Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ bú mẹ có cần bổ sung DHA không? Bổ sung bao nhiêu?

Mục lục

Sữa mẹ là một nguồn chứa đa dạng các chất béo thiết yếu. Những chất béo này đã đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ? Trẻ bú mẹ có cần bổ sung DHA không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

trẻ bú mẹ có cần bổ sung dha không

1. Lượng DHA cần bổ sung mỗi ngày cho trẻ dưới 2 tuổi

DHA là một chất béo thiết yếu. Chúng đóng góp tới 90% tổng lượng chất béo tạo nên bộ não và giữ vai trò quan trọng trong dẫn truyền thần kinh.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) khuyến cáo bổ sung DHA cho trẻ từ sơ sinh với liều:

– Trẻ sơ sinh: DHA nên đóng góp 0,1-0,18% năng lượng trong 1 khẩu phần ăn. Tương đương với hàm lượng 0,2-0,36% trong sữa mẹ.

– Trẻ từ 6-24 tháng tuổi: bổ sung 10-12mg DHA mỗi 1 kg cân nặng

– Trẻ từ 2 tuổi: bổ sung 100-150mg tổng tượng DHA và EPA

Liều dùng trên thường được hiểu là liều tối thiểu cần thiết bổ sung. Thực tế, nhu cầu DHA của trẻ ở các giai đoạn sơ sinh cho tới 2 tuổi có thể cao hơn nhiều do tốc độ phát triển não bộ nhanh hơn hẳn những giai đoạn khác.

2. Trẻ bú mẹ có cần bổ sung DHA không?

Lượng DHA trong sữa của mỗi mẹ là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phần lớn vào chế độ ăn của mẹ.

Nồng độ DHA trong sữa mẹ trung bình trên toàn thế giới vào khoảng 0,32%. Trong nghiên cứu, DHA trong sữa của các bà mẹ dao động từ 0,06-1,40%. Trong khi đó, trẻ cần tiêu thụ 100-250mg DHA mỗi ngày. Nếu mẹ rơi vào nhóm có hàm lượng DHA trong sữa thấp (dưới 0,2%), con sẽ có nguy cơ thiếu hụt DHA nếu chỉ bú mẹ.

DHA trong sữa mẹ có đủ cho bé không

Trẻ bú mẹ có cần bổ sung DHA không? – Lượng DHA trong sữa mẹ

Ngay cả tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, hàng loạt nghiên cứu cho thấy hàm lượng DHA trong sữa mẹ chỉ đạt trung bình 0,19% (trước 2007). Con số này còn thấp hơn, ở mức 0,17% vào những năm sau đó. 

Một nghiên cứu khác năm 2011 đã cảnh báo nguy cơ thiếu DHA của phụ nữ cho con bú và trẻ từ 6-24 tháng tuổi. Trong đó, tại các nước đang phát triển, đa phần trẻ dưới 2 tuổi, trẻ bú mẹ và bà mẹ thiếu DHA.

Mẹ có thể thấy, kể cả trẻ bú mẹ cũng có nguy cơ thiếu hụt DHA. Hãy bổ sung DHA ngay từ hôm nay, đặc biệt, là trong các trường hợp:

– Trẻ không bú mẹ hoàn toàn

– Chế độ ăn của mẹ ít cá béo, thiếu hụt DHA

– Trẻ sinh non, thiếu tháng, cơ thể chưa thể chuyển hoá các chất béo khác thành DHA

Mời mẹ tìm hiểu: Bổ sung DHA cho trẻ 6 tháng tuổi

3. Cách bổ sung DHA cho trẻ đang bú mẹ

Trẻ đang bú mẹ không nhất thiết phải uống viên DHA, có nhiều cách hơn để bổ sung DHA cho bé!

3.1. Tăng cường DHA trong sữa mẹ

DHA trong sữa mẹ là dạng DHA kết hợp với EPA và các omega-3, 6 khác. Nồng độ của chúng có thể được cải thiện bằng việc thay đổi chế độ ăn.

Cá béo, thịt bò, các loại hạt quả hạch, quả bơ có thể làm tăng hàm lượng DHA trong sữa. Ngoài ra, nếu mẹ đã bổ sung DHA viên uống trong cả thai kỳ, hãy duy trì bổ sung DHA khi đang cho con bú.

Lượng DHA mẹ nên bổ sung mỗi ngày với liều thông thường là 300mg, hoặc tối thiểu 200mg.

