TOP 6 cách phòng ngừa táo bón ở trẻ, ngừa táo bón tái lại
Mẹ có con bị táo bón đã chữa khỏi nhưng lại bị lặp lại. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Vậy có cách nào phòng ngừa tránh tái lại hay không? Mẹ hãy tham khảo ngay 6 cách phòng ngừa táo bón ở trẻ ngay dưới đây.
Chủ động phòng ngừa táo bón ở trẻ tránh tái đi tái lại
Mục lục
1. Các giải pháp phòng tránh táo bón ở trẻ em
Phòng ngừa táo bón ở trẻ em rất dễ dàng, chỉ cần mẹ thực hiện đúng phương pháp. Có 5 cách phòng tránh táo bón ở trẻ em như sau:
1.1. Tập cho bé thói quen đúng giờ
Thiết lập chế độ đi tiêu theo đồng hồ sinh học giúp trẻ có tần suất đi tiêu phù hợp, khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày. Để tập thói quen này, mẹ phải tập cùng cho bé thói quen ăn uống đúng giờ, đủ lượng, cùng một thời điểm mỗi ngày.
Mẹ có thể tham khảo chế độ ăn của trẻ 1 tuổi như sau:
Giờ | Thức ăn | Lượng ăn |
6h | Sữa | 200ml |
8h | Cháo lươn – khoai môn | 1 bát |
10h | Dưa hấu | 100 – 200g |
12h | Cháo thịt bò – bông cải xanh | 1 bát |
14h | Nước cam | 100 – 200ml |
4h chiều. | Cháo tôm – bí đỏ | 1 bát |
20h | Cháo thịt gà – nấm hương | 1 bát |
21h – sáng | Bú mẹ | 200ml |
Bên cạnh đủ lượng, mẹ nên rèn cho trẻ tác phong đúng giờ:
– Mỗi bữa ăn kéo dài không quá 30 phút.
– Mỗi lần đi tiêu chỉ kéo dài không quá 30 phút.
Như vậy, khi hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, cơ thể sẽ báo hiệu giờ đi tiêu mỗi ngày. Từ đó giúp hình thành phản xạ đi tiêu cho trẻ, giúp trẻ đại tiện đều đặn. Đồng thời kích thích đại tràng hoạt động hiệu quả, phòng tránh táo bón ở trẻ em.
1.2. Uống thêm nước và không cần giảm lượng sữa
Để phòng ngừa táo bón ở trẻ, mẹ nên bổ sung đủ lượng nước cho trẻ. Điều này giúp làm mềm phân, di chuyển dễ dàng trong đại tràng. Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia, nhu cầu chất lỏng của trẻ như sau:
Độ tuổi | Lượng chất lỏng (ml/ngày) |
0 – 6 tháng | 500 – 700 |
6 – 12 tháng | 700 – 900 |
12 – 24 tháng | 900 – 1100 |
2 – 5 tuổi | 1100 – 1400 |
Chất lỏng nên bổ sung cho trẻ có thể là: sữa, nước hoa quả, nước lọc…Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ chỉ nên bú sữa mẹ hoàn toàn. Mẹ nên tăng cữ bú và giảm lượng sữa mỗi lần. Đảm bảo cung cấp đủ lượng chất lỏng và dinh dưỡng cho trẻ.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, nếu trẻ ngại uống nước lọc, mẹ có thể thay thế bằng nước ép hoa quả. Đồng thời thường xuyên thay đổi các loại nước trái cây để tăng tính hấp dẫn, giúp trẻ uống nước đều đặn mà không bị ngán.
Bổ sung chất lỏng đầy đủ giúp phòng ngừa táo bón ở trẻ hiệu quả
1.3. Thêm chất xơ vào trong chế độ ăn
Chất xơ di chuyển dọc thành ruột giúp loại bỏ các chất khó tiêu, ngăn ngừa táo bón. Do đó, mẹ nên bổ sung chất xơ theo khuyến nghị dưới đây:
Tuổi của trẻ | Lượng chất xơ cần cung cấp (g/ngày) |
6 – 12 tháng | 5 |
1 tuổi | 6 |
2 tuổi | 7 |
3 tuổi | 8 |
4 tuổi | 9 |
5 tuổi | 10 |
Những thực phẩm giàu chất xơ mẹ có thể lựa chọn cho con để phòng ngừa táo bón ở trẻ đó là:
– Táo: 2,4 g chất xơ/100g
– Lê: 5,5 g chất xơ/quả
– Yến mạch: 5 g chất xơ/100g
– Bơ: 7g chất xơ/100g
– Khoai lang: 3g chất xơ/100g
– Đậu đũa: 2g chất xơ/100g
Trong chất xơ, quan trọng hơn cả là chất xơ hòa tan. Đây là thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột lên men, giúp tăng lợi khuẩn đường ruột. Từ đó tăng cường phân giải thức ăn khó tiêu, tăng nhu động ruột, phòng tránh táo bón hiệu quả.
