Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è có sao không?

Mục lục

Hỏi:

“Xin chào chuyên gia! Bé nhà em được 1 tháng 8 ngày tuổi, 4,2kg, bé ti mẹ hoàn toàn. Từ lúc được 1 tháng tuổi, khi ngủ con hay vặn mình rặn è è, đôi khi kèm theo biểu hiện đỏ mặt và trông có vẻ khó chịu. Bác sĩ cho em hỏi, hiện tượng như vậy có phải là biểu hiện của vấn đề sức khỏe nào không? Em phải làm như nào để cải thiện tình trạng này của con?”

Nguyễn Thanh Hương (Hà Nội)

Đáp:

Chào mẹ! Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è là hiện tượng thường gặp ở trẻ trong những tháng đầu đời. Tuy đa phần đều là biểu hiện sinh lý bình thường, không đáng lo ngại, nhưng đôi khi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo con đang gặp phải một số bệnh lý. Mẹ hãy xem thêm các thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này!

trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình và rặn è è

1. Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è có phải bình thường không?

Các chuyên gia cho biết, việc trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è thường là hiện tượng sinh lý bình thường và phổ biến. Trong giai đoạn đầu đời, hệ thần kinh và các cơ quan nội tạng của bé chưa hoàn thiện nên cần thời gian để thích nghi với môi trường. Việc bé vặn mình rặn è è sẽ giúp con tự điều chỉnh cơ thể và làm quen với cảm giác mới.

Bé sơ sinh vặn mình kêu è è thường đi kèm với biểu hiện đỏ mặt, vặn người và gồng mình trong một khoảng thời gian ngắn. Hiện tượng này có thể lặp lại với tần suất nhiều hơn khi trẻ có tuần tuổi cao hơn. Nhìn chung, bé vặn mình rặn è è tuy là điều bình thường nhưng mẹ cần chú ý, theo dõi tình hình của con để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

vặn mình ở trẻ sơ sinh thường gặp

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è thường là hiện tượng sinh lý phổ biến

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé hay vặn mình và rặn khi ngủ, có thể là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng đôi khi có thể là do bệnh lý. Sau đây sẽ là một số nguyên nhân phổ biến:

2.1 Do tác động từ môi trường xung quanh

Phòng ngủ bí bách, không thoải mái, điều kiện thời tiết quá nóng hay quá lạnh, tiếng ồn lớn, ánh sáng, gối nằm quá cao, đệm quá cứng, quấn tã quá chặt…. Tất cả các tác động từ môi trường xung quanh này có thể khiến cho trẻ ngủ không sâu giấc, hay bị giật mình và phát ra tiếng kêu è è.

2.2 Do trẻ đang học làm quen với mọi thứ xung quanh

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu thường lạ lẫm và bị kích thích với mọi thứ xung quanh, ngay cả âm thanh của chính mình cũng khiến con bị tò mò. Vì vậy, bé sơ sinh vặn mình kêu è è rất có thể là do con đang tự khám phá giọng của mình.

2.3 Do rối loạn tiêu hoá

Trẻ gặp khó khăn trong việc đi ngoài có thể gây ra “hội chứng trẻ sơ sinh rên rỉ”, hay còn gọi là chứng khó đại tiện. Trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời thường chưa biết cách điều chỉnh tất cả các cơ cần thiết để đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Vì vậy, tiếng rặn è è, đôi khi đi kèm biểu hiện quấy khóc rất có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị rối loạn tiêu hoá.

Cụ thể, thay vì sử dụng các cơ ở dạ dày thì bé sử dụng các cơ hoành để đi ngoài. Điều này đã vô tình gây ra áp lực lên hệ thanh quản, khiến bé phát ra tiếng kêu è è. Nếu mẹ quan sát thấy phân của bé mềm thì không có vấn đề gì đáng ngại, còn nếu phân cứng, giống viên thì rất có thể bé đang bị táo bón.

trẻ vặn mình rặn è è đỏ mặt do buồn đi ngoài

Trẻ đang gặp phải khó khăn trong việc đi ngoài

2.4 Do trẻ bị trào ngược axit

Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh vẫn đang trong quá trình phát triển hoàn thiện nên có thể gặp phải tình trạng trào ngược axit. Bên cạnh đó, việc cho con ti ở tư thế nằm ngửa trước khi ngủ sẽ càng làm tăng nguy cơ trào ngược khiến sữa thừa từ dạ dày đẩy ngược lên thực quản. Cho đến khi sữa thừa lên đến miệng, trẻ sẽ phát ra âm thanh è è hoặc ọc ọc.

