Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình khá phổ biến ở trẻ nhỏ và thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, ba mẹ cần theo dõi kỹ để phát hiện sớm các bất thường. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về tình trạng này, đồng thời gợi ý cách chăm sóc trẻ tại nhà cho ba mẹ.
"Khò khè" là âm thanh phát ra trong cổ họng khi đường dẫn khí của phế quản và tiểu phế quản bị tắc nghẽn hoặc hẹp một phần. Đôi khi, kèm theo tiếng rít. Tiếng khò khè có thể nghe như tiếng rít, tiếng huýt sáo hoặc âm trầm.
Thở khò khè khác với tiếng ngáy (Âm thanh rung, ù, nguồn âm thanh ở đường thở trên). Ba mẹ cần nắm được để phân biệt.
Vặn mình là hiện tượng thường xuất hiện trong giai đoạn giấc ngủ nông hoặc sau khi trẻ thức dậy. Trong những lúc như vậy, trẻ có các biểu hiện như giật mình, vặn mình và rên rỉ với âm thanh “è è”. Đồng thời, mắt của trẻ cũng có thể chuyển động dưới mi mắt nhắm lại.
2 hiện tượng thở khò khè và hay vặn mình có thể xuất hiện đồng thời hoặc luân phiên khi trẻ ngủ.
Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số lý do thường gặp:
Ở trẻ sơ sinh, nếu như ba mẹ thấy biểu hiện con thở khò khè và hay vặn mình kèm theo đỏ mặt mà khoảng 2-3 phút sau tự hết, không còn biểu hiện nào khác, trẻ vẫn ăn, ngủ bình thường thì đây là hiện tượng sinh lý.
Bé sơ sinh do não chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ chưa kiểm soát được tay chân và thân mình làm cho các bộ phận đó cử động không kiểm soát như uốn éo, vặn mình. Hệ hô hấp chưa hoàn thiện là nguyên nhân con phát ra tiếng khò khè khi ngủ.
Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình do sinh lý
Cụ thể:
Ngoài ra, các cơn co thắt nhu động ruột bất thường (co thắt Colic) xảy ra ở trẻ 1 tuổi cũng khiến bé khó chịu, vặn mình để giảm bớt đau. Chứng đau bụng Colic sinh lý thường hết khi bé được 5 tháng tuổi.
Các bệnh lý đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến làm tắc nghẽn đường thở của trẻ, khiến trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình.
Các bệnh đường hô hấp trên thường đi kèm với các triệu chứng như ho, sốt, khó thở, ngủ không sâu giấc và mệt mỏi. Mẹ cũng có thể nhận thấy rõ ràng qua tình trạng sổ mũi, ho khi trẻ thức.
Trẻ khó thở do bệnh lý đường hô hấp
Do đường thở ngắn và nhỏ, phản xạ nuốt chưa tốt, trẻ sơ sinh rất dễ bị sặc sữa khi bú quá nhanh hoặc sai tư thế. Lượng sữa này có thể làm tắc đường thở tạm thời, gây ra biểu hiện thở khò khè.
Ngoài ra, ba mẹ không vệ sinh kỹ sau khi trẻ ăn hoặc trớ sữa có thể làm lắng đọng cặn sữa, thức ăn ở đường thở, gây viêm mũi, thở khò khè.
Canxi là khoáng chất quan trọng giúp cơ bắp và hệ thần kinh hoạt động bình thường, trong khi vitamin D3 và K2 hỗ trợ hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể.
Trong giai đoạn đầu phát triển, con có tốc độ tăng trưởng vượt trội gây thiếu hụt nhiều dinh dưỡng trong đó có canxi, vitamin D3 và K2. Mà quá trình chuyển hóa canxi và D3K2 lại diễn ra lúc ngủ, đặc biệt là vào ban đêm khiến trẻ hay vặn mình, khó ngủ về đêm.
Trẻ vặn mình khó ngủ do thiếu canxi, D3K2 có thêm các biểu hiện khác như: rụng tóc vành khăn, trằn trọc khó ngủ, chậm đi...
Các biến cố khi sinh có thể là nguyên nhân làm hẹp đường thở, khiến trẻ sơ sinh thở khò khè và vặn mình khó ngủ.
Trẻ sinh non, sinh thiếu tháng thường bị thiếu surfactant (một chất giúp giữ cho phế nang không bị xẹp) dẫn tới khó thở và xuất hiện âm thanh khò khè. Hệ hô hấp của trẻ sinh non cũng chưa hoàn thiện, các cơ yếu và thường bị chít hẹp. Trẻ sinh non cũng thường hấp thụ dinh dưỡng kém, thiếu hụt canxi và D3 dẫn đến hay vặn mình khi ngủ.
Bé sinh non có kiểu thở khò khè, khó thở
Trẻ khi sinh bị sặc nước ối khiến nước ối vào mũi, phổi của trẻ gây tắc nghẽn đường thở, ảnh hưởng đến sự trao đổi khí ở phổi.
