Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

10 lý do khiến bé nôn trớ nhiều lần trong ngày

Mục lục

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày là hiện tượng thường gặp, có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Xem ngay bài viết dưới đây để nhận biết nguyên nhân và khắc phục cho bé ngay tại nhà.

lý do trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày

Nôn trớ ở trẻ là gì?

Nôn trớ là hiện tượng các chất trong dạ dày di chuyển ngược ra miệng trẻ. Chúng thường xuất hiện trong hoặc sau khi ăn no. 

Trong thời gian trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức, con thường nôn trớ ra sữa lỏng, cặn sữa hoặc dịch trong, không nôn vọt và với lượng ít.

Khi đã được ăn thô, dịch nôn của trẻ có thể có thêm cặn, bã thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Dịch nôn của trẻ cũng bắt đầu có mùi hôi. 

Nôn trớ thường được phân thành 2 loại:

  • Nôn trơ sinh lý: Thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân do các vấn đề sinh lý, có thể tự khỏi khi con lớn dần
  • Nôn trớ bệnh lý: Nguyên nhân thường do bệnh trên đường tiêu hóa, trẻ nôn nhiều đi kèm các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, quấy khóc...

9 lý do khiến trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày

1. Trào ngược dạ dày - thực quản (GERD)

Trào ngược dạ dày - thực quản là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều lần trong ngày. Thường gặp sau khi ăn no. Trong giai đoạn sơ sinh, dạ dày của bé nằm ngang, các cơ thắt môn vị, tâm vị chưa đựa khép kín khiến thức ăn dễ bị đẩy ngược lên.

Trẻ nôn trớ do trào ngược thường chỉ ói ra lượng nhỏ sữa, thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Sau khi trớ, con không có biểu hiện khó chịu, cáu gắt.

2. Cho trẻ bú quá no

Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh là 30-35ml, trẻ 3 tháng là 100ml, trẻ 1 tuổi là 250-300ml. Khi bị ép ăn quá no, vượt qua sức chứa của dạ dày, bé có thể nôn hết tất cả những gì vừa mới ăn.

Biểu hiện của trẻ bú quá no bao gồm: ọc sữa thành vòi, bụng căng cứng, thở nhanh và khó thở nhẹ.

3. Cho trẻ bú không đúng cách

Mẹ cho con bú không đúng cách có thể khiến bé nuốt phải lượng lớn không khí, gây ra đầy chướng và gây nôn. Cũng do nuốt phải lượng lớn khí, trẻ thường có phản xạ ợ hơi, khiến sữa dễ bị trớ ra theo.

Do dạ dày nằm ngang, đặt bé nằm, rung lắc hoặc chọc cười bé ngay sau khi cho ăn cũng khiến thức ăn, sữa dễ bị đẩy ra ngoài.

4. Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm

Tình trạng dị ứng, bất dung nạp các thành phần có trong sữa như lactose, gluten, đạm bò... kích thích dạ dày khiến bé bị nôn. Kèm theo biểu hiện nôn, nhiều trẻ có biểu hiện phát ban, mẩn ngứa, tiêu chảy. Nôn do dị ứng có thể lặp đi lặp lại nhiều lần nếu bé liên tục tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích.

Đây là tình trạng bẩm sinh, mức độ nôn phụ thuộc vào từng trẻ.

5. Ngộ độc thực phẩm

Trẻ bú mẹ có thể bị ngộ độc nếu như thực phẩm mẹ ăn có chứa các độc tố truyền qua sữa mẹ. Trẻ bị ngộ độc thường nôn trớ dữ dội nhiều lần, nôn ra dịch trong, mật xanh, mật vàng. Kèm theo đó, con đau bụng nhiều, có thể tiêu chảy, mỏi cơ, quấy khóc...

6. Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn yếu, con rất dễ nhiễm trùng đường tiêu hóa. Các loại virus, vi khuẩn như Rotavirus, Norovirus, E. coli, Salmonella... là những vi trùng thường gây nôn nhất.

Ngay cả khi không mắc nhiễm trùng đường tiêu hóa, trẻ vẫn có thể bị nôn trớ nếu số lượng hại khuẩn trong ruột vượt quá số lượng lợi khuẩn. Người ta gọi tình trạng này là loạn khuẩn đường ruột. Nếu không bổ sung men vi sinh, loạn khuẩn ruột có thể tái diễn liên tục cho tới khi con 2 tuổi, gây ra các rối loạn tiêu hóa như: nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, phân sống...

7. Tổn thương thần kinh

Các tổn thương thần kinh như chứng viêm màng não, nhiễm trùng toàn thân đều ảnh hưởng đến chức năng điều khiển của hệ thần kinh, trong đó có phản xạ nôn. 

