Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cách trị táo bón cho trẻ 7 tháng tuổi hiệu quả

Mục lục

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở trẻ, nhất là khi bé được 7 tháng tuổi, vừa bước sang giai đoạn tập ăn dặm. Cùng BioAmicus tìm hiểu “tất tần tật” về bệnh lý này trong bài viết dưới đây từ đó xác định chính xác được cách trị táo bón cho trẻ 7 tháng tuổi hiệu quả. 

cách trị táo bón cho trẻ 7 tháng tuổi

1. Biểu hiện bị táo bón của trẻ 7 tháng tuổi

Các triệu chứng nhận biết táo bón chính ở trẻ 7 tháng tuổi bao gồm:

  • Ít hơn ba lần đi tiêu trong một tuần
  • Nhu động ruột của bé yếu nên khó đi ngoài
  • Đi đại tiện gây khó khăn hoặc đau đớn cho bé
  • Đau bụng, chướng bụng hoặc sưng bụng
  • Phân cứng, khô hoặc vón cục  như "phân thỏ"  và có thể xuất hiện máu trên bề mặt phân 
  • Xuất hiện dấu vết của phân lỏng hoặc nhão trong quần của con (phân bị ứ đọng trong hậu môn)
  • Bé lười ăn
  • Có dấu hiệu kìm hãm việc đi đại tiện như răng nghiến chặt, chăn vắt chéo, 2 bên mông ép vào nhau, mặt đỏ bừng...

bé bị táo bón

Bé bị táo bón

2. Một số nguyên nhân gây táo bón ở trẻ 7 tháng tuổi

Có nhiều nguyên nhân được cho là gây táo bón cho bé, điển hình là:

  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Các lợi khuẩn trong đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn và kích thích nhu động ruột. Khi số lượng lợi khuẩn sụt giảm sẽ dễ gây ra táo bón.
  • Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống: Một chế độ ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn và ít trái cây hay rau quả tươi có thể dẫn đến táo bón. Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể trẻ hình thành phân mềm và dễ đào thải hơn. 
  • Trẻ không được cung cấp đủ nước: Khi cơ thể không nhận đủ nước, cơ thể sẽ lấy nước từ ruột khiến phân khô cứng và làm cho việc đi tiêu của bé trở nên khó khăn. 
  • Chế độ ăn uống của mẹ: Việc mẹ nạp vào cơ thể nhiều đồ cay nóng, khó tiêu hay ăn uống thiếu chất đều khiến bé dễ bị táo bón.
  • Do trẻ ít được vận động: Tập thể dục giúp di chuyển thức ăn đã tiêu hóa qua ruột và đẩy chất cặn bã ra ngoài dễ dàng.
  • Trẻ bắt đầu tập ăn dặm: Sữa mẹ phần lớn được tiêu hóa hết nên trẻ ít thải ra chất cặn bã. Việc trẻ bắt đầu chuyển sang ăn dặm khiến hệ tiêu hóa chưa thích nghi kịp, dễ gây táo bón.
  • Do ảnh hưởng của các loại thuốc như: thuốc chống co thắt, thuốc động kinh, thuốc kháng cholinergic,...
  • Bệnh lý khác chẳng hạn: bệnh Hirschsprung, bệnh celiac,...

3. Cách trị táo bón cho trẻ 7 tháng tuổi

Mẹ cùng “bỏ túi” một số biện pháp xử trí khi bé gặp tình trạng táo bón ngay sau đây nhé!

3.1. Thay đổi chế độ ăn uống cho con

Những thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì có thể giúp bé giảm thiểu tình trạng táo bón. Hãy cho trẻ tập thích nghi với chế độ ăn này bằng vài gram chất xơ mỗi ngày để phòng ngừa đầy hơi và chướng bụng. Bên cạnh đó, mẹ có thể thêm nước ép mận vào sữa công thức cho trẻ đồng thời giảm lượng các loại sữa hoặc phô mai.

thay đổi chế độ ăn nhiều chất xơ

Thay đổi chế độ ăn giàu chất xơ và rau xanh cải thiện táo bón

3.2. Thay đổi loại sữa con đang uống

Một số trẻ không dung nạp được protein trong sữa đang sử dụng, ví đụ như sữa bò nên gây ra tình trạng táo bón. Mẹ hãy thử cho bé  tránh xa các loại sữa này trong ít nhất hai tuần và thay bằng những loại sữa khác. Sữa công thức có chứa protein thủy phân một phần hoặc hoàn toàn được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh nhạy cảm với sữa bò.

3.3. Cho con vui chơi vận động nhẹ nhàng

Những hoạt động vui chơi nhẹ nhàng sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa, đặc biệt là ruột hoạt động trơn tru hơn. Trên thực tế, những trẻ ít vận động thường xuyên bị táo bón. Do vậy, mẹ nên khuyến khích con ra ngoài chơi thay vì xem các thiết bị điện tử hoặc tham gia các hoạt động khác trong nhà.

3.4. Massage bụng kết hợp với tắm nước ấm

Các chuyên gia y tế khuyên mẹ nên thử xoa bóp bụng nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng táo bón của trẻ.  Massage bên trái bụng để giúp kích thích ruột kết, có thể kết hợp cùng tắm nước ấm để thư giãn ruột cho trẻ. 

Những thao tác massage bao gồm:

  • Thực hiện các chuyển động tròn đều nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài
  • Đặt bé nằm ngửa và nhẹ nhàng di chuyển chân bé tới lui theo chuyển động 'xe đạp'.

massage bụng và tắm nước ấm cho trẻ dễ tiêu

Massage bụng kết hợp với tắm nước ấm cho bé

3.5. Cho trẻ uống nước thường xuyên

Nếu mẹ đang tìm kiếm một cách đơn giản và an toàn để giảm táo bón cho bé, hãy cân nhắc biện pháp uống nước thường xuyên mỗi ngày. 

Việc bổ sung đủ nước có vai trò vô cùng to lớn đối với bộ máy tiêu hóa trong cơ thể. Nước giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua ruột, giữ cho ruột sạch sẽ và hoạt động trơn tru. Mẹ có thể lựa chọn bổ sung nước khoáng hoặc nước ép mận, táo hoặc lê cho bé  từ 60 đến 120 mL mỗi ngày.

3.6. Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ

Chế độ ăn của người mẹ có mối quan hệ mật thiết đến dinh dưỡng cũng như các bệnh lý về tiêu hóa của bé bú mẹ, trong đó có táo bón. Những bà mẹ có thói quen ăn các gia vị cay nóng như gừng, tiêu, ớt,..thường gây nên tình trạng khó đi tiêu ở trẻ.

Với nguyên nhân gây táo bón này, mẹ nên bổ sung nhiều các loại rau củ quả tươi trong chế độ ăn thường nhật. Ăn thêm sữa chua thường xuyên cũng là một cách xử trí tốt, giúp bổ sung lợi khuẩn cho mẹ và làm giảm thiểu triệu chứng của bệnh lí trên.

3.7. Sử dụng men vi sinh

Sử dụng men vi sinh là một biện pháp hiệu quả giải quyết táo bón từ nguyên nhân. Chúng giúp bù đắp lượng lợi khuẩn bifidobacteria và lactobacilli đã bị giảm đáng kể ở những người bị táo bón.

Bổ sung men vi sinh chứa các vi sinh vật có lợi này giúp điều chỉnh môi trường trong ruột từ đó tăng nhu động ruột và bài tiết, giảm thiểu được các triệu chứng táo bón. Men vi sinh có lịch sử sử dụng an toàn trong ngành công nghiệp thực phẩm kéo dài vài thập kỷ và ngày càng được sử dụng rộng rãi làm chất bổ sung để giảm táo bón.

Với trẻ 7 tháng tuổi mắc táo bón, mẹ nên dùng những sản phẩm bổ sung đa dạng lợi khuẩn như BioAmicus Complete. Men BioAmicus 10 chủng vừa giúp khắc phục các triệu chứng của táo bón, giúp trẻ đi tiêu trơn tru, vừa mô phỏng chính xác hệ vi sinh đường ruột, từ đó nhanh chóng thiết lập cân bằng vi sinh cho bé.

MEN VI SINH 10 CHỦNG BIOAMICUS

Men BioAmicus Complete - Cho bé bụng khỏe 10 điểm

Mẹ muốn đặt hàng và nhận tư vấn trực tiếp, đăng ký ngay!

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí

4. Những thực phẩm ba mẹ có thể cho trẻ 7 tháng tuổi ăn

Một số thực phẩm tuyệt vời ngăn ngừa táo bón cho trẻ 7 tháng tuổi mẹ nên tham khảo: 

  • Một quả táo mỗi ngày không chỉ giúp bé tránh xa bác sĩ mà còn rất hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón. Táo có vị ngọt, nhiều chất xơ và được hầu hết các bé yêu thích nên chính là thực phẩm tuyệt vời để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.
  • Trẻ bắt đầu ăn dặm nên tránh ngũ cốc gạo, chuối và khoai lang do dễ gây táo bón. Thay vào đó, nên dùng lúa mạch hoặc ngũ cốc nguyên hạt
  • Các loại trái cây bắt đầu bằng chữ “P” trong tiếng Anh như mận, lê, đào sẽ giúp làm mềm phân của bé. Do vậy, mẹ hãy cho bé ăn thường xuyên hoặc chế biến thành nước ép nếu bé cảm thấy khó đi ngoài
  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau bina, bông cải xanh, đậu Hà Lan,...

5. Khi nào ba mẹ nên cho trẻ đi khám

trẻ 7 thngs bị táo bón khi nào cần đi khám

Trẻ 7 tháng bị táo bón khi nào cần đi khám bác sĩ

Táo bón là tình trạng tiêu hóa hay gặp ở trẻ, nếu được xử lý đúng cách, trẻ có thể đi tiêu dễ dàng trong 3-5 ngày.

Song, khi bé xuất hiện những dấu hiệu như:

  • Thời gian táo bón kéo dài hơn 2 tuần
  • Con không thể hoạt động bình thường vì táo bón cản trở
  • Không thể đẩy phân ra ngoài kể cả khi rặn
  • Có phân lỏng hoặc mềm rò rỉ ra ngoài hậu môn
  • Có vết nứt nhỏ, đau ở vùng da quanh hậu môn
  • Có các tĩnh mạch sưng đỏ (trĩ) ở trực tràng
  • Bé bị đau bụng, sốt hoặc nôn mửa

Mẹ cần nhanh chóng cho con đi thăm khám bác sĩ ngay bởi đây là các dấu hiệu cho thấy bệnh tình ngày càng trở nặng và có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Thông qua những thông tin BioAmicus cung cấp, hi vọng mẹ đã nắm được rõ cách trị táo bón cho trẻ 7 tháng tuổi. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng mình để vững bước và thông thái hơn trên hành trình làm mẹ thiêng liêng này nhé!






Bài viết liên quan