Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không? Có tự hết không?

Mục lục

Trẻ sơ sinh hay vặn mình, bụng căng tức, rốn lồi không phải là hiện tượng hiếm gặp. Lần đầu làm mẹ, chị T.N (Hà Nội) có câu hỏi với chủ đề "Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không":

“Em bé của em mới sinh, bé bú được, nhưng ngủ kém, hay vặn mình, quấy khóc đêm, có nhiều hôm em để ý thấy con vặn mình mà rốn lồi cả ra ngoài, nhìn bụng con căng tức mà mẹ khó chịu vô cùng. Cho hỏi trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không? Có khỏi được không?” 

Trả lời:

Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có nguyên nhân phần nhiều đến từ yếu tố sinh lý. Tình trạng này thường được khắc phục khi con hoàn thiện hệ tiêu hóa, vận động. Song, để trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh vặn mình lỗi rốn có sao không, cần đánh giá thêm những biểu hiện khác mắc kèm như khả năng ăn, bú có tốt không, trẻ quấy khóc hay vui vẻ... 

Cụ thể các biểu hiện bất thường, nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ sơ sinh hay vặn mình, rốn lồi sẽ có trong bài viết sau.

trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không

1. Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn

“Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không?” là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Để hiểu hơn về hiện tượng này mẹ hãy cùng tìm hiểu lý do và biểu hiện này ở con nhé. 

1.1. Vặn mình ở trẻ sơ sinh

Vặn mình là phản xạ tự nhiên của các bé sơ sinh. Con vặn mình khi có khó chịu như đầy hơi, đau bụng hay chỉ đơn giản là một phần của quá trình phát triển thần kinh. Trẻ cũng có thể vặn mình do thay đổi môi trường hay tiếng ồn lớn. 

Tỷ lệ trẻ sơ sinh vặn mình là rất cao nhưng sẽ thường sẽ giảm dần khi con lớn lên. 

1.2. Trẻ sơ sinh lồi rốn

Lồi rốn là hình ảnh phần bụng gần rốn của trẻ bị phình ra và tạo thành u nhỏ hoặc lồi lên. Trẻ có thể bị lồi rốn khi con vặn mình hoặc do yếu tố khác như thoát vị rốn, táo bón,...

Lồi rốn dễ dàng bắt gặp ở trẻ nhỏ và bình thường sẽ tự hết khi con lớn dần. Tuy nhiên khi con có kèm các biểu hiện lạ như đau, nôn ói, rốn lồi hoặc sưng hay đổi màu,... cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn

Nhiều mẹ nhầm lẫn rằng trẻ có rốn lồi hay lõm là do bác sĩ cắt rốn nông hay sâu. Tuy nhiên thông tin trên là chưa chính xác, việc rốn con bị lồi hoàn toàn do nguyên nhân khác. Và dưới đây là những lý do được các chuyên gia đưa ra:

2.1. Do yếu tố sinh lý

Trong những tháng đầu đời cơ thể trẻ đang phát triển, các cơ bắp và hệ thần kinh chưa hoàn thiện. Do thế con sẽ thường có phản xạ vặn mình tìm cảm giác thoải mái. Rốn của con cũng theo tác động của cơ thể và lồi lên. 

Nếu con chỉ lồi rốn khi vặn mình và không có các dấu hiệu bất thường khác như quấy khóc kéo dài, bỏ bú hay chướng bụng thì mẹ không cần quá lo lắng. 

2.2. Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn do thiếu canxi, vitamin D3 và K2

Thiếu hụt dưỡng chất như canxi, vitamin D3 và K2 có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cơ bắp và xương. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho bé hay vặn mình nhiều hơn và có lồi rốn khi con cố gắng co thắt bụng. 

Với trường hợp này con có thể có thêm các triệu chứng như khó ngủ, hay khóc đêm, bụng cứng. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn sức khỏe và sự phát triển của con. 

2.3. Con bị táo bón

Dinh dưỡng của bé sơ sinh chủ yếu là sữa mẹ nhưng con vẫn có khả năng bị táo bón. Khi con bị táo bón, bé sẽ càng cố vặn mình hoặc gồng bụng để tìm kiếm sự dễ chịu. Do thế kéo theo hiện tượng lồi rốn ở trẻ sơ sinh. 

Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn sẽ đi ngoài ít, phân cứng. Con sẽ đi ngoài thường xuyên, quấy khóc và vặn mình nhiều hơn. 

Tương tự, tình trạng trẻ hay vặn mình, ọ ẹ và lồi rốn có thể gặp khi con gặp các vấn đề tiêu hóa như: đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu.

2.4. U hạt rốn

Theo AAP, u hạt rốn là một khối mô nhỏ, đỏ, nằm trên rốn và có thể rỉ dịch hơi vàng sau khi dây rốn rụng. U hạt rốn ở trẻ sơ sinh xuất hiện ở vài tuần đầu và có thể tự khỏi, nhưng con cũng dễ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh đúng cách. 

Trẻ sơ sinh có u hạt rốn sẽ thấy đau hoặc không thoải mái vùng quanh rốn. Đau tăng lên khi con vặn mình dễ và khiến trẻ quấy khóc. 

2.5. Do thoát vị rốn

Theo nghiên cứu, có khoảng 20% trẻ sơ sinh mắc thoát vị rốn. Thoát bị rốn xẩy ra khi các cơ xung quanh rốn không đóng hoàn toàn, dẫn đến một lỗ nhỏ trên thành bụng của bé. 

Trẻ bị thoát vị rốn sẽ thấy một phần phồng trên bụng, khối phồng sẽ biến mất và xuất hiện khi con quấy khóc, ho hay khi rặn mình. Hầu hết các bé sẽ tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc hay biện pháp điều trị nào. 

3. Trẻ mấy tháng hết vặn mình lồi rốn 

Thông thường con sẽ hết triệu chứng này khi đón sinh nhật đầu tiên. Song vẫn có số ít trẻ khác cần nhiều thời gian hơn, khoảng 3-4 năm. Do thế cha mẹ không nên quá lo lắng khi thấy rốn con bị lồi gây ảnh hưởng thẩm mỹ hay sức khỏe. 

Đa số vòng rốn của bé sẽ tự đóng lại và không cần điều trị. Rốn lồi cũng không gây đau nên sẽ không khiến bé thấy khó chịu. 

Tuy nhiên nếu con trên 5 tuổi và phần rốn quá lớn khiến con khó chịu hay trẻ bị thoát vị rốn cha mẹ không được chủ quan. Cha mẹ cần đưa con đi thăm khám càng sớm càng tốt.

4. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn

Tuy vặn mình lồi rốn nhìn chung không nguy hiểm nếu không có các biến chứng bất thường nhưng cha mẹ vẫn cần chăm sóc đúng cách. Một số típ chăm sóc cho bé cha mẹ có thể tham khảo như: 

  • Giữ cho trẻ luôn ở trạng thái thoải mái, mặc đồ ngủ thoáng mát và không gian sinh sống thoáng khí
  • Cho trẻ tắm nắng để bổ sung vitamin D, hạn chế vặn mình do thiếu vitamin D3 và canxi
  • Đặt trẻ nằm ngủ ở tư thế thoải mái, không bó chặt rốn, chân, tay của con khi ngủ
  • Vệ sinh lỗ rốn hàng ngày. Điều này giúp con hạn chế nhiễm trùng do bụi bẩn hàng ngày 
  • Rửa tay sạch trước khi vệ sinh cho con. Bước này sẽ giúp giảm thiểu nhiều nhất vi khuẩn lây nhiễm từ cha mẹ sang con. 
  • Dùng vải mềm hoặc tăm bông ẩm để lau rốn. Trẻ sơ sinh rất là nhỏ bé và dễ bị tổn thương nên mẹ hãy chú ý vệ sinh thật nhẹ nhàng cho bé.  
  • Massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ 5-10 phút/ngày. Hoạt động trên sẽ giúp con cảm thấy dễ chịu, giảm đau bụng và an ủi giấc ngủ con nhiều hơn.

Mẹ cũng có thể tham khảo thêm các sản phẩm bổ sung để hỗ trợ tình trạng vặn mình lỗi rốn ở trẻ sơ sinh:

  • Vitamin D3K2 BioAmicus: Sản phẩm giúp bổ sung vitamin D3 kết hợp với K2 tinh khiết, tối ưu hóa quá trình hấp thu canxi. Sản phẩm góp phần cải thiện tình trạng khó ngủ, vặn mình, rungj tóc vành khăn do thiếu canxi ở trẻ.
  • Men 10 chủng BioAmicus: Sản phẩm bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, hỗ trợ ổn định nhu động ruột và góp phần hạn chế các cơn đau do co thắt ruột. Men 10 chủng BioAmicus cũng hỗ trợ cải thiện các vấn đề tiêu hóa ở trẻ như tiêu chảy, táo bón, căng chướng bụng.

Để biết chi tiết sản phẩm nào phù hợp với bé, đừng ngần ngại để lại tình trạng của con để nhận tư vấn trực tiếp 1-1:

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí

5. Kết luận

Nhìn chung, trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn là hiện tượng sinh lý và sẽ tự khỏi khi con lớn dần nên mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng mẹ cũng không chủ quan, nhất là khi tình trạng lồi rốn không giảm và kèm các biểu hiện bất thường như sưng, đỏ, đau, chảy nước vàng... Mẹ nên đưa con đến bác sĩ để kiểm tra và thăm khám kịp thời. 

Mong rằng bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc liên quan đến trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn. Mọi thắc mắc mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc qua website BioAmicus để nhận được sự tư vấn 24/7 nhé!



Bài viết liên quan