Để nhận biết nguyên nhân trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày do tổn thương thần kinh, mẹ quan sát các biểu hiện:

  • Nôn kèm sốt cao
  • Quấy khóc nhiều, khóc khó dỗ
  • Trẻ bị co giật, cứng cổ
  • Trẻ lừ đừ mệt mỏi, mắt trũng, da khô

8. Hẹp môn vị phì đại ở trẻ sơ sinh

Hẹp môn vị phì đại (hay hẹp phì dại môn vị) ở trẻ sơ sinh là bệnh lý đường tiêu hóa bẩm sinh. Bệnh gây tắc nghẽn đường ra của dạ dày, kích thích gây nôn. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ từ 3 đến 6 tuần tuổi và hiếm khi xảy ra sau 12 tuần tuổi.

Đây là một bệnh lý nghiêm trọng, nếu thấy con có cá dấu hiệu nôn mửa nhiều, không tăng cân, quấy khóc liên tục, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

9. Trẻ bị tắc ruột, lồng ruột

Khi một đoạn đường ruột của trẻ bị chít hẹp, tắc hoặc lồng vào nhau, nhu động ruột mất ổn định, con có thể bị nôn nhiều. Chứng tắc ruột, lồng ruột không thể dự đoán và phòng trừ từ trước, xong có thể nhận ra qua các dấu hiệu:

  • Trẻ bị nôn nhiều, nôn ra dịch xanh vàng, đôi khi có máu
  • Trẻ bị đau quặn bụng từng cơn, ấn bụng đau nhiều
  • Sốt nhẹ
  • Bỏ bú

10. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, một số tình trạng sinh lý và bệnh lý khác có thể gián tiếp gây nôn. Tuy những nguyên nhân này thường không gây nôn liên tục, nhiều lần, mẹ không nên bỏ qua chúng.

  • Ho hoặc cảm lạnh: Ho mạnh có thể kích thích phản xạ nôn. Thường kèm theo ho có đờm, khò khè, chảy nước mũi.
  • Căng thẳng, khó chịu hoặc hồi hộp: Gây nôn ở trẻ lớn hơn. Thường kèm theo biếng ăn tâm lý.

Xem thêm: Mách mẹ cách xử lý ho nôn trớ

Có thể mẹ quan tâm

Bé sơ sinh nôn trớ nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?

Trong giai đoạn đầu đời, trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày là chuyện bình thường. Đây là phản xạ sinh lý tự nhiên khi hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện. Nếu con đã được 2 tuổi mà vẫn còn nôn trớ nhiều, ba mẹ cần nghĩ tới nôn trớ bệnh lý và cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám.

Cho dù trẻ nôn trớ do nguyên nhân bệnh lý hay sinh lý, việc gia tăng tần suất nôn trớ trong ngày cũng kéo theo khả năng con bị sặc sữa, nghẹt đường thở. Dịch nôn, sữa, thức ăn khi trào ngược có thể rơi vào phế quản, khí quản của trẻ. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất khi trẻ nôn trớ nhiều lần.

Men vi sinh BioAmicus Complete 10 chủng – Chấm dứt tình trạng bé nôn trớ nhiều

Để phòng ngừa và giảm nôn trớ ở trẻ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ bổ sung men vi sinh. Men vi sinh cung cấp các lợi khuẩn giúp tiêu hóa hiệu quả. Tránh sự tồn đọng khí trong đường ruột gây ra nôn trớ.

Men vi sinh BioAmicus Complete đưa vào được 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 loài quan trọng, cần thiết phải có mặt ngay trong đường ruột từ khi trẻ mới ra đời và chiếm hơn 80% lượng vi khuẩn đường ruột, đó là Lactobacillus và Bifidobacterium. Sự có mặt cùng lúc của 10 chủng lợi khuẩn mang lại hiệu quả tối đa cho các vấn đề liên quan đến đường ruột của trẻ.

Men vi sinh Bioamicus giúp cải thiện bé nôn trớ nhiều lần

  • BioAmicus Complete đã đạt được liều tối ưu 1 tỷ CFU lợi khuẩn mỗi liều
  • Các lợi khuẩn đều được phân lập đến chủng, đảm bảo chính xác chủng vi khuẩn cần thiết.
  • Sản phẩm không có mùi vị, không chất bảo quản, không chất kích ứng nên phù hợp với tất cả trẻ nhỏ.
  • Chinh phục được các bà mẹ khó tính tại hơn 30 quốc gia trên thế giới như: Đức, Mỹ, Nhật Bản, Anh…

Sử dụng Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete hằng ngày cho con để con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp con phát triển mỗi ngày.

Liên hệ ngay Hotline: 1900 636 985 để được các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cho con miễn phí.



Bài viết liên quan