Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Táo bón là một vấn đề dễ xử lý nhưng nhiều mẹ bỏ lỡ thời gian điều trị phù hợp nhất. Các cấp độ táo bón ở trẻ thay đổi theo thời gian mắc táo bón, nguyên nhân và chế độ sinh hoạt, thể hiện mức độ táo bón ở trẻ.
Chuyên gia chia các cấp độ táo bón ở trẻ theo thang điểm Bristol [1]. Đây là một thước đo vô giá đánh giá hình dạng phân và độ đặc của phân. Lưu ý, thang điểm đánh giá hình dạng phân trong 1 lần trẻ đi vệ sinh. Cần theo dõi thêm các yếu tố khác để đánh giá giai đoạn táo bón ở trẻ sơ sinh.
Phân có 1 đầu rắn một đầu thuôn mềm. Độ đặc của phân và hình dạng phân vẫn bình thường nhưng trẻ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu táo bón:
Lúc này, mẹ cần bổ sung nước, tăng cữ bú, tăng lượng rau củ trong khẩu phần ăn. Giúp con tập các bài tập nhẹ nhàng như đạp xe đạp, ếch ngồi xổm cũng là phương pháp giúp con dễ đi tiêu hơn. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, hãy tích cực tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh theo chu trình.
Nhận biết trẻ bắt đầu táo bón phân một đầu cứng, đầu còn lại vẫn thuôn mềm
Phân khô cứng, hình xúc xích, kích thước lớn, có các vết nứt trên bề mặt. Phân di chuyển chậm trong ruột. Các nguyên nhân có thể do nhu động ruột chậm hơn bình thường. Vì vậy, trẻ táo bón cấp độ trung bình có thêm các biểu hiện:
Khoảng thời gian đầu, con vẫn có cảm giác buồn đi tiêu và rặn khá dễ dàng. Mẹ nên cho con ăn đồ ăn mềm, không quá thô. Cần bổ sung kết hợp chất xơ men vi sinh để làm dịu tình trạng táo bón cho bé.
Cuối giai đoạn, lượng phân càng tích tụ khiến trẻ càng mất cảm giác buồn đi vệ sinh. Nếu đi vệ sinh, con thường có biểu cảm đau rát, lo sợ. Vì thế, trẻ nhịn đi tiêu ngày càng nhiều, làm nghiêm trọng hơn tình trạng táo bón.
Bé táo bón ở cấp 1,2 có thể điều trị theo phác đồ từ 1-3 tháng. Nếu táo bón mạn tính với biểu hiện kéo dài trên 2 tuần thì thời gian điều trị cần duy trì ít nhất 3 tháng.
Chuyên gia khuyên mẹ can thiệp làm giảm các mức độ táo bón ở trẻ càng sớm càng tốt.
Táo bón trung bình, phân khô cứng, có các vết nứt trên bề mặt
Phân không có hình trụ mà là các khối riêng, trở thành hạt cứng như phân dê.
Khi trẻ bị táo bón nặng, chất thải ứ đọng lâu ngày, cơ vòng hậu môn mất khả năng co giãn. Một số bé không thể rặn khi đi vệ sinh. Trong khi đó, một số khác thậm chí không có cảm giác buồn đi vệ sinh. Cũng có trường hợp trẻ són trong quần không tự chủ.
Nhiều mẹ đánh giá cấp độ táo bón ở trẻ giảm đi do tần suất đi vệ sinh của con tăng lên. Điều này không đúng trong trường hợp trẻ đã táo nặng. Có thể ngày nào con cũng đi tiêu nhưng chỉ đi 1 lượng rất nhỏ phân dê từng cục. Số lần đi ngoài trong tuần tăng nhưng tổng lượng phân đi ngoài vẫn nhỏ hơn nhiều lượng phân đã tích tụ trong đại tràng ở trẻ.
Trong một vài trường hợp, con có thể đi ngoài có lẫn máu, dịch nhầy. Táo bón nặng lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến trĩ.
Khi con bị táo bón nặng, mẹ cần đưa con đi khám và sử dụng thuốc nhuận tràng. Trẻ táo bón nặng cần điều trị trong khoảng thời gian gấp 3 lần thời gian mắc bệnh. Có những trường hợp cần duy trì phác đồ 6-12 tháng hoặc kéo dài hơn tùy tình trạng.
Táo bón nặng, phân tách từng cục nhỏ như phân dê
Khi đã thử các phương pháp hỗ trợ trẻ đi tiêu nhưng không thành công, có thể vấn đề không chỉ ở sinh hoạt. Đặc biệt, khi con có các triệu chứng táo bón nặng và bất thường, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Thông thường, táo bón chỉ khiến trẻ cứng bụng, khi gõ không rõ tiếng. Trường hợp trẻ táo bón kèm theo bụng đau, căng tròn, cử động khó khăn, gõ vang như trống, là biểu hiện bé đang mắc bệnh lý vè gan, tụy, viêm loét đường tiêu hóa. Lúc này, mẹ nên đưa con đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân.
Bụng chướng, gõ vang như trống cảnh báo táo bón nguy hiểm
Nôn trớ kèm chướng bụng là dấu hiệu của tắc nghẽn đường tiêu hóa. Tắc nghẽn có nguyên nhân do khối chất thải không được bài tiết hoặc thức ăn chưa kịp tiêu hóa. Tắc nghẽn đường tiêu hóa có thể gây hoại tử ruột. Vì vậy, hãy cẩn thận nếu thấy trẻ táo bón kèm nôn trớ.
Khi phân loại các cấp độ táo bón ở trẻ, máu trong phân là một biểu hiện của giai đoạn nặng. Đi ngoài ra máu là khi trong phân của trẻ có lẫn tia máu tươi hoặc khô nâu. Đó là dấu hiệu của tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.
Tất nhiên, nếu có tổn thương ruột, máu trong phân sẽ xuất hiện ngay cả khi trẻ táo bón cấp 1 hoặc 2. Dù ở giai đoạn nào, đừng chủ quan nếu trong chất thải của trẻ có lẫn máu.
Trẻ táo bón thông thường sẽ không sụt cân nhanh chóng. Sụt cân ở trẻ táo bón thường do quá trình chướng bụng, biếng ăn lâu ngày. Không nên để trẻ táo bón quá 1 tháng, nhất là trong 1 năm đầu đời.
Trong trường hợp con sụt cân nhanh chóng, mẹ cần tìm ra nguyên nhân trực tiếp cho vấn đề này. Lúc này, mẹ chắc chắn cần lời khuyên của bác sĩ.
Các nghiên cứu về phân của trẻ táo bón đều chỉ ra sự thiếu hụt vi sinh đường ruột. Men 10 chủng BioAmicus Complete là công thức hoàn hảo bổ sung lợi khuẩn cho bé.
Men 10 chủng BioAmicus- Giải pháp an toàn cho trẻ táo bón
Vượt trội hơn nhiều dòng men vi sinh khác, BioAmicus đảm bảo:
Ngoài ra, để phù hợp hơn với trẻ nhỏ và cả trẻ sơ sinh, Men 10 chủng được thiết kế dạng nhỏ giọt tiện dụng. Mẹ dễ dàng nhỏ trực tiếp vào miệng trẻ, nhỏ ra thìa hoặc trộn với thức ăn nguội. Liều dùng được chia kỹ tới từng giọt, mẹ an tâm phân liều theo hướng dẫn chi tiết trên hộp.
Can thiệp sớm vào giai đoạn, các cấp độ táo bón ở trẻ, táo bón không đáng sợ như mẹ nghĩ. Để nhận được tư vấn miễn phí, hãy trực tiếp trao đổi về tình trạng táo bón của con qua hotline 1900 636 985. Hoặc không, mẹ có thể để lại thông tin trên trang web chính thức BioAmicus
Mời mẹ tham khảo thêm
Đau bụng táo bón ở trẻ có nguy hiểm không? |
Táo bón chức năng ở trẻ là gì? |
1. Creation and initial evaluation of anh stool form scale for children
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2937014/#R4