3.2. Bổ sung từ thực phẩm bổ sung

Một lựa chọn khác để bổ sung DHA cho trẻ bú mẹ là bổ sung từ thực phẩm bổ sung. Đây là nguồn DHA có hàm lượng cố định, mẹ có thể bổ sung chính xác cho bé.

Tuy nhiên, để lựa chọn được loại DHA phù hợp với trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ, mẹ lưu ý các tiêu chí sau:

– Lựa chọn dạng bổ sung tinh khiết. Một số dòng sản phẩm có chứa DHA như dầu cá, dịch chiết cá có thể lẫn tạp chất, vitamin A  và D, hàm lượng dao động nhiều. Nếu mẹ không kiểm soát được nguồn tạp chất này, rất dễ có nguy cơ con bổ sung thừa gây ngộ độc.

– Mùi vị ngon. DHA thường được lấy từ hải sản, do đó có vị tanh đặc trưng. Nếu trẻ không thích mùi vị này, con rất dễ ghê cổ, nôn trớ, thậm chí là bỏ bú.

– Chọn DHA có chứa EPA với tỷ lệ 5:1. Đây là tỷ lệ gần với tỷ lệ DHA và EPA có trong sữa mẹ. Từ đó cho con hấp thu tối ưu.

– Lựa chọn dạng nhỏ giọt. Trẻ bú mẹ có ống tiêu hóa nhỏ. Để trẻ dễ nuốt, không hóc, dạng nhỏ giọt là phù hợp nhất.

– Nguồn gốc rõ ràng. DHA nói riêng và các Omega-3,6,9 nói chung là các sản phẩm dễ chiết tách, xong lại khó tinh chế loại tạp chất. Mẹ lưu tâm lựa chọn các nhãn hàng DHA uy tín, đảm bảo sản phẩm DHA sạch, có nguồn gốc rõ ràng cho trẻ.

3.3. Bổ sung DHA từ thực phẩm cho trẻ từ 6-24 tháng tuổi

Trẻ từ 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể bổ sung DHA cho con qua thực phẩm. Các loại cá béo như cá thu, cá mòi, cá ngừ đều rất giàu Omega-3 và DHA. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho con ăn thêm hàu, sò, bông cải xanh, hạt điều, hạt macca,… Nếu muốn thuận tiện hơn, việc trộn dầu cá, dầu omega cùng với đồ ăn dặm cũng là một lựa chọn để mẹ cân nhắc.

Thực phẩm có nhiều DHA cho bé

Thực phẩm có nhiều DHA cho trẻ từ 6-24 tháng tuổi

Mẹ lưu ý DHA ở trong thực phẩm rất dễ bị mất đi qua quá trình chế biến, không nên xào, rán lửa to. Ngoài ra, hải sản biển và các loại quả hạch như điều, óc chó, macca có khả năng gây dị ứng cho bé. Mẹ nên cho con ăn từng thìa nhỏ trong lần đầu tiếp xúc.

3.4. Bổ sung qua sữa công thức

Sữa công thức được quảng cáo là có chứa DHA cho trẻ thông minh. Nếu con không thể ăn sữa mẹ, hãy nghĩ đến sữa công thức.

Ngoài DHA, sữa công thức cung cấp cả các amin, vitamin và nhiều vi chất khác. Điều này rất có lợi cho trẻ cần bổ sung lượng lớn, nhanh chóng các loại vi chất, trẻ sau ốm cần phục hồi.

Tuy nhiên, lượng vi chất quá nhiều, vượt quá nhu cầu của trẻ cũng có thể dẫn tới thừa chất, ảnh hưởng tới sự phát triển cân đối của trẻ. Mẹ cân nhắc nếu đã bổ sung đủ DHA và các vi chất khác qua sữa mẹ, thực phẩm, hoặc đã bổ sung từ thực phẩm bổ sung. Nếu có thể, hãy cho trẻ bú mẹ đủ 24 tháng đầu đời.

Mời mẹ đọc thêm:

Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi trẻ bú mẹ có cần bổ sung DHA không. Hy vọng qua bài viết, mẹ có được lựa chọn tốt nhất cho trí thông minh và sự phát triển toàn diện của bé. Theo dõi BioAmicus để cập nhật các kiến thức chăm con khỏe mạnh và thông minh!


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan