Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Táo bón lâu ngày ở trẻ em: nguy hiểm tiềm ẩn, trị thế nào?

Mục lục

Táo bón lâu ngày ở trẻ em là tình trạng thường gặp và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân gây táo bón, dấu hiệu thể nào, ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe của trẻ? Tất cả thông tin sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây táo bón lâu ngày ở trẻ em

Có 95% táo bón kéo dài ở trẻ là do nguyên nhân chức năng và 5% là nguyên nhân thực thể. Mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Táo bón lâu ngày ở trẻ em

Có 95% táo bón kéo dài ở trẻ là do nguyên nhân chức năng

1.1. Nguyên nhân thực thể táo bón lâu ngày ở trẻ

Nguyên nhân thực thể là các nguyên nhân liên quan đến tổn thương, bệnh lý…của đường tiêu hóa. Phải chẩn đoán nguyên nhân thực thể gây táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ trước. Nếu có, cần phải can thiệp điều trị ngay. Nếu không thì mới xét đến nguyên nhân chức năng.

Một số nguyên nhân thực thể thường gặp gây táo bón ở trẻ là:

– Suy giáp

– Phình đại tràng

– Đái tháo đường

– Bệnh thần kinh

– Bệnh cột sống

1.2. Nguyên nhân chức năng khiến trẻ bị táo bón lâu ngày

Nguyên nhân chức năng là những lý do chủ quan từ các hoạt động thường ngày của trẻ gây ra:

– Ăn dặm quá sớm: do hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi với những thức ăn lạ, hại khuẩn phát triển, gây đầy bụng, khó tiêu.

– Sữa công thức quá nhiều đạm: có nhiều loại không chứa chất xơ hoặc có rất ít gây táo bón ở trẻ. Ngoài ra trong sữa công thức còn nhiều loại protein khó dung nạp, trẻ sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến táo bón.

– Thiếu chất lỏng: Thường gặp ở trẻ trong quá trình cai sữa mẹ, bổ sung thiếu…Lúc này, cơ thể tăng cường lấy nước từ hệ tiêu hóa làm phân đặc, khô.

– Dùng kháng sinh: khi sử dụng thường xuyên sẽ tiêu diệt lợi khuẩn trong đường tiêu hóa. Từ đó giảm phân giải các chất khó tiêu, tần suất phân giảm gây táo bón lâu ngày ở trẻ em.

–  Trẻ nhịn đi tiêu: việc không đào thải phân ra ngoài thì chất thải càng tích tụ nhiều, ruột già tái hấp thu nước làm phân càng trở nên khô cứng. Lâu ngày gây táo bón ở trẻ em.

TÓM TẮT: 95% táo bón lâu ngày ở trẻ em có nguyên nhân chính là táo bón chức năng: nhịn đi tiêu, ăn dặm sớm, sữa công thức nhiều đạm, dùng kháng sinh…

2. Những dấu hiệu của trẻ bị táo bón lâu ngày

dấu hiệu của trẻ bị táo bón lâu ngày

Mẹ cần để ý những dấu hiệu của trẻ bị táo bón lâu ngày để có những giải pháp kịp thời

Để nhận biết các dấu hiệu táo bón lâu ngày ở trẻ em, mẹ có thể dựa vào các triệu chứng sau:

Dấu hiệu Triệu chứng
Phân khô cứng có thể lẫn máu Phân dê, rời, cứng, đặc, xuất hiện các vết nứt trên thành hậu môn
Cảm giác buồn đại tiện, mỗi lần chỉ đi được ít Cảm giác buồn đi tiêu nhưng không thể rặn ra ngoài được
Rò rỉ phân ở lỗ hậu môn, són phân Phân dính vào quần lót của trẻ dạng bết, đặc
Đau bụng táo bón Đau bụng trái dưới rốn
Bụng dưới chướng to, đầy hơi Sờ thấy các cục hoặc hơi chướng lên
Đau rát hậu môn Trẻ khóc thét, đau đớn mỗi lần đi vệ sinh
Trĩ Búi trĩ bên ngoài hậu môn
Sa trực tràng Thấy khối sa màu đỏ sẫm bị đẩy nhẹ ra ngoài

