Táo bón ở trẻ có mấy loại? Làm thế nào để phòng táo bón?
Biết được táo bón ở trẻ có mấy loại, mẹ nắm được chính xác tình trạng táo bón con mắc phải. Từ đó, mẹ có biện pháp xử trí và phòng ngừa táo bón hiệu quả cho bé. Bài viết dưới đây giới thiệu tới mẹ phân loại táo bón theo nguyên nhân, đặc biệt là cách phân biệt chúng.
Mục lục
1. Khái niệm táo bón và phân loại táo bón ở trẻ
Táo bón là tình trạng con không đi tiêu được hoặc đi tiêu khó khăn.
Táo bón ở trẻ chia thành 2 loại lớn là táo bón thực thể và báo bón chức năng
Táo bón ở trẻ chia thành 2 loại lớn:
– Táo bón thực thể: Là kết quả của các tổn thương thực thể trên đường tiêu hóa. Có thể kể đến như dị tật ống tiêu hóa, các bệnh rối loạn chuyển hóa, khối u hoặc nhiễm độc. Táo bón thực thể chiếm khoảng 5% các trường hợp táo bón.
– Táo bón chức năng: Được xác định khi không tìm ra nguyên nhân thực thể gây táo bón ở trẻ. Các nguyên nhân điển hình nhất của táo bón chức năng là do thức ăn, lối sống hoặc hoạt động của ruột..
Táo bón chức năng lại chia thành 3 loại:
– Táo bón có nhu động ruột bình thường. Vì nhu động ruột bình thường, tốc độ chuyển phân trong ruột không đổi. Trẻ có những dấu hiệu táo bón nhẹ nhưng số lần đi ngoài vẫn bình thường.
– Táo bón nhu động ruột chậm. Phân di chuyển chậm hơn trong ruột gây táo bón. Biểu hiện bao gồm phân khô cứng, quấy khóc khi đi tiêu, giảm số lần đi tiêu,…
– Rối loạn bài xuất phân. Là loại táo bón sinh ra do các rối loạn liên quan đến quá trình bài xuất phân. Có thể kể đến như hậu môn chít hẹp bẩm sinh, khó giãn ra khi đi vệ sinh. Con buồn đi ngoài nhưng thường xuyên đi không hết, rặn đỏ mặt, toát mồ hôi mà vẫn không đi được.
Như vậy, táo bón ở trẻ có 2 loại là táo bón chức năng (nguyên phát) và táo bón thực thể (thứ phát). Táo bón chức năng lại được chia thành 3 loại nhỏ hơn để tiện theo dõi, điều trị.
2. So sánh 2 loại táo bón ở trẻ
Cả táo bón chức năng và táo bón thực thể ở trẻ đều bao gồm các biểu hiện của táo bón như:
– Giảm số lần đi tiêu (dưới 3 lần mỗi tuần).
– Trẻ đau bụng, đau rát hậu môn, quấy khóc, sợ đi tiêu.
– Bụng chướng, sờ thấy khối cứng.
– Phân lớn, khô đặc, mất nước.
Tuy nhiên, 2 loại táo bón có mức độ thường gặp khác nhau và nguyên nhân khác nhau. Vì thế, biện pháp xử lý từng loại táo bón cũng khác nhau.
2.1. Về nguyên nhân
Táo bón chức năng nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống
Khác biệt lớn nhất giữa 2 loại táo bón là nguyên nhân hình thành, chi tiết trong bảng sau:
Táo bón chức năng | Táo bón thực thể |
– Nhu động ruột chậm hơn so với bình thường.
– Rối loạn chức năng cơ sàn- chậu và cơ vòng hậu môn. – Trẻ ăn ít xơ, nhiều protein, tinh bột khó tiêu hóa. – Loạn khuẩn ruột, mất cân bằng lợi khuẩn- hại khuẩn |
– Tổn thương đại tràng: Phì đại, mất trương lực, viêm loét đại tràng.