2.5 Do hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện

Hệ hô hấp của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện phát triển nên thường sẽ tiết ra nhiều nước bọt và nước mũi hơn. Trong khi đó, lỗ mũi và mũi của con còn khá nhỏ. Các chất nhầy bị ứ đọng lại trong không gian nhỏ hẹp sẽ gây tắc nghẽn lỗ mũi, khiến bé phát ra âm thanh kêu è è.

2.6 Do trẻ đang ở trong chu kỳ giấc ngủ REM

Giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) là chu kỳ ngủ có thể xuất hiện hiện tượng nằm mơ và nói mớ ở trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn này, bén dành nhiều thời gian hơn để ngủ và hay gặp hiện tượng cười, vặn mình, khóc ré, tạo ra một số âm thanh khác lạ như tiếng kêu è è.

Cùng với đó, sự thay đổi hơi thở trong giấc ngủ REM của bé cũng có thể góp phần phát ra âm thanh khi ngủ. Ở giai đoạn này, trẻ có thể duy trì chu kỳ thở nhanh rồi dừng vài giây rồi lại tiếp tục thở nhanh. Với nhịp thở này, mẹ có thể nghe thấy tiếng thở sâu của con hoặc thỉnh thoảng đi kèm với tiếng è è.

2.7 Do bé đang học cách xì hơi

Ngoài việc bài tiết, trẻ sơ sinh còn phải học cách xử lý khí trong bụng. Tiếng è è phát ra trong lúc con đang học cách tiêu hóa thức ăn mới cùng với cách di chuyển không khí, các chất dinh dưỡng qua hệ tiêu hoá của mình. Thông thường sẽ cần thời gian vài tháng để bé học cách thư giãn các cơ sàn chậu mà không phát ra tiếng rên rỉ.

bé rặn è è do chướng bụng

Trẻ sơ sinh đang học cách xử lý khí trong bụng

2.8 Do bé đang đói

Trẻ sơ sinh có thể bị đói vào ban đêm và cần thời gian để điều chỉnh cơn đói của mình. Vấn đề sẽ càng lớn hơn nếu bé ngủ thiếp đi trước khi hoàn thành bữa tối. Dạ dày trống rỗng vào ban đêm có thể khiến con giật mình, khó chịu, vặn vẹo, rúc rích, phát ra tiếng kêu è è vào ban đêm. 

2.9 Thiếu hụt canxi và D3K2

Trẻ thiếu hụt canxi, vitamin D3K2 cũng thường xuyên trằn trọc, khó ngủ và hay vặn mình.

Canxi là khoáng chất cáu tạo nên bộ xương và điều hòa thần kinh. Thiếu hụt canxi làm gián đoạn quá trình phát triển xương (chủ yếu dẫn ra vào ban đêm). Thiếu canxi cũng là nguyên nhân con hay cảm thấy mỏi người, vặn mình và kêu è è để giảm bớt cảm giác đau mỏi.

Thiếu vitamin D3K2 ảnh hưởng đến giấc ngủ trực tiếp qua việc điều hòa nồng độ Melatonin trong máu và gián tiếp qua quá trình hấp thu canxi. Trẻ thiếu vitamin D3K2 cũng thường xuyên thiếu canxi, dẫn đến các biểu hiện khác như còi xương, chậm lớn.

3. Cần phải làm gì khi bé khó ngủ, vặn mình và rặn khi ngủ?

Sau khi nắm được nguyên nhân khiến bé vặn mình rặn è è, mẹ có thể thực hiện một số việc làm sau đây để cải thiện hiệu quả tình trạng này:

3.1. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé

Trước tiên, mẹ cần đảm bảo con được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D3K2 và canxi.

Mẹ có thể bổ sung canxi cho bé qua sữa mẹ, sữa công thức, các loại bánh, đồ ăn dặm giàu canxi. Đối với vitamin D3K2, các tổ chức Y tế khuyến cáo mẹ bổ sung qua các loại sản phẩm bổ sung tinh khiết, chuẩn hàm lượng. Có thể kể đến như Vitamin tinh khiết D3K2 BioAmicus.