3. Táo bón lâu ngày ở trẻ em có nguy hiểm không?

Táo bón ở trẻ có hại không? Táo bón lâu ngày ở trẻ em nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Tình trạng này dẫn đến nhiều biến chứng như:

3.1. Biếng ăn

Táo bón lâu ngày ở trẻ em gây biếng ăn

Táo bón, biếng ăn trong thời gian dài, trẻ rất dễ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng

Khi bụng trẻ đầy chất thải, cặn bã không được tống ra ngoài sẽ khiến trẻ không có nhu cầu nhận thêm thức ăn. Vi sinh vật trong chất thải lâu ngày không được đào thải sẽ tăng sinh gây chướng bụng, đầy hơi, cảm giác chán ăn…

Khi biếng ăn trong thời gian dài, trẻ rất dễ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thiếu chất chậm phát triển về cả thể chất và tinh thần. Trẻ dễ thấp lùn, còi xương, trí nhớ kém, mệt mỏi, sống thụ động, khó hòa nhập….

3.2. Giảm sức đề kháng – tác hại táo bón lâu ngày ở trẻ

Giảm sức đề kháng là một hậu quả nghiêm trọng khi trẻ biếng ăn do táo bón. Hơn nữa, chất thải tồn đọng tạo điều kiện hại khuẩn phát triển mạnh. Từ đó làm yếu hệ tiêu hóa, giảm đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh bên ngoài.

Giảm đề kháng ở trẻ táo bón lâu ngày làm trẻ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp như: ho, viêm họng, cảm cúm, ốm vặt, loạn khuẩn ruột…

3.3. Táo bón lâu ngày ở trẻ em gây trĩ

Táo bón kéo dài ở trẻ em làm chèn ép lên các tĩnh mạch ở trực tràng, gây viêm. Ngoài ra hành động rặn quá mức để đầy chất thải ra ngoài làm các tĩnh mạch ở đây giãn ra, sưng lên tạo thành các búi trĩ.

Nếu không được điều trị kịp thời, trĩ nặng có thể làm trẻ bị nhiễm trùng máu, viêm do tĩnh mạch không được bảo vệ bên trong hậu môn. Trĩ có thể làm trẻ đại tiện không tự chủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

3.4. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là xuất hiện các vết nứt, loét ở rìa thành hậu môn. Điều này xảy ra khi phân cứng, to ứ lâu ngày được cố rặn ra ngoài. Từ đó mô lót hậu môn bị rách nhẹ gây chảy máu.

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ táo bón lâu ngày còn do niêm mạc da của trẻ còn mỏng, dễ bị tổn thương khi có lực lớn tác động.

Lúc này, trẻ đau rát và càng sợ đi vệ sinh, tình trạng táo bón càng nghiêm trọng. Tình trạng này tạo ra một vòng xoắn bệnh lý nếu không được can thiệp điều trị.

3.5. Ứ phân do táo bón lâu ngày ở trẻ

Do không được đào thải hết, phân trong trực tràng bị tích tụ lâu ngày thành khối to, cứng. Ruột già tái hấp thu nước thường xuyên làm phân mất nước, đặc, khô. Tình trạng này gây ứ phân, tắc nghẽn, không thể đi tiêu theo cách bình thường.

Táo bón lâu ngày ở trẻ em gây ứ phân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Một số hậu quả thường gặp như: tắc ruột, loạn khuẩn ruột, nhiễm trùng, nôn mửa…

3.6. Sa trực tràng – tác hại của táo bón ở trẻ em

Táo bón lâu ngày ở trẻ có thể dẫn tới sa trực tràng, trĩ

Táo bón lâu ngày ở trẻ có thể dẫn tới sa trực tràng, trĩ

Sa trực tràng xảy ra khi có tác động rặn đẩy phân ra ngoài thường xuyên. Do đó, niêm mạc trực tràng bị trượt và lộn ra ngoài.