1.4. Hạn chế thức ăn gây táo bón ở trẻ
Mẹ vô tình cung cấp cho trẻ thức ăn không có chất xơ, thực phẩm khó tiêu dẫn đến tình trạng trẻ táo bón mãi không dứt. Những thức ăn này có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do ức chế lợi khuẩn, làm loạn khuẩn làm ứ trệ đường tiêu hóa gây táo bón.
Một số thực phẩm cần hạn chế để phòng ngừa táo bón ở trẻ em đó là:
– Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh: gà rán, bim bim…Chứa chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa. Thực phẩm không an toàn có thể đưa hại khuẩn vào đường ruột.
– Đồ ngọt: bánh ngọt, socola…không có chất xơ, hàm lượng đường cao khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt.
– Ngũ cốc chế biến: đã mất đi lượng chất xơ cần thiết, nên cho trẻ ăn ngũ cốc nguyên hạt.
– Thịt đỏ: hạn chế thịt bò, thịt lợn…vì có các protein khó tiêu.
– Hoa quả có vị chát: hồng xiêm, chuối xanh, ổi…chứa pectin, tanin là các chất tăng hút nước từ chất thải, làm phân khô cứng.
Hạn chế ăn đồ ăn nhanh thức ăn khó tiêu để phòng ngừa táo bón
1.5. Khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày
Vận động giúp tăng nhu động ruột, tăng đào thải chất thải tích trữ. Do đó, vận động thường xuyên giúp phòng ngừa táo bón ở trẻ vô cùng hiệu quả.
Mẹ cần thường xuyên khuyến khích trẻ vận động và cùng trẻ chơi đùa. Chế độ vận động cũng tùy thuộc độ tuổi:
– Với trẻ chưa tập đi, mẹ có thể massage hoặc cho bé tập bài tập xe đạp. Mỗi ngày nên thực hiện 2 – 3 lần sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Mỗi lần nên kéo dài 5 – 10 phút.
– Với trẻ đã biết đi, mẹ nên cho bé đi bộ thường xuyên hoặc chạy nhảy, chơi thể thao. Thời gian vận động mỗi ngày của trẻ khoảng 30 phút. Bên cạnh đó, mẹ tuyệt đối không cho trẻ vận động mạnh sau ăn vì gây đau dạ dày.
Mời mẹ tham khảo thêm
Thuốc điều trị táo bón ở trẻ em |
Táo bón sinh lý ở trẻ sơ sinh |
1.6. Bổ sung men vi sinh đa chủng
Men vi sinh giúp cung cấp lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lợi khuẩn trong men giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, năng suất, giúp tăng phân giải thức ăn làm tăng khối lượng và tần suất phân. Cơ chế phòng ngừa táo bón của men vi sinh có thể hiểu như sau:
– Phân giải acid lactic, carbohydrate thành các acid béo chuỗi ngắn: giúp tăng nhu động ruột già, kích thích tăng thải phân bằng cách tác động lên thụ thể thần kinh trong cơ trơn thành ruột.
– Giảm pH trong đại tràng: tạo môi trường acid tiêu diệt hại khuẩn, giúp vận chuyển phân trong ruột già dễ dàng.
– Bảo vệ niêm mạc: Lợi khuẩn trong men vi sinh tạo lớp nhầy bao phủ niêm mạc ruột, giúp tạo độ trơn cho quá trình đại tiện dễ dàng. Hơn nữa niêm mạc ruột khỏe mạnh còn giảm triệu chứng đau bụng khi bị táo bón lâu ngày.
– Tăng chuyển hóa muối mật: giúp tăng phân giải chất béo, protein khó tiêu, tăng khối lượng phân.
Tuy nhiên không phải men vi sinh nào cũng an toàn cho trẻ em và có tác dụng phòng ngừa táo bón. Mẹ nên lựa chọn loại men có các chủng lợi khuẩn thuộc nhóm Lactobacillus và Bifidobacterium để phòng táo bón cho trẻ em hiệu quả nhất.
Men vi sinh đa chủng giúp phòng ngừa táo bón ở trẻ hiệu quả
2. Thời điểm trẻ dễ bị táo bón, cần chú ý để phòng ngừa
Để phòng ngừa táo bón ở trẻ hiệu quả, mẹ cần nắm bắt thời điểm trẻ dễ bị táo bón nhất. Có 3 giai đoạn trẻ dễ bị táo bón nhất đó là:
2.1. Giai đoạn trẻ tập ăn dặm
Trong giai đoạn này, trẻ phải đối mặt với các thực phẩm cứng hơn, đặc hơn. Do đó, hệ tiêu hóa phải hoạt động vất vả hơn, chưa kịp thích nghi gây tình trạng không tiêu, táo bón. Ngoài ra, nếu chế độ ăn dặm của trẻ chứa các protein, kẽm, sắt…sẽ gây khó tiêu, táo bón ở trẻ.
