Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Táo bón xảy ra khi ruột già hấp thụ quá nhiều nước từ phân, khiến phân trở nên khô, cứng và khó di chuyển. Dưới đây là các dấu hiệu trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón giúp mẹ có thể dễ dàng nhận biết và có những biện pháp chăm sóc phù hợp.
Táo bón xảy ra khi phân bị mất một lượng nước đáng kể. Lúc này, chúng trở nên khô, cứng và khó đi tiêu. Phân càng ở trong đường ruột lâu, càng dễ bị mất nước và khó được đẩy ra ngoài.
Một trong những nguyên phổ biến khiến trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón là do chế độ ăn - uống thiếu nước:
Thêm vào đó, việc gia tăng tái hấp thu nước ở ruột già cũng khiến phân khô cứng, gia tăng nguy cơ táo bón ở trẻ sơ sinh, thường gặp trong các trường hợp:
Một số nguyên nhân khác, ít phổ biến hơn, có thể dẫn đến tình trạng táo bón bẩm sinh, bao gồm:
Trẻ bú mẹ thường đi ngoài nhiều hơn, đặc biệt trong những tuần đầu tiên, có thể 2-3 lần mỗi ngày hoặc sau mỗi lần bú. Đôi khi, trẻ bú mẹ có thể không đi ngoài trong 5-7 ngày mà vẫn khỏe mạnh, do sữa mẹ được hấp thu gần như hoàn toàn, ít tạo cặn thải. Trong khi đó, trẻ bú sữa công thức thường đi ngoài ít nhất một lần mỗi ngày.
Nếu tần suất đi tiêu của trẻ giảm đáng kể (dưới một lần trong 2-3 ngày) và phân trở nên cứng, vón cục, thì đó có thể là dấu hiệu của táo bón, đặc biệt phổ biến ở trẻ dùng sữa công thức.
Tuy nhiên, nếu trẻ bú mẹ không đi ngoài trong vài ngày nhưng vẫn vui vẻ, bụng mềm và khi đi phân vẫn mềm dạng bột nhão thì mẹ không cần lo lắng vì đây thường chỉ là hiện tượng giãn ruột sinh lý.
Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón thường biểu hiện khó chịu trong quá trình đi tiêu, bao gồm khóc, rặn mạnh, hoặc có vẻ đau đớn. Điều này khác với trạng thái bình thường ở trẻ bú mẹ đầy đủ, vì sữa mẹ thường hỗ trợ tiêu hóa tốt, giúp phân mềm và dễ thải ra ngoài.
Rặn hoặc rên rỉ nhẹ khi đi tiêu là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Chủ yếu do cơ bụng chưa phát triển hoàn thiện và việc nằm nhiều gây khó khăn trong việc tạo áp lực cần thiết. Tuy nhiên, nếu tình trạng rặn mạnh của bé kéo dài, kèm theo khóc mỗi lần đi tiêu thì đó là dấu hiệu rõ ràng của táo bón.
Khi trẻ bị táo bón, bụng thường căng nhẹ hoặc chướng, nhưng không đau đớn khi sờ vào. Cha mẹ có thể sờ thấy các khối cứng trong bụng trẻ, đây là dấu hiệu của phân tích tụ. Ở trẻ bú mẹ, tình trạng này ít xảy ra vì sữa mẹ giúp phân dễ thải ra ngoài, không bị tích tụ trong ruột.
Tắc ruột, đầy hơi và dị ứng thức ăn cũng có thể khiến bụng trẻ căng. Tuy nhiên, tắc ruột khiến bụng căng cứng rõ rệt, rất đau khi sờ vào và có thể có các vùng cứng và mềm không đều do tắc nghẽn. Trong khi đó, dị ứng thức ăn chủ yếu gây đầy hơi, sờ không thấy các khối cứng và có thể kèm theo nôn trớ, phát ban.
Phân của trẻ bị táo bón thường cứng, khô và vón cục, có hình dạng giống khúc gỗ hoặc viên bi nhỏ. Điều này xảy ra do phân lưu lại quá lâu trong đại tràng, khiến nước trong phân bị hấp thu nhiều hơn bình thường. Đây là sự khác biệt rõ rệt so với phân của trẻ bú mẹ bình thường, vốn mềm, có màu vàng tươi và dạng bột nhão nhờ vào các thành phần dễ tiêu hóa và lợi khuẩn trong sữa mẹ.
Trong trường hợp phân tích tụ quá lâu, việc rặn mạnh có thể gây rách niêm mạc hậu môn, dẫn đến phân lẫn máu đỏ tươi dễ thấy trên tã. Tuy nhiên trừ lần đi ngoài đầu tiên khi trẻ sơ sinh đào thải phân su nếu phân có màu đen hoặc sẫm màu kèm máu, đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Táo bón và giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể gây nhầm lẫn vì đều làm kéo dài thời gian đi tiêu ở trẻ.. Thực tế, hai triệu chứng này lại có sự khác biệt rõ rệt. Trẻ bị táo bón thường có phân cứng, vón cục, khó thải ra ngoài và có thể khóc hoặc tỏ ra đau đớn khi đi tiêu. Ngược lại, giãn ruột sinh lý chỉ gây bụng chướng nhẹ, không có dấu hiệu đau đớn và phân vẫn mềm, không bỏ bú.
Điều quan trọng để phân biệt là theo dõi sự thay đổi của các triệu chứng theo thời gian. Giãn ruột sinh lý sẽ tự khỏi khi hệ tiêu hóa của trẻ phát triển, không cần điều trị và không ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Trong khi đó, táo bón có thể kéo dài và nếu không được xử lý kịp thời, có thể gây các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Táo bón ở trẻ sơ sinh có thể được cải thiện ngay tại nhà nếu ba mẹ chăm sóc bé đúng cách.
Việc đầu tiên cần làm là nhanh chóng giúp bé đi ngoài. Mẹ có thể thực hiện các biện pháp massge, kích thích hậu môn cho trẻ như:
Bên cạnh giải pháp khích thích hậu môn, hãy thay đổi cách chăm sóc trẻ để bé nhanh hồi phục và hạn chế táo bón tái phát:
Để biết thêm chi tiết về cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ có thể tham khảo bài viết Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị táo bón.
táo bón kéo dài có thể khiến phân tích tụ trong ruột cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo rằng mặc dù tần suất đi tiêu ở trẻ sơ sinh có thể thay đổi, nhưng nếu trẻ có các triệu chứng sau hoặc số lần đi tiêu giảm rõ rệt, việc đưa trẻ đến bác sĩ là rất cần thiết để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hy vọng rằng bài viết “Dấu hiệu trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón [Xem ngay]” sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin chi tiết và hữu ích. Nếu mẹ cần thêm sự hỗ trợ hoặc có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với hotline 1900 636 985 hoặc truy cập website BioAmicus để nhận sự tư vấn 24/7 từ đội ngũ dược sĩ chuyên nghiệp nhé.
1. Baby poo – what's normal?
https://www.breastfeeding.asn.au/resources/baby-poo-whats-normal2. Constipation In Babies: Symptoms, Diagnosis & Home Remedies
thebridalbox.com/articles/constipation-in-infants-or-babies/