Biến chứng sa trực tràng ở trẻ báo bón kéo dài nặng hơn bệnh trĩ. Nó gây loét trực tràng, hoại tử, co thắt…vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

TÓM TẮT: Táo bón lâu ngày ở trẻ em gây nhiều hậu quả nghiêm trọng: biếng ăn, giảm đề kháng, trĩ, nứt kẽ hậu môn, ứ phân, sa trực tràng…

4. Trẻ bị táo bón lâu ngày có khỏi được không?

Mẹ đã áp dụng các biện pháp điều trị trẻ bị táo bón lâu ngày và đã cải thiện. Tuy nhiên tình trạng này lại tái đi tái lại, cứ 2 – 3 tuần lại táo lại 1 lần. Liệu táo bón lâu ngày có thể trị khỏi dứt điểm được không?

Trên thực tế, táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu mẹ áp dụng đúng phác đồ. Tuy nhiên, thời gian điều trị có thể kéo dài, đòi hỏi cần kiên trì điều trị để có kết quả tốt nhất.

Mẹ có thể tham khảo phác đồ điều trị chuẩn cho trẻ táo bón ở link sau: Thuốc điều trị táo bón ở trẻ em

5. Giải pháp cho trẻ bị táo bón kéo dài

Táo bón kéo dài cần các biện pháp tác động mạnh để tạo ra những thay đổi tích cực. Mẹ có thể áp dụng hoặc phối hợp các phương pháp sau đây:

5.1. Thay đổi chế độ ăn cho bé

Giải pháp cho trẻ bị táo bón kéo dài

Mẹ nên bổ sung cho trẻ thức ăn cho trẻ thức ăn loãng, giàu chất xơ

Mẹ nên bổ sung cho trẻ chất xơ, uống nhiều nước để giảm triệu chứng táo bón. Chất xơ đi qua ruột sẽ kéo theo các chất bẩn, vi khuẩn để đào thải ra khỏi cơ thể. Đồng thời chất xơ làm tăng nhu động, tăng cảm giác buồn đi tiêu ở trẻ.

Thực phẩm trẻ nên ăn bao gồm:

– Trái cây: chuối, đu đủ, cam, mận khô…

– Rau xanh: rau bina, bông cải xanh, rau má, bắp cải, mồng tơi…

– Các loại củ: khoai lang, củ cải..

– Sữa chua

Ngoài các thức ăn giàu chất xơ, mẹ nên tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, thức ăn làm loạn khuẩn tiêu hóa như:

– Thức ăn nhanh: snack, pizza, khoai tây chiên, xúc xích…

– Thức ăn cay nóng làm giảm nhu động ruột như ớt, tiêu, kim chi,…

– Protein khó tiêu trong một số loại sữa công thức, thịt đỏ…

– sThức ăn tinh chế: làm mất hàm lượng chất xơ vốn có như: mì gói, cháo gói, ngũ cốc tinh chế.

Ngoài ra, mẹ nên cho tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ, cùng một thời điểm cố định mỗi ngày. Điều này giúp trẻ có thói quen đại tiện vào cùng thời điểm, khi đến giờ sẽ có phản xạ đi tiêu tự nhiên.

5.2. Bổ sung chất xơ hòa tan

Chất xơ trong rau củ chủ yếu là chất xơ không hòa tan. Trong trường hợp trẻ đã táo bón lâu ngày, chất xơ không hòa tan có thể làm trẻ khó tiêu vì không đẩy chất thải ra ngoài được. Lúc này, mẹ nên bổ sung chất xơ hòa tan từ các chế phẩm ngoài.

Chất xơ hòa tan trong nước sẽ biến đổi thành một loại gel. Gel này trong hệ tiêu hóa sẽ giúp tăng lượng nước đến phân, làm mềm và xốp phân. Hơn nữa, chất xơ hòa tan còn kích thích nhu động, tăng vận chuyển và tống tháo phân. Từ đó đẩy lùi táo bón lâu ngày ở trẻ em.

Mẹ cần duy trì sử dụng chất xơ hòa tan ít nhất từ  3 – 6 tháng để cải thiện táo bón. Đồng thời kết hợp với các biện pháp khác để dứt điểm táo bón, tránh tái lại.

5.3. Bổ sung men vi sinh đa chủng

Bổ sung men vi sinh đa chủng cũng là cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ. Tăng cường lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm táo bón bằng cơ chế:

– Tăng nhu động ruột, tăng tống tháo phân.

