Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh: Làm sao để cải thiện?

Mục lục

Biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh là một trong ba chứng biếng ăn thường gặp. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết được nguyên nhân cũng như cách xử lý triệt để tình trạng này. Hãy cùng BioAmicus tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện của biếng ăn tâm lý ở bé sơ sinh và các biện pháp chăm sóc sức khỏe tâm lý, cải thiện biếng ăn cho trẻ trong bài viết dưới đây.

Biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị biếng ăn tâm lý

Biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh là một hội chứng rối loạn về ăn uống bắt nguồn từ yếu tố tâm lý, căng thẳng và stress. Phổ biến nhất là việc mẹ không hiểu được tâm lý của con. Khi con bị ép ăn, bắt làm những việc con không thích, không muốn sẽ khiến bé sinh ra tâm lý phản kháng và từ chối thức ăn. 

Một số yếu tố khách quan có thể dẫn đến biếng ăn tâm lý bao gồm:

  • Thay đổi môi trường sống, người chăm sóc khiến trẻ cảm thấy thiếu an toàn, lo âu
  • Đổi loại sữa, bình sữa và thời gian cho bú khiến bé chưa kịp thích nghi
  • Cho bé bú sai tư thế, khiến con không cảm thấy thoải mái, bị sặc, ho và sợ việc ăn uống
  • Ảnh hưởng tiêu cực từ gia đình, con thường xuyên bị la rầy trong giờ ăn
  • Thêm thuốc vào sữa làm thay đổi màu sắc, mùi vị của món ăn

Ngoài ra, những yếu tố chủ quan từ trẻ cũng có thể dẫn đến biếng ăn tâm lý như:

  • Sự phát triển não bộ của trẻ. Em bé thích thể hiện tính cách, đùa nghịch và không tập trung ăn
  • Những trải nghiệm không tốt liên quan đến ăn uống trước đây như sặc sữa, nôn trớ, dị ứng, đau bụng... khiến con có xu hướng từ chối, kháng cự ăn uống.
  • Trẻ muốn được bú mẹ từ chối bú bình

Biếng ăn tâm lý thường là sự kết hợp giữa yếu tố khách quan và chủ quan. Hiểu rõ nguyên nhân giúp ba mẹ tìm ra giải pháp phù hợp để cải thiện tình trạng này

2. Dấu hiệu biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh

Về thời điểm, biếng ăn tâm lý thường xuất hiện khi trẻ lên 4 tháng tuổi và có thể kéo dài đến 2 tuổi. Đây cũng là khoảng thời gian con có nhiều thay đổi về thể chất và thường dễ nhầm lẫn với biếng ăn sinh lý.

Các biểu hiện ban đầu bao gồm trẻ ăn ít dần, hay ngậm chứ không bú, không đòi bú mẹ. Con thường xuyên không ăn hết một khẩu phần ăn theo bữa, hoặc ăn ít hơn 1/2 khẩu phần ăn theo tuổi. 

Lâu dần, trẻ biếng ăn tâm lý có biểu hiện chống đối, quấy khóc mỗi khi đến cữ ăn, con thường xua tay, che miệng, phì nhổ, nhè hoặc nôn ngay cả khi được cho bú bình hoặc ăn bằng thìa.

Trẻ sơ sinh biếng ăn trong 3 tháng có thể không tăng cân, tăng cân chậm và thường có chiều cao, cân nặng không đạt tiêu chuẩn.

Ngoài ra, nếu tinh ý, mẹ cũng có thể nhận thấy nhiều biểu hiện tâm lý bất thường ở trẻ như ngủ hay giật mình, bật khóc ngay khi nhìn thấy bình sữa, biếng bú bình, kén người cho ăn...

3. Phân biệt biếng ăn tâm lý, sinh lý và bệnh lý ở trẻ

Biếng ăn sinh lý chỉ là một trong ba tình trạng biếng ăn phổ biến nhất, bao gồm biếng ăn tâm lý, sinh lý và bệnh lý. Để không nhầm lẫn tình trạng biếng ăn tâm lý với hai tình trạng còn lại, mẹ cần nắm được các điểm khác nhau sau đây:

 

Biếng ăn tâm lý

Biếng ăn sinh lý 

Biếng ăn bệnh lý 

Dấu hiệu

Trẻ dần ăn ít hơn, có biểu hiện khó chịu trong hành vi hoặc biểu cảm

Trẻ biếng ăn trong một giai đoạn tạm thời, sau đó ăn tốt trở lại

Trẻ đột ngột biếng ăn, kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường như sốt, nôn, tiêu chảy...

Nguyên nhân

Do những yếu tố tâm lý, căng thẳng hoặc lo âu

Do những thay đổi sinh lý trong quá trình phát triển của trẻ

Do các bệnh lý đường hô hấp, tiêu hóa, loạn khuẩn hoặc các bệnh lý khác

Biện pháp cải thiện

Thay đổi cách chăm sóc trẻ và hạn chế các tổn thương tâm lý

Điều chỉnh thực đơn và bổ sung men vi sinh

Cần điều trị triệt để bệnh lý trước, sau đó cải thiện biếng ăn sau

4. Biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu? Có nguy hiểm không?

Khác với biếng ăn sinh lý chỉ kéo dài 1-2 tuần, biếng ăn tâm lý có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng nếu như cha mẹ không thay đổi những yếu tố tâm lý và cách cho trẻ ăn.

Đây cũng là chứng biếng ăn khó điều trị dứt điểm và phức tạp nhất do khả năng tự điều chỉnh cảm xúc của trẻ còn hạn chế. 

Tình trẻ sơ sinh biếng ăn tâm lý có thể khiến bé thiếu nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất béo. Điều này gây nên tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, khiến con dễ ốm.

Ngoài ra, biếng ăn tâm lý thường dẫn đến những thói quen ăn uống không lành mạnh sau này.

5. Các biện pháp cải thiện biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh

5.1. Thực hiện biện pháp da kề da

Việc thường xuyên tiếp xúc da với trẻ giúp trẻ cảm nhận được sự ấm áp, sự quan tâm, chăm sóc của mẹ. Trẻ sẽ cảm thấy yên tâm, giảm căng thẳng và dần hình thành tình cảm với cha mẹ, người chăm sóc.

Ngoài ra, phương pháp này còn có thể giúp sữa được tiết ra đều đặn hơn, không ngắt quãng làm cho việc bú hiệu quả hơn, giảm tình trạng sặc sữa.

5.2. Cho trẻ bú đúng cách

Cho bú đúng cách giúp cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái. Con dễ dàng tiếp cận núm vú và tập trung bú hơn. Mẹ bớt cảm thấy đau khi trẻ mút, ngậm, day, từ đó tâm trạng thoải mái. Tâm trạng thoải mái của mẹ khi cho con bú chính là chìa khóa giúp bé không sợ bú, cải thiện biếng ăn tâm lý. Để làm được điều này, cần cho trẻ bú mẹ đúng cách.

Tư thế tốt nhất là để trẻ nằm nghiêng gần mẹ, với đầu và cổ được nâng đỡ nhẹ nhàng. Khi bú, miệng trẻ cần được mở to với núm vú nằm trọn trong khoang miệng và cằm chạm vào ngực mẹ. 

5.3. Kiểm tra chế độ ăn của mẹ

Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ. Mẹ ăn nhiều món ăn nặng mùi, nhiều gia vị có thể làm thay đổi mùi, vị sữa mẹ, từ đó khiến trẻ không quen và từ chối bú. 

Do đó, với trẻ sơ sinh biếng bú mẹ, nên kiểm tra lại thực đơn hằng ngày của mẹ. Cần đảm bảo mẹ ăn phong phú để có đủ chất, đồng thời nên hạn chế những món ăn có mùi khó chịu như tỏi, ớt, đồ ăn nhiều dầu

5.4. Cho trẻ ăn theo nhu cầu

Cho trẻ ăn theo nhu cầu là một phương pháp giúp trẻ phát triển thói quen ăn uống. Trẻ sơ sinh sẽ đòi ăn khi đói và chủ động nhả ty mẹ khi đã no. Do đó, không cần ép trẻ ăn quá sức khiến con chảm thấy sợ hãi dẫn đến biếng ăn tâm lý.

Ngoài ra, mẹ cũng cần tạo một thời gian biểu cho bú phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

5.5. Tập ăn dặm đúng cách

Săm dặm quá sớm, quá muộn hoặc kỳ vọng quá nhiều vào quá trình ăn dặm ở trẻ là sai lầm phổ biến dẫn đến biếng ăn. Nên nhớ, quá trình ăn dặm của mỗi trẻ là khác nhau. Tập ăn dặm cũng chỉ là bước chuẩn bị để con ăn thô tốt hơn, không cần thiết đặt mục tiêu con phải ăn được nhiều, ăn gọn gàng, sạch sẽ...

Khi bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy tham khảo chế độ ăn sau đây để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, dinh dưỡng chính là sữa mẹ
  • Trẻ 6-10 tháng tuổi: Dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ, bước đầu cho con làm quen với thực phẩm, bột và bánh ăn dặm để con học dần các kỹ năng nhai, nuốt thức ăn
  • Tẻ 10-12 tháng tuổi: Một phần dinh dưỡng đến từ bữa ăn dặm, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, đạm và sắt

5.6. Bổ sung men vi sinh

Theo nghiên cứu đã chứng minh rằng, biếng ăn có liên quan đến sự mất cân bằng hệ vi sinh ruột. Đặc biệt là trẻ sơ sinh có hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện.

Bổ sung men vi sinh là biện pháp an toàn, hiệu quả để nhanh chóng cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, hạn chế tác động của các yếu tố gây hại, cải thiện biếng ăn ở trẻ.

Một trong những loại men vi sinh được chuyên gia khuyên dùng là Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete. Đây là men vi sinh đầu tiên tại Việt Nam có chứa tới 10 chủng lợi khuẩn được phân lập thuần chủng. Với công thức độc đáo, men 10 chủng BioAmicus vượt trội hơn trong việc giải quyết các vấn đề tiêu hóa ở trẻ, không chỉ cải thiện biếng ăn mà còn hỗ trợ hấp thu tốt hơn, bé tăng cân tự nhiên và bền vững hơn.

5.7. Thay đổi loại sữa nếu cần thiết

Khi trẻ biếng bú bình kèm tiêu chảy, táo bón là lúc mẹ cần đổi loại sữa cho con. Mẹ có thể trao đổi trực tiếp với chuyên gia để có thể tìm được loại sữa công thức phù hợp, bổ sung dinh dưỡng và làm nền tảng thúc đẩy tiêu hóa.

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tốt nhất nên để bé bú mẹ hoàn toàn.

Qua bài viết trên mong rằng đã giúp mẹ đã có những hiểu biết cơ bản và những phương pháp hợp lý giúp chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh. Nếu mẹ có điều gì thắc mắc hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc website BioAmicus để nhận được tư vấn của đội ngũ dược sĩ uy tín hoạt động 24/7 nhé. 

 



Bài viết liên quan