Để phòng ngừa táo bón ở trẻ trong giai đoạn này, mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Thời điểm trẻ nên ăn dặm là sau 6 tháng tuổi. Đồng thời bổ sung thêm men vi sinh để tăng cường tiêu hóa, tăng phân giải thức ăn, ức chế vi khuẩn gây hại.
2.2. Giai đoạn trẻ tập ngồi bô, bồn cầu
Nhiều trẻ không quen hoặc không thích ngồi bô, bồn cầu để đi tiêu sẽ nhịn đi ngoài để né tránh. Tuy nhiên, điều này khiến phân tích tụ trong đại tràng, bị mất nước dẫn đến khô, cứng. Lâu ngày, trẻ bị táo bón lại càng có tâm lý sợ hãi, căng thẳng khi đi ngoài dẫn đến vòng lặp táo bón ngày càng nghiêm trọng ở trẻ.
Trong trường hợp này, mẹ nên cho trẻ tập ngồi bô, bồn cầu từ sớm. Trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi nên được tập ngồi bô để tạo phản xạ đi ngoài. Mẹ có thể thực hiện như sau:
– Đầu tiên, mẹ nên cho trẻ quan sát và học bằng cách bắt chước người lớn.
– Sau đó, đặt trẻ ngồi bô (vẫn mặc quần áo) 30 phút sau khi ăn sáng hoặc trước khi đi tắm, mỗi ngày 1 – 2 lần.
– Khi trẻ đã quen, tập tương tự với thói quen cởi bỏ quần và ngồi bô trần.
– Không nên ép trẻ ngồi bô nếu trẻ có biểu hiện khó chịu, quấy khóc, lo sợ.
Tập cho trẻ ngồi bô từ sớm giúp phòng ngừa táo bón cho trẻ
2.3. Giai đoạn trẻ đi học
Thời điểm này bé phải làm quen với nơi vệ sinh mới. Tuy nhiên, vì tâm lý ngại bạn bè hoặc nhà vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến trẻ cố nhịn để về nhà đi tiêu. Nhịn đại tiện thường xuyên khiến đại tràng phình to, mỗi lần đi tiêu lại phải rặn nhiều hơn, có thể dẫn đến rách hậu môn, chảy máu…
Để phòng ngừa táo bón ở trẻ ở giai đoạn học đường, mẹ cần:
– Tập cho trẻ ngồi bồn cầu, đi vệ sinh như ở trường.
– Khuyến khích con giải quyết mỗi khi có cảm giác buồn vệ sinh.
– Giải thích tác hại của việc nhịn vệ sinh cho trẻ.
– Tâm sự các vướng mắc, giải quyết nỗi lo ngại của con.
Khi mẹ thực hiện đúng, đủ các biện pháp trên, khi trẻ đi học sẽ tự giác đi vệ sinh, tránh tình trạng táo bón.
3. Men 10 chủng Bioamicus – Giải pháp hỗ trợ điều trị táo bón tái phát
Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete chứa hàng tỷ lợi khuẩn, giúp tăng phân giải các chất khó tiêu, tăng khối lượng chất thải. Bên cạnh đó, các lợi khuẩn trong sản phẩm giúp làm mềm phân, tăng nhu động ruột giúp phòng ngừa táo bón ở trẻ hiệu quả.
BioAmicus Complete có chứa 10 chủng thuộc 2 nhóm lợi khuẩn quan trọng nhất là Lactobacillus và Bifidobacterium. So với các men vi sinh khác trên thị trường, men 10 chủng có các ưu điểm sau:
– Nhóm Lactobacillus giúp sản xuất lactose, tăng tiêu hóa các chất khó tiêu, làm tăng khối lượng phân.
– Nhóm Bifidobacterium giúp tăng tiết enzym tiêu hóa, dịch dạ dày. Từ đó giúp tăng hoạt động hệ tiêu hóa, tiêu diệt hại khuẩn.
– Kết hợp 2 nhóm trong cùng 1 sản phẩm giúp tối ưu hiệu quả hỗ trợ điều trị, phòng ngừa táo bón ở trẻ
– Men vi sinh 10 chủng được nghiên cứu bền vững tới 95% trong acid dạ dày và muối mật. Do đó đảm bảo chuẩn liều, tỷ lệ lợi khuẩn sống sót cao, tăng tác dụng giảm táo bón.
– An toàn, lành tính với trẻ sơ sinh: chứa 5 không: không chất bảo quản, không màu, không mùi, không vị, không chất biến đổi gen. Được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng ngăn ngừa táo bón tái lại.