– Tăng phân giải chất khó tiêu, tăng khối lượng phân.

– Làm xốp, mềm phân, dễ dàng đi tiêu.

Để đạt hiệu quả hỗ trợ điều trị, mẹ cần sử dụng men vi sinh đa chủng ít nhất trong 1 tháng đầu tiên. Bên cạnh đó cần kết hợp với chất xơ để cải thiện táo bón trong ít nhất 3 tháng.

Men vi sinh Men vi sinh BioAmicus Complete giảm táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹBioAmicus Complete

Men 10 chủng BioAmicus Complete chính là giải pháp hoàn hảo đầy lùi táo bón lâu ngày ở trẻ em

Men 10 chủng BioAmicus Complete chính là giải pháp hoàn hảo đầy lùi táo bón lâu ngày ở trẻ em. Với hàng tỷ lợi khuẩn thuộc 2 nhóm Bifidobacteria và Lactobacillus, có tác dụng:

– Phân giải chất hữu cơ khó tiêu, chuyển hóa tạo môi trường acid tiêu diệt vi khuẩn có hại giúp tiêu hóa dễ dàng thức ăn

– Tăng tiêu hóa thức ăn gây cảm giác đói, thèm ăn, giảm triệu chứng biếng ăn ở trẻ táo bón.

– 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều làm giảm chướng bụng, đầy hơi nhờ tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí, tiêu hóa thức ăn sinh hơi.

– Tạo màng áo giáp sinh học bảo vệ niêm mạc ruột, tránh cọ xát gây chảy máu, đau bụng.

– Kích thích phản ứng miễn dịch, tăng đề kháng ở trẻ táo bón lâu ngày.

Bên cạnh đó, BioAmicus Complete còn vô cùng an toàn với trẻ em với 5 tiêu chí: không chất bảo quản, không màu, không mùi, không vị, không chất gây dị ứng. Do đó sản phẩm được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng để giảm triệu chứng táo bón lâu ngày ở trẻ.

Men 10 chủng BioAmicus Complete chính là giải pháp hoàn hảo đầy lùi táo bón lâu ngày ở trẻ em

Men 10 chủng BioAmicus Complete chính là giải pháp hoàn hảo đầy lùi táo bón lâu ngày ở trẻ em

5.4. Sử dụng thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng có nhiều loại nhưng cơ chế chủ yếu tác động lên tính chất phân. Làm mềm, xốp phân để dễ tống tháo. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp được áp dụng khi táo bón cấp, không cải thiện được táo bón lâu ngày ở trẻ em.

Một số thuốc nhuận tràng mẹ có thể tham khảo để điều trị táo bón cho trẻ:

Thuốc Liều dùng
Lactulose 1-3 ml/kg/ngày, chia 2 lần
Sorbitol 1-3 ml/kg/ngày, chia 2 lần
PEG3350 < 1 tuổi: 1/2-1 gói /ngày

1-6 tuổi: 1 gói/ngày, tối đa 4 gói/ngày

6-12 tuổi: 2 gói/ngày, tối đa 4 gói/ngày

Bisacodyl 5 mg 1 – 3 viên/ngày, chia 1-2 lần

Nếu lạm dụng thuốc nhuận tràng thường xuyên, có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng như: mất phản xạ đi tiêu, rối loạn nước – điện giải, loạn khuẩn…Do đó mẹ cần kết hợp thêm men vi sinh và chất xơ hòa tan để có hiệu quả điều trị tốt nhất

TÓM TẮT: Điều trị táo bón lâu ngày ở trẻ bằng cách thay đổi chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Đồng thời kết hợp dùng thuốc nhuận tràng với bổ sung chất xơ hòa tan, đặc biệt là sử dụng men vi sinh đa chủng để giảm táo bón lâu ngày ở trẻ.

Trên đây là tất cả các thông tin mẹ cần biết về táo bón lâu ngày ở trẻ em. Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy liên hệ qua hotline miễn phí 1900 636 985 để dược sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả nhất

Mời mẹ tham khảo thêm:

11 mẹo chữa táo bón ở trẻ sơ sinh theo dân gian
Táo bón ra máu ở trẻ do đâu?

Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan