôn ngữ theo đúng lộ trình bình thường, nhưng tốc độ không nhanh như những đứa trẻ khác. Các trường hợp bé 2 tuổi chưa biết nói, trẻ 3 tuổi chưa thể nói được câu hoàn chỉnh đều là trường hợp chậm nói.

Chậm nói cũng là một dạng của chậm phát triển ngôn ngữ. Trong đó, lời nói là hình thức giao tiếp bằng lời, được thể hiện thông qua âm thanh. Rối loạn lời nói xuất hiện khi bé phát âm thành tiếng nhưng người nghe không hiểu trẻ đang muốn nói điều gì, ví dụ như bé nói ngọng hoặc có tật nói lắp, nói linh tinh không ngừng.

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp thể hiện sự phát triển bậc cao của bộ não, được diễn đạt qua lời nói và hành động của cơ thể. Do đó, trẻ chậm nói có thể chỉ là sự chậm phát triển ngôn ngữ thông thường hoặc là dấu hiệu cảnh báo nhiều tình trạng rối loạn khác, được phân thành 3 thể trong các phần sau:

  • Chậm nói đơn thuần
  • Chậm nói tự kỷ
  • Chậm nói do chậm phát triển trí tuệ

2. Dấu hiệu chậm nói ở trẻ theo độ tuổi

Trẻ không nói được ngay trong một sớm một chiều. Chậm nói cũng vậy. Nó là kết quả của toàn bộ quá trình nghe - nhìn - hiểu và nhắc lại. Các dấu hiệu trẻ chậm nói có thể bắt đầu thể hiện ngay từ giai đoạn sơ sinh. Mẹ có thể nhận biết trẻ chậm nói theo từng độ tuổi như sau:

2.1. Dấu hiệu chậm nói của bé từ 3 - 6 tháng tuổi

Tuy chưa biết nói, nhưng trẻ sơ sinh đã có thể hiểu được đa phần các thông điệp của mẹ qua lời nói, ánh mắt. Trẻ chậm nói giai đoạn này có các biểu hiện không phản hồi giao tiếp như:

  • Trẻ không có biểu hiện phản ứng lại khi có tiếng động.
  • Không tạo ra được các tiếng gừ gừ.
  • Trẻ bắt đầu phát ra tiếng gừ gừ nhưng không biết cách bắt chước âm thanh khác.

trẻ sơ sinh phát triển bình thường có thể giao tiếp với mẹ bằng lời nói, ánh mắt

Trẻ sơ sinh bình thường có thể hiểu và giao tiếp bằng lời nói, ánh mắt

2.2. Dấu hiệu chậm nói của bé 12 tháng tuổi

Trẻ 12 tháng tuổi phát triển bình thường đã bắt đầu truyền đạt ý muốn của mình bằng cách sử dụng âm thanh, cử chỉ, lời nói. Con còn biết thể hiện các hành động đơn giản như vẫy tay chào, lắc đầu để nói không hoặc chỉ tay, nhìn theo món đồ mà bé muốn. Con cũng hiểu được phần nhiều lời nói của mẹ.

Ngược lại, trẻ 12 tháng chậm nói thường chưa thể chủ động nói một từ nào. Ngay cả các từ đơn giản như "ba", "ma", "bà", "pa". Con cũng chưa thể học theo các cử động miệng để tạo ra các phụ âm đơn giản như p, b, m... Khi được gọi tên, con cũng không có biểu hiện hay tương tác lại. Trường hợp cá biệt, trẻ thờ ơ với mọi thứ xung quanh, kể cả ty bình, đồ chơi hay với ba mẹ, người chăm sóc. 

2.3. Nhận biết chậm nói ở bé 16 tháng tuổi

Khi nào trẻ chậm nói? Đó là khi bé 16 tháng tuổi có các biểu hiện sau đây:

  • Trẻ 16 tháng tuổi chưa thể nói được hoàn chỉ và rõ ràng một từ ngữ nào
  • Không nghe hiểu tiếng gọi hay yêu cầu của mẹ như: "Ăn thôi", "Dậy thôi", "Đi về nào", "Không được"...
  • Không thể ghi nhớ và gọi tên của các đồ vật hoặc con vật quen thuộc
  • Không biết cách thể hiện và chia sẻ niềm vui với ba mẹ như khi nhìn thấy một món đồ chơi bản thân yêu thích, khi được ăn một món ăn kích thích vị giác như đồ chua, mặn hay cay

2.4. Trẻ 18 tháng tuổi chậm nói có biểu hiện gì

Dấu hiệu trẻ chậm nói được thể hiện rõ nhất bắt đầu khi con được 18 tháng tuổi. Trong khi những em bé bằng tuổi có thể phân biệt được hầu hết đồ vật và bộ phận trên cơ thể, đồng thời nói sõi từ gồm 1-2 tiếng thì trẻ chậm nói có biểu hiện:

  • Không thể dùng tay chỉ vào các bộ phận của cơ thể hay đồ vật như miệng, mắt, mũi, quần, áo khi được hỏi
  • Vốn từ ngữ hạn chế, chưa thể nói được quá 6 từ
  • Trẻ không thể hoặc không có ý định cố gắng tương tác với người lớn, kể cả khi bé đang cần sự giúp đỡ.
  • Không biết cách chỉ vào thứ bản thân muốn
  • Vẫn chưa thể phát âm hoàn chỉnh, rõ ràng các từ ngữ đơn giản như “ba”, “bế”,...
  • Bé không hiểu những câu lệnh đơn giản có từ "đừng", "không"
  • Không có hành động hoặc lời nói đáp lại khi được người thân hỏi “Dép bé đâu rồi”

em bé từ chối giao tiếp với mẹ

Trẻ không thể hoặc không có ý định cố gắng giao tiếp với người khác

2.5. Dấu hiệu chậm nói của bé 19 - 23 tháng

Ở giai đoạn này, vốn từ vựng của trẻ không ngừng tăng. Trẻ được xác nhận là chậm nói nếu con không thể học thêm được bất kỳ từ mới nào mỗi tuần. 

2.6. Trẻ chậm nói 2 tuổi 

Nhận biết trẻ chậm nói khi con được 2 tuổi, mẹ dựa vào các dấu hiệu:

  • Trẻ chưa thể phát âm quá 15 từ
  • Đa phần chỉ bắt chước (nói nhại) lời của ba mẹ mà chưa thể chủ động nói theo ý của bản thân
  • Chưa thể nói trôi chảy các câu ghép ngắn (từ 2-4 từ), ví dụ như "Yêu mẹ", "Bế em", "Lấy quần", "Mặc áo", "Con muốn uống nước"...
  • Không có ý định hoặc không thể dùng lời nói để tương tác với mọi người, ngoại trừ các trường hợp cực kỳ cần thiết
  • Không hiểu các câu hỏi hoặc những chỉ dẫn dài hơn, ví dụ “Con có muốn đi vệ sinh không?”, “Mang cái khăn lại đây hộ mẹ với”, ”Con gọi bố vào đây nha”...
  • Không nhớ được những thứ thường xuyên lặp lại như một bài hát, bài vè, thơ hoặc tên của thẻ học mẹ vẫn dạy
  • Chưa biết công dụng của các món đồ thông dụng trong nhà, ví dụ lược, chén, đũa.

2.7. Trẻ 3 tuổi chậm nói

Trẻ lên 3 đã có thể nói sõi 200 từ, đồng thời có thể giao tiếp với cả người lạ như các bạn ở trên lớp hoặc cô giáo. Dấu hiệu trẻ chậm nói giai đoạn này là:

  • Hay nói trống không, không dùng đại từ xưng hô như "con", "ba", "mẹ", "cậu", "tớ"...
  • Trẻ nói không rõ ràng, nói liến thoắng liên hồi hoặc ghép câu không có nghĩa khiến người thân trong gia đình cũng như người ngoài khó hiểu.
  • Thường xuyên nói lắp bắp, tạo ra các âm thanh khó hiểu, khi nói trẻ có biểu hiện nhăn nhó.

