Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Top 8 nguyên nhân khiến trẻ bị lùn và cách khắc phục ngay

Mục lục

Trẻ bị lùn là trẻ có chiều cao thấp dưới mức tiêu chuẩn khiến tầm vóc nhỏ bé. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị lùn. Mẹ cần tìm hiểu ngay để tránh mắc phải, đồng thời có biện pháp tăng chiều cao hợp lý cho trẻ.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị lùn

Trẻ bị lùn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe như còi xương, suy dinh dưỡng…Bên cạnh đó, trẻ lùn hơn các bạn cùng trang lứa có thể gây tự ti, ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ. Các nguyên nhân khiến trẻ bị lùn đó là:

1.1. Nguyên nhân bệnh lý

1.1.1. Do thiếu hormone tăng trưởng

Khi thiếu hormone tăng trưởng, trẻ không được tổng hợp các chất tạo xương và cơ gây bệnh lùn. Hormon tăng trưởng GH được thùy sau tuyến yên sản xuất. Bệnh lý thiếu hormone GH liên quan mật thiết đến bệnh lùn tuyến yên do các nguyên nhân sau:

– Nguyên nhân bẩm sinh: giảm sản hoặc bất sản tuyến yên

– Nguyên nhân bệnh lý: u tuyến yên, u vùng dưới đồi, u não, chấn thương não…

1.1.2. Do loạn dưỡng xương – sụn

Để phát triển chiều cao, sụn tăng trưởng phải cốt hóa thành xương tăng chiều dài xương. Khi trẻ mắc loạn dưỡng xương – sụn, hầu hết sụn sẽ không có khả năng chuyển hóa thành xương. Từ đó hạn chế chiều cao của trẻ.

Lùn do loạn dưỡng xương – sụn dẫn đến bệnh lùn không cân đối. Mẹ có thể nhận biết nhờ các dấu hiệu sau:

– Thân kích thước trung bình, các chi (cánh tay, chân) ngắn.

– Ngón tay ngắn.

– Đầu lớn, trán dô cao.

– Chân vòng kiềng.

1.2. Nguyên nhân do di truyền khiến trẻ bị lùn

Nghiên cứu chỉ ra rằng, gen di truyền chiếm 23% tỉ lệ phát triển chiều cao của trẻ. Vì vậy bố mẹ có tầm vóc thấp bé thì có 23% khả năng trẻ cũng bị lùn. Tuy nhiên, còn 77% yếu tố khác có thể tác động để trẻ cao lớn nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

Bệnh lý loạn sản xương – sụn cũng có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Do đó, nếu bố mẹ lùn cần xét nghiệm lập bản đồ gen trước khi mang thai để loại bỏ trường hợp con mắc bệnh từ khi mới chào đời.

nguyên nhân khiến trẻ bị lùn có thể do di truyền

Trẻ bị lùn có 23% nguyên nhân là do di truyền

1.3. Nguyên nhân do nếp sống, sinh hoạt

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt chiếm 77% khả năng tăng chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, điều kiện chăm sóc trẻ không đảm bảo chính là nguyên nhân khiến trẻ bị lùn.

1.3.1. Chăm sóc giai đoạn mang thai không tốt

Trong quá trình mang thai, thai nhi chỉ được cung cấp dinh dưỡng qua nhau thai của người mẹ. Mẹ bổ sung thiếu vitamin, canxi có thể làm trẻ chậm phát triển, còi xương ngay từ khi mới sinh.

Chăm sóc thai kỳ không tốt có thể gây suy dinh dưỡng bào thai. Bên cạnh đó mẹ bầu tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm như khói thuốc lá, vận động quá sức…cũng có nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển…

1.3.2. Thiếu vitamin D3 K2 là nguyên nhân khiến trẻ bị lùn

Nếu mẹ chỉ bổ sung canxi nhưng để trẻ thiếu vitamin D3 K2 thì cũng vô tác dụng. Vì D3 K2 chính là “người dẫn đường” giúp canxi đến xương. Thiếu dù chỉ một trong hai vitamin này đều khiến trẻ phát triển chậm lại.

