Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Con chậm nói khiến ba mẹ vô cùng hoang mang, lo lắng, tìm đủ mọi cách để giúp con nhanh biết nói, bao gồm cả các mẹo dân gian và theo khoa học. Hãy cùng chuyên gia Bioamicus khám phá 5 mẹo dân gian và một số phương pháp khoa học chữa trẻ chậm nói ngay bài viết sau nhé!
Chậm nói không phải chứng bệnh mới. Thực tế, từ xa xưa dân gian đã truyền tai nhau nhiều mẹo cho trẻ nhanh biết nói.
Mẹo cướp lời được lưu truyền phổ biến tại khu vực miền Trung và miền Nam. Theo đó, khi trong nhà có trẻ chậm nói, lên 2, lên 3 tuổi mà chưa biết nói, cha mẹ bế bé ra chợ “giật đồ ăn” với ý nghĩa “cướp lời” cho trẻ nhanh biết nói.
Mẹo cướp lời (giật đồ ăn) chữa chậm nói ở trẻ
Cách thực hiện:
Mẹo cướp lời được xem là thành công khi con vui vẻ nhận lấy đồ ăn và trực tiếp ăn luôn, không chê hay nhè.
Vì là “cướp lời”, mẹ không được trao đổi trước, xin hay giải thích về việc làm của mình với người bị cướp. Cũng vì lý do này mà mẹo “cướp lời” có nhiều biến tấu hơn. Mẹ có thể không cần ra chợ mà trực tiếp qua nhà hàng xóm, người thân, bạn bè để thực hiện.
Ăn lưỡi để con nói gioti theo quan niệm "ăn gì bổ nấy"
Dân gian quan niệm “Ăn gì bổ nấy”. Cho nên đối với trẻ chậm nói, lưỡi bò, lưỡi heo chính là món “đại bổ” cho sự phát triển ngôn ngữ.
Lưỡi heo, bò có thể chế biến thành nhiều món trong thực đơn hằng ngày. Phổ biến nhất là cháo, lưỡi heo luộc, gỏi lưỡi heo chua ngọt…
Về số lượng lưỡi heo, bò cho trẻ ăn, mỗi vùng miền lại có những quan niệm khác nhau. Đa phần cho rằng với con trai nên ăn 7 lưỡi, con gái nên ăn đủ 9 lưỡi là có thể nói sõi.
Một mẹo nhỏ cho mẹ khi chế biến lưỡi heo, bò cho bé mà không có mùi hôi chính là bóp kỹ với rượu trắng, sau đó trụng sơ với nước sôi và 1 muỗng nước mắm trong vòng 5 phút.
Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ
Đậu đỏ chứa nhiều vitamin B và dinh dưỡng, lại là loại ngũ cốc may mắn theo quan niệm dân gian. Ăn đậu đỏ được xem là giúp trẻ thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn và ăn nói khéo léo hơn.
Chế biến đậu đỏ cho trẻ chậm nói, mẹo dân gian được truyền lại như sau:
Mẹo chữa trẻ chậm nói này được khuyên nên áp dụng đến khi con nói được.
Xoay cối đá cho con nhanh biết nói
Xoay cối để bé nói năng trôi chảy cũng là một mẹo trong dân gian. Theo đó, đứa trẻ chậm nói được cho ngồi lên trên cối đá. Cha mẹ cầm cán cối xoay về 1 phía, thực hiện 7 lần đối với bé trai, 9 lần đối với bé gái. Trong khi xoay, cha mẹ cần nói những lời chúc cho em bé nhanh mồm nhanh miệng.
Dân gian cho rằng chỉ cần thực hiện 1 lần như vậy là đã có hiệu nghiệm.
Với mẹo này, mẹ ra chợ mua một con cá lóc (cá chuối, cá quả) còn sống, chỉ nên mua con nhỏ, mẹ nên rửa cá sạch sẽ.
Cầm chặt con cá (lót khăn cho đỡ nhớt) rồi dùng đuôi cá vỗ nhẹ vào đầu gối của trẻ, nam 7 lần, nữ 9 lần là con sẽ nhanh biết đi, biết nói trôi chảy.
Mẹ nên kiên trì thực hiện mẹo này liên tục 2-3 lần/tuần, thử trong 1 tháng, theo dõi và quan sát kết quả.
Sau đó mẹ dùng chính con cá này nấu canh, nấu cháo cho bé. Bên cạnh cá lóc, cá chép cũng là loại cá thường được các bà, các mẹ chế biến và sử dụng trong thai kỳ để trẻ thông minh hơn. Đây cũng là loại cá nước ngọt chứa nhiều DHA, Omega-3 hỗ trợ phát triển não bộ.
Mẹo "chất cây" hay "lấy cây đặt dưới lưỡi" được nhiều người truyền tai nhau là có thể kích thích khả năng nói của trẻ.
Cách thực hiện:
Lưu ý quan trọng khi áp dụng mẹo chất cây chữa chậm nói:
Mời mẹ đọc thêm:
Các mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói được truyền miệng, đa phần không có cơ sở khoa học, chưa được kiểm chứng hiệu quả.
Tương tự, còn vô vàn các mẹo dân gian khác như mẹo đốt vía, làm lễ mở hoa… đều chỉ là biện pháp giải tỏa tâm lý cho ba mẹ.
Đối với trẻ chậm nói, nếu chỉ áp dụng các mẹo dân gian có thể bỏ lỡ khoảng thời gian vàng điều trị, can thiệp sớm, trẻ ngày càng lười nói, ngại giao tiếp.
Đặc biệt có nhiều nguyên nhân gây chậm nói ở trẻ, đặc biệt có nhiều nguyên nhân nhân do bệnh lý đi kèm như tự kỷ, tăng động, giảm chú ý...
Do đó, BioAmicus khuyên ba mẹ nên cho trẻ thăm khám ngay khi trẻ có dấu hiệu chậm nói so với độ tuổi, để từ đó có hướng can thiệp sớm, tích cực, và áp dụng đúng các phương pháp khoa học để giúp trẻ nhanh biết nói.
Mẹ chỉ nên áp dụng đồng thời các mẹo dân gian với các phương pháp khoa học, không nên quá phụ thuộc, tránh mê tín dị đoan.
Các mẹo chữa chậm nói hiện đại được dựa trên việc tăng cường cơ hội giao tiếp và vốn từ vựng cho trẻ. Từ đó cải thiện khả năng nghe - nói ở trẻ nhỏ và cả đọc - viết ở trẻ lớn. Dưới đây là các mẹo phổ biến nhất mẹ có thể tham khảo:
Chủ động tập nói với trẻ
Trẻ chỉ có thể nói tốt khi được nghe tốt và liên tục được đặt trong tình huống yêu cầu nói chuyện. Do đó, việc chủ động giao tiếp với trẻ là rất cần thiết.
Mẹ có thể bắt đầu những câu chuyện bằng cách hỏi về một ngày của con, chào buổi sáng khi con đi học hoặc đơn giản là chúc con ngủ ngon.
Đọc sách giúp tăng vốn từ và khả năng tưởng tượng của trẻ. Bất kể là trẻ nhỏ hay trẻ lớn, mẹ đều có thể lựa chọn các đầu sách phù hợp cho bé. Bắt đầu bằng những mẩu truyện ngắn, tới các câu truyện dài, nhiều phần.
Các thao tác chế biến thực phẩm và cả mùi vị của bữa ăn đều có thể là chủ đề giao tiếp với con hằng ngày. Qua các tiếp xúc nhìn, cầm, nắm, mẹ có thể dạy con đây là rau củ gì, đây là loại thịt gì. Qua việc nếm, ngửi, mẹ có thể dạy con những vốn từ về mùi vị.
Cũng đừng quên hỏi trẻ “Hôm nay mẹ nấu có ngon không?”, “Món này có mùi vị gì?” và để trẻ thể hiện nhận xét riêng về mùi vị như cười, nhăn mặt, lè lưỡi, khà…
Mẹo tăng khả năng ngôn ngữ cùng bữa ăn hằng ngày
Chơi giả vờ là cùng con mô tả lại các hành động hằng ngày hoặc đóng vai người khác. Đây là một mẹo nhỏ mà mẹ có thể áp dụng ngay nếu con chậm nói. Mẹ có thể bắt đầu bằng cách mô phỏng các hoạt động hằng ngày. Ví dụ như thay quần áo cho búp bê, tập đánh răng, tập chải tóc… Khi trẻ đã quen, có thể tăng độ khó của các trò chơi giả vờ như tập đóng vai, chơi tưởng tượng…
Nhiều mẹ cho rằng chỉ khi nói lệch âm hoặc bắt chước âm của trẻ thì con mới nghe hiểu. Thực tế đây là một việc làm kỳ cục và không tốt cho sự phát triển ngôn ngữ.
Một mẹo nhỏ cho mẹ là mẹ nhắc lại từ một cách rõ ràng nhiều lần nếu con không hiểu. Vừa nói vừa ra ký hiệu hoặc chỉ tay vào các hình ảnh, mô hình tương ứng cũng là cách giao tiếp hiệu quả với con.
Việc bổ sung DHA vào chế độ ăn mỗi ngày của con chắc chắn là một mẹo hữu ích cho trẻ thông minh, nhanh biết nói. Theo đó, DHA có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ, bao gồm nghe, nói và cả đọc, viết.
Mẹ có thể bổ sung DHA cho con qua các loại cá biển (cá hồi, cá thu, cá cơm...), hải sản (ngao, sò), tảo biển... Hoặc cũng có thể cho bé bổ sung qua thực phẩm bổ sung DHA chuyên dụng.
Ngoài DHA, các dưỡng chất tốt cho não bộ như folate, cholin... cũng nên được bổ sung cho trẻ chậm nói. Dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng chính là mẹo chữa trẻ chậm nói theo khoa học.
DHA Bioamicus - Bí quyết vàng cho trẻ chậm nói
BioAmicus Omega-3 là dầu cá tinh khiết nhập khẩu nguyên hộp từ Canada. Sản phẩm chứa DHA và EPA tinh khiết với hàm lượng cao lên tới 200mg DHA/ml. Sản phẩm cô đặc đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ lớn, chia liều hiệu quả tới 0,25ml phù hợp với cả trẻ nhỏ. Do đó, BioAmicus Omega-3 dùng được cho trẻ ở mọi lứa tuổi có nhu cầu bổ sung DHA.
BioAmicus Omega-3 DHA trải qua quy trình tinh chế 7 bước - Công nghệ "Hộp đen" độc quyền. Sản phẩm mang tới từng giọt DHA kết hợp với EPA theo tỷ lệ vàng 5:1, không lẫn tạp chất, độc tố, dioxin và kim loại nặng. Đặc biệt loại sạch mùi tanh, vị ngon độc quyền, cho bé những trải nghiệm tuyệt vời.
Ngoài ra để phòng ngừa tình trạng chậm nói ở trẻ, trong thời kỳ mang thai, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên bổ sung đầy đủ các vi chất, đặc biệt là DHA góp phần tăng cường trí não cho bé ngay từ trong bụng mẹ. Mẹ có thể tham khảo bổ bầu EU, Elevit...
Hy vọng các mẹo chữa trẻ chậm nói phía trên hữu ích cho các mẹ có con chậm nói. Để tìm hiểu thêm các bài viết cùng chủ đề, vui lòng theo dõi BioAmicus.