Nguy hiểm hơn, một số trẻ có thể bị hít phải phân su trong nước ối, gây kích ứng, viêm phổi. Trong một số trường hợp, sặc phân su có thể dẫn tới nhiễm trùng phổi, xẹp phổi khiến trẻ bị suy hô hấp nghiêm trọng.
Đây là một bất thường bẩm sinh khiến cấu trúc thượng thanh môn mềm, làm thanh quản bị xẹp vào trong. Từ đó dẫn đến hiện tượng trẻ thở khò khè.
Có 80 – 100% ca bệnh đi kèm với tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản khiến trẻ hít phải một lượng nhỏ chất lỏng này vào phổi. Lượng axit dạ dày này gây kích ứng, sưng phù đường hô hấp, làm bé khó thở.
Các biện pháp can thiệp không chỉ giúp hỗ trợ cải thiệu triệu chứng mà còn giúp hạn chế tình trạng thở khò khè, vặn mình tái phát, cải thiện giấc ngủ của trẻ.
Giữ vệ sinh mùi, họng cho bé chính là biện pháp hiệu quả để con có một đường thở thông thoáng.
Với trẻ khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý đường hô hấp, hãy rửa mũi cho trẻ 1-2 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý.
Với trẻ đang bị sổ mũi, nghẹt mũi, hãy nhỏ nước muối sinh lý vào mỗi bên mùi để làm mềm dịch nhày, sau đó sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để làm sạch mũi. Lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi lấy hết dịch nhầy và trẻ dễ thở hơn.
Lưu ý: Nên lựa chọn ống nhỏ hoặc dụng cụ rửa mũi cho trẻ có đầu mềm, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.
Đảm bảo bé được bú mẹ hoặc sữa công thức đủ dinh dưỡng. Điều này không chỉ tạo tiền đề để các cơ quan trong cơ thể của trẻ phát triển đầy đủ mà còn giúp bé cải thiện sức đề kháng, hạn chế các bệnh đường hô hấp.
Ngoài ra, nếu mẹ nghi ngờ bé thiếu canxi, hãy bắt đầu thêm vào thực đơn của trẻ những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, tôm, cua.
Tổ chức y tế thế giới WHO cũng khuyến khích ba mẹ bổ sung vitamin D3 cho bé từ sơ sinh để tăng cường khả năng hấp thu canxi, cải thiện sức khỏe tổng thể.
Cùng cải thiện khả năng hấp thu canxi, mẹ có thể bổ sung kết hợp D3 với vitamin K2 như trong sản phẩm BioAmicus D3K2. Vitamin K2 giúp hạn chế tình trạng lắng đọng canxi tại mạch máu, vận chuyển canxi đến được đúng đích tại xương và răng.
TPBVSK BioAmicus Vitamin K2&D3 - Bổ sung vitamin D3 cho bé
Bổ sung men vi sinh giúp bổ sung lượng lớn lợi khuẩn cho đường ruột. Lợi khuẩn thuộc nhóm Lactobacillus có khả năng ổn định nhu động ruột, hạn chế các cơn co thắt bất chợt vào ban đêm. Từ đó, bổ sung men vi sinh là giải pháp hiệu quả cải thiện chứng vặn mình do đau bụng Colic.
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh còn là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Bổ sung men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Điều này cũng gián tiếp cải thiện tình trạng sức khỏe chung của trẻ.
Để hỗ trợ toàn diện các vấn đề của hệ tiêu hóa, men vi sinh được khuyên dùng là men vi sinh đa chủng.
Để đảm bảo không gian nghỉ ngơi thoải mái và hỗ trợ tốt nhất cho hệ hô hấp của bé, ba mẹ cần giữ phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng và không có bụi bẩn, khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá.
Nếu sử dụng điều hòa, nên điều chỉnh nhiệt độ ở mức vừa phải, thường từ 26-28 độ C. Một mẹo nhỏ là đặt thêm chậu nước hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng khi bật điều hòa, giúp duy trì độ ẩm thích hợp, tránh tình trạng khô mũi và khiến bé ngủ ngon hơn.
Điều chỉnh nhiệt độ để bé ngủ ngon hơn
Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý tư thế nằm của bé: không kê gối quá cao, tránh để bé nằm úp người hoặc đắp chăn quá dày. Những điều này có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu và hô hấp tốt hơn.
Theo các chuyên gia nhi khoa, hiện tượng thở khò khè và vặn mình ở trẻ sơ sinh thường là sinh lý bình thường trong giai đoạn đầu đời. Bé 1 tháng hay vặn mình nhưng vẫn lanh lợi, bú giỏi, ngủ ngoan và tăng cân tốt là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Khoảng 4 tháng tuổi, hiện tượng này sẽ cải thiện.
Tuy nhiên, khi chăm sóc trẻ tại nhà, nếu mẹ thấy con có các biểu hiện sau, cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.
Hy vọng rằng bài viết “Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là vì sao?” đã cung cấp cho mẹ những thông tin chi tiết và hữu ích. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, mẹ có thể liên hệ với hotline 1900 636 985 hoặc website BioAmicus để nhận sự hỗ trợ 24/7 từ đội ngũ dược sĩ chuyên nghiệp nhé.