Men 10 chủng BioAmicus Complete là giải pháp phòng ngừa táo bón ở trẻ hiệu quả
Hy vọng với bài viết trên, mẹ đã bỏ túi được các phương pháp phòng ngừa táo bón ở trẻ. Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ với đội ngũ dược sĩ BioAmicus 1900 636985 để được cung cấp kiến thức hữu ích cho mẹ và bé hoàn toàn miễn phí.
Nguồn tham khảo:
-
1. How to Prevent Constipation in Your Kids
https://health.clevelandclinic.org/how-to-prevent-constipation-in-your-kids/
Các bài khác
Ăn sữa chua trị táo bón ở trẻ đúng cách
Sữa chua là món ăn được nhiều trẻ yêu thích. Không những thế, sữa chua còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trẻ táo bón có nên ăn sữa chua không? Trẻ ăn sữa chua như thế nào mới hợp lý? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu lợi ích của việc ăn […]
Cách trị táo bón kéo dài cho trẻ sơ sinh hiệu quả tức thì
Táo bón là tình trạng hay gặp, lại dễ tái mắc, nhất là ở trẻ sơ sinh. Mẹ đau đầu vì con khóc quấy, không chịu ăn cũng không đi tiêu được? Mẹ lo lắng vì con táo bón lâu ngày, rặn đỏ mặt, đau rát mỗi khi đi tiêu? Hãy đọc ngay bài viết […]
10 loại nước ép trị táo bón ngon-bổ-rẻ-dễ làm tại nhà
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng luôn là ưu tiên hàng đầu của các mẹ. Nước ép trị táo bón là một lựa chọn hàng đầu của các mẹ vì cung cấp nhiều vitamin và chất xơ cần thiết, giúp bé giảm đáng kể tình trạng táo bón đầy hơi. Mục lục1. 10 […]
Khoai lang trị táo bón cho trẻ có thực sự hiệu quả? Dùng thế nào?
Khoai lang là loại lương thực phổ biến, trồng quanh năm lại ngọt mềm. Vì vậy, khoai lang thường xuyên có mặt trong thực đơn của bé. Nhiều mẹ không biết khoai lang còn là thực phẩm đặc biệt cải thiện táo bón. Khoai lang trị táo bón cho trẻ như thế nào sẽ được […]
Vì sao trẻ bị táo bón kéo dài, lặp đi lặp lại mãi không khỏi
Thông thường, trẻ mắc táo bón sẽ khỏi sau 1-3 tuần. Trong một số trường hợp, trẻ có thể mắc táo bón trên 4 tuần hoặc mắc đi mắc lại liên tục. Tìm hiểu ngay nguyên nhân vì sao trẻ bị táo bón kéo dài qua bài viết dưới đây. Mục lục1. 6 nguyên nhân […]
Đọt mồng tơi trị táo bón – Mẹo hay dân gian tại nhà
Táo bón ở trẻ là một trong những thử thách đầu tiên trong hành trình làm mẹ. Mục tiêu hàng đầu của mẹ là nhanh chóng giúp con đi tiêu càng sớm càng tốt. Có một mẹo dân gian rất hay để giải quyết vấn đề này. Đó chính là dùng đọt mồng tơi trị […]
[XEM NGAY] Trị táo bón cho trẻ bằng mật ong thế nào tốt nhất?
Phương pháp trị táo bón cho trẻ bằng mật ong từ lâu được các bà, các mẹ truyền tai nhau. Đây chỉ là cách chữa mẹo dân gian hay có cơ sở khoa học? Hãy cùng chuyên gia làm rõ qua các tác dụng của mật ong và cách sử dụng tại nhà trong bài […]
Cách uống dầu mè trị táo bón cho trẻ hiệu quả bất ngờ
Dầu mè được ví như thức quà quý giá của thiên nhiên với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Là bài thuốc trị táo bón an toàn và hiệu quả được các mẹ sử dụng phổ biến hiện nay. BioAmicus sẽ chia sẻ ngay với các mẹ và bé cách uống dầu mè […]
Bột sắn dây trị táo bón cho trẻ có hết được không?
Trong dân gian, mẹo chữa táo bón bằng bột sắn dây được lưu truyền phổ biến. Vậy liệu bột sắn dây trị táo bón cho trẻ có hết được không? Cách sử dụng bột sắn dây trị táo bón như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. Mục lục1. Tác dụng của sắn […]
Rau diếp cá trị táo bón cho trẻ sơ sinh có tốt không? Dùng thế nào?
Rau diếp cá là phương thuốc dân gian hạ sốt, thanh nhiệt. Vậy có thể sử dụng rau diếp cá trị táo bón cho trẻ sơ sinh không? Nếu dùng thì dùng thế nào để trị táo bón nhanh chóng? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về tác dụng và cách dùng rau […]