3.2 Điều chỉnh môi trường ngủ của bé

Đảm bảo trẻ được ngủ trong môi trường thoải mái chính là chìa khóa giúp con ngủ ngon hơn và không phát ra tiếng kêu è è. Mẹ hãy kiểm tra xem tấm lót của con có đang bị ẩm ướt, khăn quấn quá chật, nhiệt độ phòng có đang quá nóng hay quá lạnh không? Phòng ngủ của con nên đủ tối và yên tĩnh, mọi thứ thoải mái giúp bé ngủ ngon hơn.

3.3 Làm thông thoáng đường thở

Mẹ có thể dễ dàng làm sạch đường mũi cho con bằng cách dùng khăn giấy mềm, nhẹ nhàng vuốt bên ngoài lỗ mũi. Động tác này có thể kích thích bé hắt hơi, giúp thông thoáng đường thở. Chú ý, không được nhét bất cứ thứ gì vào mũi bé.

3.4 Điều chỉnh lại lượng thức ăn của trẻ

Nếu con vặn mình kêu è è là do bị trào ngược axit, mẹ hãy điều chỉnh lại bữa ăn của con trước khi ngủ. Cho bé ti một lượng sữa nhỏ hơn, sau đó bế con trong tư thế thẳng đứng từ 15 - 20 phút, vỗ ợ hơi để thức ăn di chuyển hết xuống dạ dày rồi hãy đặt bé vào giường. Cho con nằm ngửa khi ngủ để giảm tình trạng thở không đều hoặc khó thở.

Mẹ hãy ghi nhớ là trẻ cần được ăn và ban đêm, trung bình cứ 2 - 4 giờ một lần. Đa phần các trẻ sơ sinh đủ tháng cần được ăn từ 8 - 12 lần trong 24 giờ. Cho con ăn đủ bữa vào ban đêm sẽ giúp giảm bớt tình trạng bé sơ sinh vặn mình kêu è è vì đói.

3.5 Massage nhẹ nhàng cho trẻ

Massage nhẹ nhàng trước khi ngủ sẽ giúp con cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn, dễ chìm vào giấc ngủ sâu. Mẹ hãy đặt con nằm trên khăn, thoa lên tay mình một lượng nhỏ dầu của em bé rồi nhẹ nhàng vuốt ve cơ thể trẻ và di chuyển nhẹ các khớp. Tập trung massage nhiều hơn vào phần bụng sẽ giúp hệ tiêu hoá của con hoạt động tốt hơn, giảm táo bón.

massage nhẹ nhàng để bé ngủ ngon hơn

Massage nhẹ nhàng cho bé trước khi ngủ

3.6 Kích thích hậu môn cho trẻ

Tuyệt đối không tháo thụt trực tiếp vào vùng hậu môn của trẻ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con. Thay vào đó, mẹ có thể làm giảm bớt sự khó chịu bằng cách thực hiện động tác giống như đạp xe cho bé, massage vùng bụng…

4. Khi nào mẹ cần chú ý về tình trạng giấc ngủ của trẻ?

Đa phần các trường hợp bé sơ sinh vặn mình kêu è è là biểu hiện sinh lý bình thường, tuy nhiên nếu bé có đi kèm các biểu hiện bất thường sau đây, mẹ cần cho bé thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Trẻ bị ho, thở khò khè thì có khả năng là bé đang bị chặn đường thở, nghẹn sữa, ợ sữa.
  • Bé thở nhanh (trên 40 nhịp/phút), hơi thở dài hơn bình thường, rên rỉ nhịp nhàng khi thở… là những biểu hiện cho thấy con đang có vấn đề về hô hấp.
  • Trẻ thở rất nhanh, da nhợt nhạt hoặc có đốm, phát ban, co giật, động kinh… rất có thể con đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng huyết.
  • Thở khó nhọc, mệt mỏi, ngủ li bì, cơ thể cứng đờ, sốt cao, da nhợt nhạt và có đốm đỏ… là những biểu hiện cảnh báo trẻ có thể bị viêm màng não.
  • Hụt hơi, đổ mồ hôi nhiều, mệt mỏi cực độ, ho nhiều, ngủ gật liên tục trong khi bú, không tăng cân… là những biểu hiện thường thấy của tình trạng suy tim.

Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è. Nếu còn điều gì thắc mắc cần được giải đáp chi tiết hơn, mẹ hãy chat trực tiếp vào ô chat bên dưới hoặc liên hệ ngay tới số hotline 1900 636 985 để được dược sĩ BioAmicus giải đáp.  



Bài viết liên quan