Thiếu vitamin D3 K2, canxi trong thức ăn không thể hấp thu và đến xương. Nồng độ canxi huyết giảm, cơ thể huy động canxi từ xương để cân bằng. Từ đó canxi trong xương giảm gây còi xương, xương xốp, dễ gãy…

Vitamin D3 K2 trong thức ăn không đủ cung cấp cho trẻ. Vì vậy nếu mẹ không bổ sung ngoài thì trẻ nguy cơ cao bị thiếu D3 K2. Theo khuyến cáo của chuyên gia, cần chú ý bổ sung vitamin D3 K2 ngay từ trẻ sơ sinh để trẻ đạt chiều cao lý tưởng trong tương lai.

nguyên nhân khiến trẻ bị lùn là thiếu D3K2

Thiếu vitamin D3 K2 khiến trẻ bị lùn

1.3.3. Do ít vận động, rèn luyện khiến trẻ bị lùn

Khi vận động, hormone tăng trưởng GH sẽ được tiết ra liên tục. Nhờ đó, vận động giúp tái tạo mô sụn, tăng cốt hóa sụn thành xương, giúp tăng chiều cao hiệu quả.

Trẻ không vận động có lượng hormone GH tiết ra ít hơn 3 lần so với trẻ vận động 1 giờ/ngày. Do đó, trẻ ít vận động có chiều cao khiêm tốn, vóc dáng thấp bé hơn.

Trẻ ít vận động, rèn luyện còn gây giảm miễn dịch, khó ngủ, béo phì…Từ đó gián tiếp là nguyên nhân khiến trẻ bị lùn.

1.3.4. Do giấc ngủ không khoa học làm trẻ bị lùn

Khi trẻ ngủ muộn, hormon GH sẽ không được tiết ra đầy đủ trong khoảng 23h – 1h. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất ở xương, hạn chế phát triển xương. Do vậy, trẻ ngủ muộn sẽ không đạt được chiều cao lý tưởng, dễ bị lùn.

Theo viện nghiên cứu Y học Hoa Kỳ, 90% xương phát triển trong lúc ngủ hoặc nằm nghỉ. Hệ cơ – xương – khớp lúc này không chịu bất kỳ áp lực nào từ trọng lượng cơ thể được kích thích tăng trưởng mạnh mẽ. Do vậy, trẻ không ngủ đủ giấc cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn

1.3.5. Môi trường sống ô nhiễm

Môi trường sống ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị lùn. Nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, không đảm bảo vệ sinh, nước bẩn…thì sớm muộn cũng sinh bệnh.

Bởi trẻ có sức đề kháng yếu, không thể chống chọi với môi trường khắc nghiệt. Điều kiện chăm sóc sức khỏe kém làm trẻ hay ốm vặt, biếng ăn, mất ngủ…tác động rất xấu đến tăng trưởng chiều cao của trẻ.

môi trường ô nhiễm là nguyên nhân khiến trẻ bị lùn

Môi trường sống ô nhiễm là nguyên nhân khiến trẻ bị lùn

2. Những sai lầm của ba mẹ vô tình là nguyên nhân khiến trẻ bị lùn

Nhiều cha mẹ vì muốn tăng chiều cao cho con mà bất chấp nhiều nguy cơ rủi ro cho trẻ. Không những không làm trẻ cao lớn mà còn là nguyên nhân khiến trẻ bị lùn đi.

2.1. Nghĩ gen di truyền quyết định tất cả

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng, cha mẹ đã lùn thì con cũng thấp bé, không thể cải thiện được. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Trẻ hoàn toàn có chiều cao lý tưởng nếu có đủ điều kiện tác động vào 77% yếu tố ngoài gen.

Ngược lại, với trẻ đã có bố mẹ cao vẫn có nguy cơ thấp bé nếu không có đủ điều kiện phát triển. Do đó, bất kỳ trẻ nào cũng cần quan tâm phát triển chiều cao. Tránh việc chủ quan nghĩ con thừa hưởng gen cao của bố mẹ thì cũng sẽ cao lớn.

2.2. Bỏ lỡ các giai đoạn vàng – nguyên nhân trẻ thấp còi

Có 3 giai đoạn vàng để phát triển chiều cao của trẻ đó là:

– Giai đoạn bào thai.

– Giai đoạn 0 -2 tháng tuổi.

– Giai đoạn dậy thì.

Bỏ lỡ bất kỳ giai đoạn nào đều gây bất lợi trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt trong các giai đoạn vàng. Nếu không khoa học sẽ hạn chế phát triển xương, làm chiều cao của trẻ chỉ ở mức khiêm tốn.

Bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển chiều cao cũng có thể là nguyên nhân

Bỏ lỡ giai đoạn vàng làm trẻ bị thấp lùn trong tương lai

2.3. Cứ tập luyện là sẽ tăng chiều cao

Chế độ tập luyện chỉ giúp tăng 20% tỉ lệ chiều cao của trẻ sau này. Vì vậy không phải tập luyện là sẽ tăng chiều cao. Nếu mẹ không tác động vào các yếu tố khác như: chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ…thì trẻ cũng khó cao lên được.

2.4. Phụ thuộc canxi và hormon tăng trưởng

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp tăng chiều cao ở trẻ. Tuy nhiên, mẹ lại quá quan trọng thành phần dinh dưỡng là canxi và hormon tăng trưởng GH mà quên đi các chất dinh dưỡng khác.

Khi thừa canxi, các sụn tăng trưởng sẽ bị cốt hóa sớm mà không sản sinh thêm. Kết quả là trẻ có thể tăng nhanh chiều cao trong thời gian đầu nhưng lại dừng hẳn ở giai đoạn phát triển. Đây chính là nguyên nhân trẻ thấp còi mà nhiều mẹ vẫn đang gặp phải.

Trẻ cũng chỉ nên bổ sung GH khi có bệnh lý thiếu hormone này. Nếu trẻ không thiếu nhưng mẹ vẫn lạm dụng thì cũng không có tác dụng tăng chiều cao ở trẻ. Ngược lại còn  ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ như: rối loạn nội tiết, rối loạn hormone…

thừa canxi là nguyên nhân khiến trẻ bị lùn

Thừa canxi làm xương cốt hóa sớm khiến trẻ thấp còi 

2.5. Sai lầm khi cho trẻ ăn dặm là nguyên nhân khiến trẻ bị lùn

Nhiều mẹ mắc sai lầm khi cho trẻ ăn dặm, làm trẻ hạn chế phát triển chiều cao. Các sai lầm thường gặp như:

– Cho trẻ ăn dặm quá sớm: Trước 4 tháng mẹ đã cho trẻ ăn dặm. Lúc này hệ miễn dịch và tiêu hóa của trẻ đang còn yếu, gây rối loạn tiêu hóa.

– Cho trẻ ăn dặm quá muộn: cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng khiến trẻ thiếu dinh dưỡng, không đủ năng lượng để phát triển.

– Thành phần dưỡng chất không đủ 4 nhóm dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

Trẻ bị bệnh lùn chính là nguyên nhân trẻ thấp còi, chính vì vậy mẹ cần có những giải pháp cải thiện chiều cao phù hợp cho trẻ.

3. Cách cải thiện chiều cao của trẻ dựa trên nguyên nhân

Để cải thiện chiều cao của trẻ, mẹ cần dựa trên nguyên nhân trẻ thấp còi để có cách khắc phục phù hợp. Đối với nguyên nhân bệnh lý, mẹ cần sự can thiệp của bác sĩ để chữa trị. Với các nguyên nhân khác, hoàn toàn có thể cải thiện chiều cao cho trẻ bằng phương pháp sau:

3.1. Chăm sóc thai kỳ cho mẹ

Để con phát triển toàn diện ngay từ khi mang bầu, mẹ cần chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ cần thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý với 4 nhóm dinh dưỡng: đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

Từ tháng thứ 4, mẹ nên chú ý bổ sung canxi để trẻ hấp thu, tăng khối lượng xương – sụn. Đồng thời trong quá trình mang thai mẹ chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh khói thuốc…để con sinh ra tăng trưởng tốt nhất.

chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh

Chăm sóc dinh dưỡng thai kỳ giúp cải thiện chiều cao cho trẻ

3.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học với từng độ tuổi là giải pháp hiệu quả để cải thiện vóc dáng của trẻ. Mẹ cần lưu ý những điều sau để tránh trẻ bị lùn trong tương lai (Mẹ có thể xem chi tiết bài viết: Bổ sung gì để tăng chiều cao cho bé?)

– Bổ sung sữa mẹ đầy đủ theo nhu cầu của trẻ theo cân nặng như bảng sau:

Cân nặng (kg) Tổng lượng sữa cần cung cấp trong ngày (ml) Lượng sữa mỗi cữ bú (ml)
2.265 390 48.75
2.491 429 53.625
2.718 467 58.375
2.944 507 63.375
3.171 546 68.25
3.397 584 73
3.6 639 79.875
3.85 664 83
4 720 90
4.303 741 92.625
4.5 801 100.125
4.756 819 102.375
4.9 879 109.875
5.209 897 112.125
5.4 960 20
5.662 976 22
5.889 1015 126.875
6.115 1053 131.625
6.4 1119 139.875
6.704 1155 144.375
6.795 1172 146.25
7 1210 151.25

– Bổ sung khoảng 600 IU vitamin D3 cho trẻ sơ sinh, giúp tăng hấp thu canxi, tăng phát triển xương.

– Cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi để bổ sung dưỡng chất mà sữa không cung cấp đủ.

– Xây dựng thực đơn đa dạng cho trẻ ăn dặm, đủ 4 nhóm chất chính.

– Khuyến khích, động viên trẻ ăn nhẹ nhàng, không ép trẻ ăn quá nhu cầu.

– Phát hiện kịp thời các bệnh đường tiêu hóa gây kém hấp thu chất dinh dưỡng. Từ đó có cách xử lý phù hợp.

3.3. Khuyến khích trẻ tập luyện đúng

Mẹ nên khuyến khích trẻ vận động, rèn luyện để cải thiện chiều cao của trẻ. Mỗi lứa tuổi đều có thể vận động vừa sức như:

– Trẻ dưới 3 tuổi: khuyến khích mẹ chơi cùng bé, vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, đuổi bắt, ném bóng…

– Trẻ 3 – 6 tuổi: các bài tập thể dục, môn thể thao giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát như: chạy, cầu lông, nhảy dây, đá bóng…

– Trẻ trên 6 tuổi: khuyến khích trẻ hình thành thói quen chơi các môn thể thao yêu thích như: đá bóng, bơi, thể dục dụng cụ…

– Khuyến khích trẻ tập luyện thường xuyên giúp tăng chiều cao hiệu quả

3.4. Xây dựng nếp sống, sinh hoạt lành mạnh

Xây dựng nếp sống lành mạnh, sinh hoạt khoa học cũng là điều kiện lý tưởng để tăng chiều cao cho trẻ. Mẹ cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học như sau:

– Hạn chế tiếp xúc với điện thoại, xem TV, chơi Game.

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc: trong khi ngủ hạn chế ánh sáng xanh, tiếng ồn, không ăn quá no trước khi ngủ…

– Đúng tư thế: nằm, đứng, ngồi đều cần đúng từ thế để cột sống phát triển khỏe mạnh.

– Môi trường sống lành mạnh: không khí trong lành, tránh nơi ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước…

Mời mẹ tham khảo thêm: Cách tăng chiều cao cho trẻ từ 1 tuổi áp dụng được ngay

3.5. Bổ sung Vitamin D3 K2 MK7 giải pháp tăng chiều cao toàn diện cho trẻ

Vitamin D3 đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi từ ruột vào máu. Thiếu D3, nồng độ canxi trong máu giảm, cơ thể sẽ phải lấy ngược canxi từ xương để sử dụng. Việc này khiến xương xốp, mềm xương, còi xương ở trẻ.

Vitamin K2 có vai trò vận chuyển canxi từ máu vào xương để phát huy tác dụng. Thiếu vitamin này, canxi không thể vào xương gây yếu xương, chậm lớn.

BioAmicus D3 K2 chính là dạng chế phẩm chứa cả 2 tỉ lệ vàng vitamin D3 và K2. Với 100 IU vitamin D3 và 4µg vitamin K2 mỗi giọt, khắc phục tình trạng thiếu D3K2 – nguyên nhân khiến trẻ bị lùn.

Sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ bao kép độc quyền, giữ nguyên tính ổn định của vitamin K2 MK7. Với quy trình đảm bảo nghiêm ngặt về nguyên vật liệu, kỹ thuật bào chế, BioAmicus vitamin D3 K2 vô cùng an toàn cho trẻ sơ sinh với 5 không:

– Không chất bảo quản

– Không chất gây dị ứng

– Không chất biến đổi gen

– Không màu

– Không mùi vị

BioAmicus Vitamin D3K2

BioAmicus vitamin D3 K2 – MK7 giúp tăng chiều cao tối đa cho trẻ

Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ bị lùn hay nguyên nhân trẻ thấp còi. Trong quá trình phát triển chiều cao của bé, nếu mẹ có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ ngay số hotline: 1900 636 985. Các dược sĩ BioAmicus giàu kinh nghiệm sẽ giải đáp tận tình và hoàn toàn miễn phí.

 


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan