Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Trẻ sơ sinh hay vặn mình, rướn người, ngủ không sâu giấc khiến nhiều mẹ lo lắng. Tuy nhiên, vặn mình có thể hết mà không cần các can thiệp y tế. Hãy cùng tìm hiểu các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh qua bài viết dưới đây cùng với những sai lầm mẹ cần tránh khi áp dụng!
Vặn mình là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh, xuất hiện trong giai đoạn giấc ngủ nông hoặc sau khi trẻ thức dậy. Cùng với biểu hiện vặn mình, trẻ có thể giật mình, kêu "è è", đảo mắt dưới mi mắt nhắm... Trẻ cũng có nhiều kiểu vặn mình đặc biệt, như: vặn mình khó ngủ, vặn mình ọc sữa, vặn mình ọ ẹ, vặn mình rướn người…
Vặn mình ở trẻ sơ sinh có thể đến từ nguyên nhân sinh lý như: trẻ chưa thích nghi với môi trường bên ngoài, trẻ bú quá no hoặc đang đói bụng, trẻ muốn đi vệ sinh... Biểu hiện vặn mình sinh lý là trẻ gồng người 2 – 3 phút sau đó lại bình thường, bé không quấy khóc và vẫn tăng cân đều.
Ngoài nguyên nhân do sinh lý, khi gặp phải các vấn đề về sức khỏe, cũng khiến trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc. Các bệnh lý điển hình gây vặn mình hay gặp nhất là thiếu canxi và vitamin D. Các bệnh lý khác như trào ngược dạ dày, rối loạn thần kinh bẩm sinh, tổn thương da… cũng gây vặn mình ở trẻ sơ sinh nhưng ít gặp hơn.
Trẻ sơ sinh ngủ vay vặn mình, quấy khóc đêm, ọ ẹ
Trẻ thường xuyên vặn mình khi ngủ có thể do bị còi xương, thiếu hụt vitamin D3. Lúc này, việc cho trẻ tắm nắng giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thu vitamin D, từ đó hấp thu canxi dễ dàng hơn.
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh không quá khó. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ, cha mẹ rất dễ mắc phải một số sai lầm sau:
Ngoài ra, nếu không thể đưa trẻ sơ sinh đi tắm nắng thường xuyên, mẹ có thể bổ sung D3K2 qua các sản phẩm bổ sung tinh khiết như BioAmicus D3K2
D3K2 BioAmicus - Bổ sung D3K2 giúp bé ngủ ngon giấc
Lá trầu không có tính ấm, được sử dụng trong dân gian để giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình. Phương pháp phổ biến được truyền tai nhau đó là hơ và đắp lá trầu.
Để thực hiện, mẹ cần chọn những lá trầu không quá già cũng không quá non, rửa sạch bằng nước muối và để ráo. Sau đó, hơ lá trầu trên bếp cho đến khi ấm rồi đắp nhẹ lên các vùng da như trán, cánh tay, mông hoặc đùi của bé vào mỗi sáng sớm để giữ ấm.
Sai lầm phổ biến nhất khi dùng lá trầu không chữa vặn mình là hơ lá quá lâu, nóng, khiến con bị bỏng. Để tránh làm bé bị bỏng, mẹ có thể thay thế bằng chườm ấm bụng bằng khăn cho con.
Ngoài ra, mẹ nên kiểm tra xem trẻ có dị ứng với lá trầu không bằng cách thử trên một vùng da nhỏ. Nếu trẻ có dấu hiệu không thoải mái hoặc khó chịu, nên ngừng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ngoài ra, tắm cho bé bằng những loại lá có tính ấm cũng là cách để giảm vặn mình, khó ngủ vào ban đêm. Các loại lá lá này có tác dụng làm ấm, thư giãn và giúp bé ngủ sâu giấc hơn. Ví dụ như:
Mẹo tắm nước lá cho trẻ giúp bé hết vặn mình
Tắm nước lá dược liệu tuy tốt, song nếu mẹ cho bé tắm nước quá nóng có thể gây bỏng da. Một số loại lá tắm chứa tinh dầu như kinh giới, trầu không còn có thể khiến da bé kích ứng.
Do đó, trước khi tắm, mẹ lưu ý kiểm tra nhiệt độ của nước trực tiếp bằng tay mẹ và thử phản ứng dj ứng trên một vùng của da bé xem da bé có bị kích ứng với các lá này không bằng cách thử trên một vùng da trẻ. Khi con có dấu hiệu khó chịu hay da nổi mẩn đỏ nên ngừng ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trẻ khó ngủ, vặn mình có thể do các cơn đau bụng co thắt bất chợt. Massage bụng và nắn tay chân cho bé mỗi ngày giúp xoa dịu cơn co thắt ruột và mỏi cơ, trẻ dễ ngủ hơn, ngủ sâu giấc hơn.
Trước khi bắt đầu, mẹ cần chuẩn bị cho con một không gian ấm ấp, thoải mái và một chút dầu massage. Khi thực hiện, mẹ nên lựa chọn các động tác nhẹ nhàng như massage theo chữ I love you, động tác đạp xe đạp.
Thời điểm massage cho bé tốt nhất là sau khi tắm xong. Không nên thực hiện massage khi bé đang ăn no, hoặc chuẩn bị đi ngủ.
Cuốn tã chặt giúp bé có cảm giác an toàn và thoải mái như ở trong bụng mẹ, từ đó hết vặn mình, quấy đêm khó ngủ. Đây là một phương pháp áp dụng từ lâu để giúp bé ngủ ngon và sâu hơn.
Quấn tã đúng cách giúp bé thoải mái và ngủ ngon hơn
Những sai lầm các mẹ bỉm, nhất là trong lần đầu làm mẹ, hay mắc phải nhất khi quấn tã cho con là:
Ngoài ra, nên chọn tã sạch, giặt rửa thường xuyên, chất liệu mềm mại để quấn cho bé.
Bên cạnh những mẹo kể trên, dân gian còn truyền tai nhau nhiều mẹo chữa vặn mình khác, có thể kể đến như:
Tuy nhiên, các phương pháp này chưa được kiểm chứng hiệu quả, việc ứng dụng không có cơ sở khoa học có thể gây tổn thương cho bé. Đáng lưu ý, đã có những trường hợp nhổ lông đẹn chữa vặn mình khiến con bị viêm da, nhiễm trùng.
Tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh sẽ giảm dần theo thời gian khi hệ thần kinh và cơ bắp của bé phát triển hoàn thiện. Đối với đa số trẻ, vặn mình thường chỉ xuất hiện trong 2-3 tháng đầu đời và sẽ hết khi con 3-6 tháng tuổi.
Vặn mình sinh lý ở trẻ sơ sinh thường chỉ xuất hiện trong 2-3 tháng đầu đời
Việc dùng mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh có hiệu quả với chứng vặn mình sinh lý. Tuy nhiên, nếu trẻ vặn mình, khó ngủ do thiếu hụt canxi, vitamin D3 hoặc do co thắt ruột, mẹ nên kết hợp các mẹo dân gian với việc bổ sung vitamin D3K2 và men vi sinh để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho ba mẹ thông tin về các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh và 5 sai lầm khi áp dụng. Mọi thắc mắc ba mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc website BioAmicus để nhận được tư vấn của đội ngũ dược sĩ nhé!