Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ sơ sinh ngủ ít là thiếu chất gì? Mẹo giúp bé ngủ sâu giấc

Mục lục

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít, ngủ trằn trọc không phải hiếm gặp. Nếu mẹ đang quan tâm trẻ sơ sinh ngủ tí là thiếu chất gì, có mẹo nào giúp con ngủ sâu giấc, đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

trẻ sơ sinh ngủ ít là thiếu chất gì?

1. Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít, thiếu ngủ

Trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày và chia thành các cữ ngủ dài 30 phút đến 3 giờ. Vào những tháng đầu tiên con sẽ ngủ nhiều hơn về ban ngày và và thức dậy nhiều lần vào ban đêm để ăn. 

Trẻ sơ sinh thiếu ngủ khi con ngủ ít hơn 10 giờ mỗi ngày. Với thời gian ngủ ngắn như vậy, con sẽ thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và căng thẳng. Trẻ ngủ ít thường hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh, khi khóc khó dỗ.

2. Trẻ sơ sinh ngủ ít là thiếu chất gì?

Có nhiều nguyên do dẫn đến trẻ sơ sinh ít ngủ, ngủ không sâu giấc, trong đó có thiếu hụt dinh dưỡng. Trẻ ngủ ít có thể do thiếu: 

Vitamin D3

Trẻ sơ sinh ngủ ít có thể do thiếu vitamin D3.

Trẻ thiếu vitamin D3 dễ thiếu melatonin, một hoạt chất tham gia điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ và chất lượng giấc ngủ. Thiếu vitamin D cũng dẫn đến thiếu nhiều vi chất như canxi, magie… là những vi chất điều hòa giấc ngủ.

Đây cũng là một trong những lý do vitamin D được nhiều chuyên gia khuyến cáo bổ sung từ giai đoạn sơ sinh. Vitamin D3 thường được bổ sung cùng vitamin K2 để tối ưu quá trình hấp thu canxi.

thiếu vitamin D3 là nguyên nhân bé ngủ ít

Thiếu vitamin D3 là nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ít

Canxi

Canxi không những hỗ trợ phát triển hệ vận động mà còn liên quan đến chất lượng giấc ngủ. Trẻ sơ sinh thiếu canxi khiến các tế bào sẽ ở trạng thái kích thích quá mức khiến trẻ khó vào giấc. Ngược lại trẻ có đủ canxi sẽ dù có cảm giác thư giãn dễ ngủ hơn. 

Sữa mẹ hay sữa công thức đều có chứa nhiều canxi. Song, trẻ có thể thiếu canxi do thiếu vitamin D3 dẫn tới kém hấp thu. Trong những trường hợp như vậy, bổ sung vitamin D3K2 chính là một giải pháp hiệu quả giúp tăng nồng độ canxi trong máu.

Sắt

Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học đã chỉ ra trẻ sơ sinh thiếu sắt thường có giấc ngủ ngắn, ngủ ít hơn vào ban đêm, ngủ gà vào ban ngày. Cụ thể, thiếu sắt làm tăng số lượng giấc ngủ REM, giảm ngủ sâu. Đây cũng được coi là một nguyên nhân của chứng giật mình khi ngủ. 

Thiếu sắt làm bé ngủ không sâu giấc nên ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Con dễ ốm vặt, quấy khóc càng khiến cha mẹ thêm lo lắng. 

Ngoài ra, thiếu sắt còn khiến con mệt mỏi vào ban ngày, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.

Kẽm

Kẽm cũng tham gia tạo nên melatonina điều chỉnh giấc ngủ. Thiếu kẽm dẫn đến giấc ngủ ngắn và kém chất lượng. Điều này làm trẻ ngủ ít và không sâu giấc. 

Theo nghiên cứu thực hiện bởi các n chuyên gia, thiếu kẽm khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến cả chất lượng và hiệu quả giấc ngủ những năm sau đó.  

Trẻ sơ sinh thiếu kẽm cũng dễ gặp các vấn đề hệ miễn dịch. Trẻ cũng có thể biếng ăn, kém hấp thu hơn. 

trẻ sơ sinh ngủ ít do đâu

Bé ngủ ít, gắt ngủ, ngủ không sâu giấc do thiếu vi chất kẽm

Magie

Tương tự các vi chất trên, magie cũng tham gia tạo nên hormon ngủ với khả năng giúp con dễ vào giấc và ngủ sâu. Thiếu magie làm cho hormone căng thẳng - cortisol tăng lên làm con khó ngủ và ngủ không sâu. 

Ngoài ra, trẻ sơ sinh ngủ ít không phải chỉ do thiếu chất mà còn phụ thuộc vào vào nhiều nhân tố. Ví dụ trẻ 2-3 tháng hay dậy giữa đêm để bú mẹ. Khi bước vào giai đoạn 4-5 tháng, trẻ lại thích khám phá thế giới xung quanh hơn, điều này khiến chúng khó ngủ vào ban ngày. Trẻ ở hai giai đoạn này ngủ ít có thể do chứng dạ đề colic. Đối với bé từ 6 tháng, giấc ngủ bị gián đoạn vì nhiều nguyên nhân như không quen ngủ một mình, bú đêm, mọc răng,…

3. Trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không? 

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Khi ngủ con sẽ được thư giãn cả não bộ và cơ thể, đồng thời lấy lại năng lượng. Trẻ thiếu ngủ sẽ trở nên cáu kỉnh, quấy khóc và chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. 