– Ách tắc đường ruột: Khối u đại tràng, lồng ruột, có dị vật trong ruột. – Tổn thương thần kinh: bệnh lý ở não, màng não, – Nhiễm độc đường tiêu hóa. – Một số bệnh khác: tiểu đường, cường giáp, nhược giáp, rối loạn nội tiết… |
2.2. Về mức độ thường gặp
Táo bón chức năng chiếm đến 90-95% các trường hợp táo bón ở trẻ
Táo bón chức năng thường gặp hơn (90-95%). Các nguyên nhân gây táo bón chức năng cũng dễ mắc phải hơn. Thường xảy ra ở trẻ từ 2-6 tuổi, trước mỗi thời kỳ phát triển của con như:
– Trẻ sơ sinh đổi loại sữa hoặc trẻ bắt đầu ăn dặm.
– Trẻ thay đổi môi trường sống, đi mẫu giáo.
– Sau một đợt ốm, dùng thuốc tây nhiều, hệ vi sinh đường ruột suy giảm.
Táo bón thực thể ít gặp hơn nhưng nguy hiểm hơn. Do đến từ nguyên nhân thực thể, táo bón thực thể sẽ không dứt nếu chưa điều trị triệt để nguyên nhân. Hơn nữa, táo bón thực thể có thể làm nặng thêm tình trạng tổn thương hoặc bệnh lý ở trẻ. Loại táo bón này được bắt gặp ở trẻ với mọi lứa tuổi.
2.3. Các biểu hiện khác
Khác với táo bón chức năng, táo bón thực thể đi kèm với các dấu hiệu tổn thương như:
– Con giảm phản xạ chi dưới.
– Có tia máu lẫn trong phân.
– Hậu môn căng cứng, chít hẹp, nứt hoặc rách.
– Bất thường trong cấu trúc xương: vẹo cột sống, mông lệch, …
2.4. Biện pháp xử trí từng loại táo bón ở trẻ
Mẹ cần căn cứ vào loại táo bón con mắc phải để có hướng điều trị cho trẻ.
2.4.1. Táo bón thực thể
Sau khi xác định trẻ mắc táo bón thực thể, ưu tiên đầu tiên là điều trị nguyên nhân bệnh lý gây ra táo bón. Hãy đưa trẻ đi khám và làm các xét nghiệm để nhận được phác đồ phù hợp.
Quan trọng hơn cả, mẹ cần tuân thủ điều trị dứt điểm bệnh lý. Song song với đó, mẹ sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng táo bón: lactulose/PEG và men vi sinh đa chủng. Như thế, táo bón thực thể sẽ hết nhanh chóng.
2.4.2. Táo bón chức năng
Táo bón chức năng có thể tự điều trị tại nhà bằng cách thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt như:
– Bổ sung chất xơ vào thực đơn giúp làm mềm, tăng khối lượng phân, nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột.
– Massage bụng kích thích tiêu hóa, tăng nhu động ruột, hỗ trợ giảm đầy bụng, giúp đẩy phân ra ngoài.
– Bổ sung đủ nước cho trẻ hạn chế phân khô cứng, vón cục, khó đi tiêu.
– Bổ sung men vi sinh đa chủng ổn định đường ruột, tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa.
Hai loại táo bón ở trẻ khác nhau về biểu hiện, mức độ thường gặp, nguyên nhân. Mẹ cần phân biệt hai loại táo bón này để có hướng điều trị táo bón đúng đắn cho con.
Mời mẹ tham khảo thêm
Táo bón sinh lý ở trẻ sơ sinh |
TOP 6 cách phòng ngừa táo bón ở trẻ |
3. Các biện pháp đề phòng táo bón ở trẻ
Táo bón có thể không nguy hiểm nhưng gây ra phiền toái, khó chịu cho con. Nếu muốn con ăn khỏe, thoải mái chơi vui, tốt nhất mẹ nên phòng ngừa táo bón ở trẻ bằng cách:
– Cho trẻ đi khám sức khỏe định kì.
Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để nắm rõ tình trạng tiêu hóa bất thường của con
Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để nắm rõ tình trạng tiêu hóa bất thường của con. Từ đó, phát hiện và điều sớm các bệnh lý dẫn tới táo bón ở trẻ.
Vì vậy, cứ sau 6 tháng, hãy cố gắng cho bé yêu đi thăm khám sức khỏe 1 lần.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
Một chế độ ăn uống khoa học bao gồm đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng, chất xơ và nước. Trong đó, đặc biệt lưu ý bổ sung chất xơ hòa tan và tinh bột kháng giúp trẻ dễ tiêu hóa.
Mẹ cũng cần tránh cho con ăn những món chiên rán, đồ ngọt ít dinh dưỡng lại gây khó tiêu, nặng bụng.
– Bổ sung men vi sinh đa chủng hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ.
Bổ sung men vi sinh, mẹ trực tiếp bổ sung lợi khuẩn vào đường tiêu hóa của trẻ. Các lợi khuẩn này làm mềm phân, tăng nhu động ruột, hỗ trợ phân giải protein, tinh bột cho bé nhẹ bụng, đi tiêu dễ dàng.
Dòng men vi sinh tốt nhất cho táo bón ở trẻ là men vi sinh đa chủng. Chỉ 5-10 giọt men vi sinh mỗi ngày, mẹ hết nỗi lo con táo bón,
– Luyện tập thói quen đi vệ sinh cho trẻ
Các nghiên cứu chỉ ra, ngồi bô sớm, đúng cách giúp giảm tình trạng táo bón ở trẻ em.
Con cần được đi bô đúng giờ mỗi ngày, đây là thói quen tốt, giúp con không trốn tránh, trì hoãn việc đi bô, từ đó giảm táo bón ở trẻ.
Nếu con không chịu ngồi bô, hãy thử khích lệ con, tạo cho con không gian thoải mái, tinh thần thoải mái mỗi khi đi tiêu. Một chiếc bô màu sắc của riêng bé yêu cũng có thể khiến bé thích thú tập luyện hơn rất nhiều.
– Khuyến khích tập thể dục thể thao
Tập các bài tập nhẹ nhàng kích thích nhu động ruột, cho con dễ đi tiêu hơn. Ngồi im 1 chỗ xem điện thoại, tivi nhiều cũng khiến con có nguy cơ cao bị trĩ, táo bón.
Các hoạt động thể thao tốt nhất cho bé là các hoạt động chạy nhảy ngoài trời. Nếu không có thời gian đưa con đi chơi, mẹ cũng nên sắp xếp các bài tập đơn giản cho trẻ tại nhà.
4. Men 10 chủng BioAmicus – Cải thiện và phòng ngừa táo bón hiệu quả cho trẻ
Men 10 chủng BioAmicus Complete là lựa chọn được các chuyên gia khuyên dùng dành cho trẻ táo bón
Nếu mẹ đang phân vân loại men vi sinh nào tốt cho trẻ táo bón, Men 10 chủng BioAmicus Complete là lựa chọn được các chuyên gia khuyên dùng.
Đây là dòng men đa chủng đến từ Canada. Mỗi chủng lợi khuẩn có một vai trò khác nhau trên đường tiêu hóa. Khi kết hợp trong 1 sản phẩm, chúng mang lại hiệu quả hiệp đồng tác dụng giảm táo bón rõ rêt.
Các chủng lợi khuẩn từ BioAmicus cũng kích thích tăng cường miễn dịch, tiêu diệt hại khuẩn đường ruột. Miễn dịch ổn định hơn, trẻ khỏe mạnh hơn và ít mắc bệnh lý hơn,
Ngoài ra, BioAmicus Complete cũng được chú ý nhờ ưu điểm thuận tiện trong sử dụng tại nhà:
– Thành phần an toàn, mẹ không lo con dị ứng.
– Lọ nhỏ giọt tiện dụng, dung tích nhỏ, mẹ dễ mang theo.
– Bảo quản đơn giản, độ ổn định của lợi khuẩn cao, bảo quản được trong một thời gian dài.
Trên đây là bài tổng quan táo bón ở trẻ có mấy loại. Nếu mẹ muốn tìm thêm về chủ đề này, vui lòng truy cập website BioAmicus hoặc gọi điện tới hotline 1900 636 985 để được tư vấn trực tiếp.
Các bài khác
Ăn sữa chua trị táo bón ở trẻ đúng cách
Sữa chua là món ăn được nhiều trẻ yêu thích. Không những thế, sữa chua còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trẻ táo bón có nên ăn sữa chua không? Trẻ ăn sữa chua như thế nào mới hợp lý? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu lợi ích của việc ăn […]
Cách trị táo bón kéo dài cho trẻ sơ sinh hiệu quả tức thì
Táo bón là tình trạng hay gặp, lại dễ tái mắc, nhất là ở trẻ sơ sinh. Mẹ đau đầu vì con khóc quấy, không chịu ăn cũng không đi tiêu được? Mẹ lo lắng vì con táo bón lâu ngày, rặn đỏ mặt, đau rát mỗi khi đi tiêu? Hãy đọc ngay bài viết […]
10 loại nước ép trị táo bón ngon-bổ-rẻ-dễ làm tại nhà
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng luôn là ưu tiên hàng đầu của các mẹ. Nước ép trị táo bón là một lựa chọn hàng đầu của các mẹ vì cung cấp nhiều vitamin và chất xơ cần thiết, giúp bé giảm đáng kể tình trạng táo bón đầy hơi. Mục lục1. 10 […]
Khoai lang trị táo bón cho trẻ có thực sự hiệu quả? Dùng thế nào?
Khoai lang là loại lương thực phổ biến, trồng quanh năm lại ngọt mềm. Vì vậy, khoai lang thường xuyên có mặt trong thực đơn của bé. Nhiều mẹ không biết khoai lang còn là thực phẩm đặc biệt cải thiện táo bón. Khoai lang trị táo bón cho trẻ như thế nào sẽ được […]
Vì sao trẻ bị táo bón kéo dài, lặp đi lặp lại mãi không khỏi
Thông thường, trẻ mắc táo bón sẽ khỏi sau 1-3 tuần. Trong một số trường hợp, trẻ có thể mắc táo bón trên 4 tuần hoặc mắc đi mắc lại liên tục. Tìm hiểu ngay nguyên nhân vì sao trẻ bị táo bón kéo dài qua bài viết dưới đây. Mục lục1. 6 nguyên nhân […]
Đọt mồng tơi trị táo bón – Mẹo hay dân gian tại nhà
Táo bón ở trẻ là một trong những thử thách đầu tiên trong hành trình làm mẹ. Mục tiêu hàng đầu của mẹ là nhanh chóng giúp con đi tiêu càng sớm càng tốt. Có một mẹo dân gian rất hay để giải quyết vấn đề này. Đó chính là dùng đọt mồng tơi trị […]
[XEM NGAY] Trị táo bón cho trẻ bằng mật ong thế nào tốt nhất?
Phương pháp trị táo bón cho trẻ bằng mật ong từ lâu được các bà, các mẹ truyền tai nhau. Đây chỉ là cách chữa mẹo dân gian hay có cơ sở khoa học? Hãy cùng chuyên gia làm rõ qua các tác dụng của mật ong và cách sử dụng tại nhà trong bài […]
Cách uống dầu mè trị táo bón cho trẻ hiệu quả bất ngờ
Dầu mè được ví như thức quà quý giá của thiên nhiên với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Là bài thuốc trị táo bón an toàn và hiệu quả được các mẹ sử dụng phổ biến hiện nay. BioAmicus sẽ chia sẻ ngay với các mẹ và bé cách uống dầu mè […]
Bột sắn dây trị táo bón cho trẻ có hết được không?
Trong dân gian, mẹo chữa táo bón bằng bột sắn dây được lưu truyền phổ biến. Vậy liệu bột sắn dây trị táo bón cho trẻ có hết được không? Cách sử dụng bột sắn dây trị táo bón như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. Mục lục1. Tác dụng của sắn […]
Rau diếp cá trị táo bón cho trẻ sơ sinh có tốt không? Dùng thế nào?
Rau diếp cá là phương thuốc dân gian hạ sốt, thanh nhiệt. Vậy có thể sử dụng rau diếp cá trị táo bón cho trẻ sơ sinh không? Nếu dùng thì dùng thế nào để trị táo bón nhanh chóng? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về tác dụng và cách dùng rau […]