Ngoài ra, trẻ 3 tuổi chậm nói cũng bao gồm các biểu hiện chậm nói ở giai đoạn khác như chậm hiểu, không phản hồi yêu cầu và câu hỏi của mẹ. Ngoài ra, trẻ 3 tuổi đã bắt đầu đi mẫu giáo, nếu trẻ mắc chậm nói thường khó giao tiếp với bạn bè, không đặt câu hỏi cũng như không quan tâm, không giao tiếp với những trẻ khác. Đặc biệt, trẻ rất bám dính ba mẹ và dường như không muốn tách rời khỏi mẹ.

2.8. Trẻ chậm nói 4 tuổi

Thông thường, trẻ chậm nói đơn thuần có thể bắt kịp tốc độ phát triển ngôn ngữ của các bạn khi con được 4-5 tuổi. Nếu tới 4 tuổi mà trẻ vẫn còn các biểu hiện chưa nói rõ các phụ âm, chưa phân biệt được các khái niệm vị trí đồ vật, sự khác và giống nhau hoặc có các biểu hiện chậm nói của các giai đoạn trước, con có thể bị chậm phát triển ngôn ngữ.

Đây cũng là các dấu hiệu cho thấy sự can thiệp chậm nói ở các giai đoạn trước đây chưa hiệu quả.

Mời mẹ đọc thêm:

3. Dấu hiệu chậm nói đơn thuần

Chậm nói đơn thuần là tình trạng trẻ nhỏ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp nhận, sử dụng ngôn ngữ và cách diễn đạt trong lời nói. Trên thực tế, những đứa trẻ này vẫn muốn tương tác, giao tiếp với ba mẹ và mọi người xung quanh. Tuy nhiên, việc hình thành và phát ra âm thanh của bé còn bị hạn chế. Mặc dù vậy, trẻ vẫn có thể hiểu và giao tiếp qua các cử chỉ, ánh mắt một cách thuận lợi đồng thời phát triển ổn định về những khía cạnh khác.

Đối với chậm nói đơn thuần, mẹ có thể nhận biết trẻ chậm nói thông quan những dấu hiệu sau đây:

  • Con thích dùng cử chỉ hơn lời nói khi tương tác với những người xung quanh, đôi khi con khóc lóc ăn vạ thay vì trao đổi bằng lời với ba mẹ
  • Khi được 1 tuổi rưỡi mà bé không thể hiểu và nhắc lại lời nói của người khác.
  • Gặp nhiều cản trở trong quá trình hiểu được các yêu cầu hoặc câu hỏi đơn giản từ người lớn.

trẻ 18 tháng tuổi không thể bắt chước lời nói của mẹ

Khi được 18 tháng tuổi, bé không thể bắt chước được lời nói của người khác.

Đến giai đoạn từ 2 - 3 tuổi, nếu bé có các dấu hiệu sau đây thì cha mẹ nên dẫn con đi khám:

  • Trẻ không tự phát âm từ hoặc cụm từ mà chỉ biết nhại lại những hành động, âm thanh của người khác.
  • Giọng nói có sự khác thường như giọng nghe the thé, bé bắt chước tiếng con vật,...
  • Trẻ chỉ nói được một số từ vựng quen thuộc hoặc các từ được lặp đi lặp lại nhiều lần, không biết dùng ngôn ngữ để tương tác với người khác.

Thông thường trẻ chậm nói đơn thuần có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân, sinh đa thai, khả năng phát triển ngôn ngữ của bé trai thường chậm hơn so với bé gái. Thiếu hụt DHA dẫn tới chậm hoàn thiện hệ thần kinh cũng có thể là nguyên nhân trẻ chậm nói. Trẻ chậm nói đơn thuần có thể bắt kịp tốc độ phát triển ngôn ngữ của các bạn khi có biện pháp giáo dục phù hợp và bổ sung đủ dinh dưỡng.

4. Dấu hiệu chậm nói do chậm phát triển trí tuệ

Trong khi trẻ chậm nói đơn thuần chỉ mang tính chất tạm thời, trẻ chậm nói do chậm phát triển trí tuệ lại không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hội chứng này do rối loạn phát triển thần kinh, xuất hiện sớm trong giai đoạn thời thơ ấu. Điều này gây cản trở cho bé trong quá trình tiếp thu, duy trì, áp dụng các kỹ năng, khó khăn về khả năng chú ý, các giải quyết vấn đề, sự nhận thức và giao tiếp với xã hội.

Ngoài các dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần, chậm phát triển trí tuệ còn bao gồm:

  • Khả năng kết hợp các kiến thức, kỹ năng và khả năng vận động tinh (cởi cúc, bốc nhón, đánh răng...) kém hơn so với các bạn
  • Bé không ghi nhớ tốt các thông tin như tên, sự việc vừa mới diễn ra...
  • Thiếu tập trung, không có khả năng suy nghĩ tư duy như các trẻ cùng trang lứa khác
  • Khả năng thích nghi kém khi được đặt trong môi trường mới

Trẻ chậm nói do chậm phát triển trí tuệ có thể được giải quyết. Thay vì lo lắng, các bậc phụ huynh cần can thiệp kịp thời để giúp bé cải thiện khả năng nói bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, dành nhiều thời gian quan tâm và hướng dẫn trẻ, có thể đưa đi khám để bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho bé.

chậm nói do chậm phát triển, kém tập trung

Trẻ thiếu tập trung, không có khả năng suy nghĩ tư duy như các trẻ cùng trang lứa khác

5. Dấu hiệu trẻ chậm nói tự kỷ

Trẻ chậm nói đơn thuần hoặc do phát triển trí tuệ thường có một vài dấu hiệu giống tự kỷ như: khả năng giao tiếp kém, chậm đáp ứng chỉ dẫn khi người lớn yêu cầu. Tuy nhiên, bé chậm nói vẫn có khả năng tương tác tốt với người thân thông qua ánh mắt, cử chỉ.

Tuy nhiên, chậm nói có thể là dấu hiệu thường gặp của bệnh tự kỷ ở trẻ nhưng không phải cứ chậm nói đều chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Với bệnh tự kỷ, trẻ chậm nói có biểu hiện gì

  • Không bập bẹ, không biết ra hiệu (vẫy tay, bắt tay, chỉ ngón trỏ,..) khi trẻ được 12 tháng tuổi.
  • Không phát âm được từ đơn khi bé 16 tháng tuổi.
  • Khi 24 tháng tuổi, bé không tự thực hiện các câu ghép đơn giản có 2 từ.
  • Khả năng giao tiếp bị hạn chế bất kỳ lứa tuổi nào.

Trên đây chỉ là các biểu hiệu thường gặp ở trẻ chậm nói tự kỷ. Để biết chắc chắn bé có bị chậm nói do tự kỷ hay không, các mẹ nên đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ có chuyên môn xác định chính xác tình trạng của bé nhé!

trẻ 2 tuổi chậm nói

Khi 24 tháng tuổi, bé không tự thực hiện các câu ghép đơn giản có 2 từ

6. Chẩn đoán phân biệt chậm nói

Cuối cùng, để khẳng định chắc chắn con có các dấu hiệu chậm nói cũng như phân biệt rõ các thể chậm nói ở trẻ, mẹ cần lưu ý tránh nhầm lẫn chậm nói với các tình trạng sức khỏe liên quan khác như:

  • Chứng khó đọc: Con gặp khó khăn trong việc đọc, viết và đánh vần nhưng vẫn có thể nói chuyện, giao tiếp bình thường với cha mẹ, bạn bè
  • Điếc thần kinh thị giác: Con không nói hay mô phỏng lại cách phát âm chỉ đơn giản là vì con không thể nghe thấy. Trẻ vẫn có thể nói được bình thường sau khi có các can thiệp phù hợp
  • Bệnh bại não: Trẻ bị mất trương lực cơ, mất kiểm soát khả năng vận động, trong đó có cơ lưỡi dẫn đến khó nói. Tình trạng này có thể khiến trẻ mất khả năng ngôn ngữ ngay cả khi đã biết nói sõi.

Chẩn đoán phân biệt chậm nói còn bao gồm các biện pháp can thiệp phù hợp với trẻ. Mỗi thể bệnh chậm nói lại có các lộ trình phát triển ngôn ngữ khác nhau và được bổ sung, thay đổi theo mỗi lần khám. Đa phần các biện pháp tập trung vào việc khuyến khích con nói nhiều hơn và khả năng nghe hiểu phong phú hơn:

  • Tập trung vào giao tiếp: Thường xuyên nói chuyện với bé, hát tạo điều kiện trẻ bắt chước âm thanh, cử chỉ
  • Đọc sách cho bé nghe: Các mẹ hãy tìm những cuốn sách mềm, sách bìa cứng hoặc sách phù hợp với lứa tuổi để động viên bé nhìn khi mẹ gọi tên bức tranh
  • Sử dụng các huống hàng ngày: Mẹ có thể kể tên các loại thực phẩm trong cửa hàng tạp hóa cho bé, đồng thời giải thích những gì mẹ đang làm khi nấu một bữa ăn, hoặc dọn phòng và chỉ các đồ vật xung quanh

BioAmicus Omega-2 DHA - Bổ sung DHA từ sơ sinh cho bé thông minh, nhanh nhẹn

bioamicus omega-3 dha siêu cô đặc vị ngon độc quyền

BioAmicus Omega-3 - DHA siêu cô đặc vị ngon độc quyền

DHA là chất béo quan trọng nhất cấu tạo nên bộ não. Bổ sung DHA cho trẻ từ sơ sinh - giai đoạn não bộ tăng trưởng kích thước và phân hóa chức năng nhanh nhất - chính là biện pháp đơn giản mà hiệu quả để bổ sung dưỡng chất cho não bộ. Từ đó hỗ trợ hoàn thiện hệ thần kinh, kết nối các phân khu trong não, cho trẻ thông minh, nhanh nhẹn.

Sản phẩm BioAmicus Omega-3 - dầu cá tinh khiết từ Canada - chứa DHA với hàm lượng cao siêu cô đặc, chắc chắn là lựa chọn bổ sung DHA cho trẻ từ sơ sinh không thể bỏ qua của mẹ. Sản phẩm chứa tới 100mg DHA trong mỗi liều dùng, kết hợp với 20mg EPA, tất cả đều ở dạng triglyceride cho khả năng hấp thu hoàn toàn, đáp ứng nhu cầu phát triển não bộ ở trẻ.

Khác biệt với các dòng Omega-3 trên thị trường, Omega-3 BioAmicus được chiết xuất từ cá nhưng hoàn toàn không tanh. Bí quyết chính là công nghệ khử mùi "Hộp đen" độc quyền và công nghệ tạo hương vị tự nhiên từ BioAmicus. Sản phẩm tự hào mang tới giải pháp giúp bổ sung DHA cho trẻ đơn giản và dễ dàng hơn, cho con thích thú ngay từ lần thử đầu tiên. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về dấu hiệu trẻ chậm nói để ba mẹ có thể tham khảo. BioAmicus hy vọng với nội dung có trong bài viết trên, các bậc phụ huynh sẽ hiểu chính xác hơn về tình trạng chậm nói của trẻ. Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc quanh chủ đề chăm sóc bé, hãy liên hệ 1900 636 985 để nhận tư vấn 1-1 miễn phí.

 



Bài viết liên quan