Trẻ sơ sinh lần đầu tiếp xúc với thế giới mới lạ khiến não bộ của trẻ làm việc liên tục để nhận biết những thức xung quanh. Do đó có nhiều trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng. Tình trạng này khiến cơ thể trẻ sẽ mệt mỏi và khó chịu. Nếu trẻ càng thức nhiều giờ vào ban ngày giấc ngủ ban đêm càng khó khăn. 

4. Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc

Thiếu ngủ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ do thế cha mẹ cần sớm tìm rõ nguyên nhân và khắc phục kịp thời. Cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp khoa học cùng mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc như: 

Bổ sung men vi sinh

Nhiều chuyên gia đã chỉ ra lợi ích của men vi sinh với trẻ khóc đêm. Do men vi sinh cung cấp nhiều lợi khuẩn đường ruột. Các lợi khuẩn sẽ giảm cơn đau do tăng nhu động, giảm khóc dạ đề colic trong 5 tháng đầu đời.

Ngoài ra, bổ sung đa dạng lợi khuẩn như Men vi sinh 10 chủng BioAmicus có tác dụng hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng. Từ đó hạn chế thiếu dinh dưỡng như kẽm, sắt và giảm số lần khóc dạ đề cho bé. 

Bổ sung vitamin D3K2 

Bổ sung vitamin D3K2 sẽ giúp con cải thiện lượng canxi và vitamin D bị thiếu hụt, ổn định thần kinh trung ương, góp phần điều hòa chu kỳ thức - ngủ của trẻ. Bổ sung đồng thời D3 và K2 giúp tối ưu hiệu quả, là giải pháp giúp bé ngủ ngon giấc và đều đặn mỗi ngày.

Bên cạnh việc cho bé tắm nắng để bổ sung vitamin D, mẹ có thế sử dụng các sản phẩm vitamin tinh khiết và an toàn với bé như BioAmicus D3K2.

bổ sung D3K2 giúp bé ngủ ngon giấc

Bổ sung D3K2 giúp bé ngủ ngon hơn

Để biết cách bổ sung D3K2 đúng chuẩn để con ngủ sâu và ngon giấc, mời mẹ tham khảo bài viết D3K2 cho bé ngủ ngon, sâu giấc

Treo cành dâu trong phòng 

Dân gian cho rằng cành dâu có thể giúp xua đuổi tà ma, không cho quấy phá giấc ngủ của bé. Để thực hiện mẹo này, cha mẹ có thể đặt cành dâu tươi cửa phòng hoặc gần giường. Một số nơi còn truyền tai nhau dùng roi dâu đánh vào xung quanh nơi bé nằm và đọc thần chú "Vía lành thì ở, vía dữ thì đi."

Dùng gối đinh lăng 

Gối đinh lăng ngoài việc giúp con giảm mồ hôi trộm, còn giúp bé ngủ ngon giấc hơn. Mùi hương từ lá đinh lăng có tác dụng an thần, giúp con không giật mình khi ngủ.

Mẹ nên dùng lá đinh lăng sạch, khô để nhồi cùng bông sẽ giúp con cảm thấy êm và đỡ phần gáy tốt hơn. Mẹ không nên nhồi quá chật và dày để tránh con gối đầu cao dễ mỏi cổ và khó chịu. 

Không cho con ăn quá nhiều trước khi ngủ 

Nhiều mẹ tin rằng “Căng da bụng thì chùng da mắt” nên cho con bú no trước khi ngủ. Song cách này lại khiến con khó ngủ hơn do trẻ tiểu nhiều, khó tiêu.

Mẹ nên cho trẻ bú trước khi ngủ khoảng 1 giờ và cho bú vừa đủ với nhu cầu của trẻ. Sau khi bú, mẹ đừng quên vỗ ợ hơi để hạn chế tình trạng chướng bụng, co thắt, nôn trớ khi ngủ.

lá trầu không 

Hơ lá trầu không được rất nhiều mẹ tin dùng vì giúp con giảm quấy khóc. Tinh dầu lá trầu không cũng có khả năng kháng khuẩn mạnh. Trước khi hơ qua nhiệt mẹ vò nhẹ để lá tiết tinh dầu và kiểm tra lại nhiệt độ trước khi đắp lên đầu, bụng con. 

Hy vọng rằng bài viết đã đưa đến cho mẹ câu trả lời chi tiết về vấn đề “Trẻ sơ sinh ngủ ít là thiếu chất gì”. Mọi thông tin cần tư vấn mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc qua website BioAmicus để nhận hỗ trợ từ đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm nhé! 



Bài viết liên quan