Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Táo bón chức năng chiếm 95% các trường hợp táo bón, tập trung ở trẻ sơ sinh và trẻ 2-6 tuổi. Tình trạng này khiến bé khó chịu, quấy khóc, làm nhiều mẹ lo lắng. Bài viết trả lời câu hỏi táo bón chức năng ở trẻ là gì, kéo dài bao lâu và làm thế nào để chấm dứt nó.
Táo bón chức năng được chẩn đoán khi con bị táo bón nhưng bác sĩ không tìm ra bất kỳ nguyên nhân bệnh lý hay tổn thương thực thể nào. Táo bón chức năng ở trẻ thường do hoạt động chức năng của ruột không bình thường, chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Táo bón chức năng, còn gọi là táo bón cơ năng, bao gồm 3 loại:
Táo bón chức năng ở trẻ em khiến bé khó đi tiêu
Táo bón chức năng và táo bón thực thể đều có những biểu hiện táo bón:
Ngoài ra, hai loại táo bón có những đặc điểm riêng, dùng để phân biệt như:
Táo bón chức năng | Táo bón thực thể | |
Nguyên nhân | Không có tổn thương thực thể. Thường do sinh lý, tâm lý, chế độ sinh hoạt hoặc sau đợt điều trị kháng sinh gây thiếu hụt lợi khuẩn. | Tổn thương bệnh lý ở đường tiêu hóa hoặc hệ thần kinh. Các bệnh lý có thể kể đến như khối u trong ruột, phình hoặc đại tràng, hẹp trực tràng, trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn. |
Biểu hiện | Biểu hiện thay đổi tùy vào từng loại táo bón và thời gian táo bón. | Có thêm biểu hiện tổn thương như cong vẹo cột sống, bất thường vùng hậu môn, giảm phản xạ chi dưới, có máu trong phân, sốt cao. |
Điều trị | Điều trị bằng thay đổi lối sống, tập luyện thể dục, bổ sung men vi sinh hoặc điều trị bằng thuốc theo phác đồ. | Cần điều trị táo bón kết hợp với điều trị dứt điểm bệnh lý. |
Như vậy, chẩn đoán táo bón chức năng ở trẻ là gì dựa vào có hay không có dấu hiệu bất thường của bệnh lý. Nếu là táo bón chức năng, mẹ chỉ cần tập trung điều trị các triệu chứng khô táo ở trẻ.
Nguyên nhân táo bón chức năng ở trẻ là gì?
Nguyên nhân táo bón chức năng chủ yếu đến từ việc khó đi ngoài và sợ hãi việc đi ngoài. Ở các lứa tuổi khác nhau, táo bón cơ năng có thể là hệ quả của các nguyên nhân khác nhau.
Đối với trẻ sơ sinh, táo bón chức năng thường do chế độ ăn hoặc hệ vi sinh đường ruột:
Đối với trẻ lớn hơn, táo bón chức năng có thêm các nguyên nhân do thói quen sinh hoạt:
Các nguyên nhân trên ban đầu chỉ khiến trẻ phải rặn nhiều hơn một chút. Thế nhưng, lâu ngày, khối phân khô cứng lớn dần, nỗi sợ hãi mỗi lần đi tiêu của trẻ cũng lớn dần. Cứ thế, tình trạng táo bón ngày càng nghiêm trọng.
Táo bón chức năng ở trẻ em được chẩn đoán theo tiêu chuẩn táo bón Rome IV, khi tình trạng táo bón không thể giải thích bằng bất kỳ bệnh lý nào khác. Tiêu chuẩn Rome IV bao gồm các triệu chứng táo bón trẻ sơ sinh và trẻ trên 4 tuổi.
Mẹ quan sát tình trạng đi tiêu của con trong liên tục 1 tháng. Táo bón chức năng được xác định khi trẻ có ít hơn 3 lần đi tiêu mỗi tuần hoặc có ít nhất 2 trong số những biểu hiện sau đây:
Đối với trẻ đã tập đi bô, mẹ có thể căn cứ vào các tiêu chí bổ sung sau:
Chẩn đoán táo bón chức năng ở trẻ em thông qua tần suất đi tiêu
Đa phần trẻ trên 4 tuổi có thể đi tiêu tự chủ. Mẹ cũng cần quan sát tình trạng đi ngoài của trẻ trong 1 tháng. Táo bón chức năng được xác định nếu bé có ít nhất 2 dấu hiệu táo bón sau, đồng thời không có triệu chứng của hội chứng ruột kích thích:
Để chắc chắn hơn, mẹ có thể đưa con đến cơ sở y tế tìm các nguyên nhân bệnh lý khác. Tại đây, ngoài tiêu chuẩn Rome IV, các bác sĩ sẽ khám sàng lọc bệnh suy giáp, ngộ độc chì và làm các chẩn đoán hình ảnh khác để loại trừ táo bón thực thể.
Táo bón cấp tính kéo dài 3-7 ngày, nếu cải thiện được ngay khi thay đổi chế độ ăn tốt thì không nguy hiểm. Còn lại, bất cứ tình trạng táo bón nào cũng có thể gây tổn thương nguy hiểm và ảnh hưởng đến bé như:
Trẻ táo bón chức năng đau bụng dữ dội cảnh báo tổn thương nguy hiểm
Mời mẹ tham khảo thêm:
Táo bón chức năng sẽ nhanh chóng kết thúc nếu mẹ biết tới các giải pháp cải thiện táo bón sau đây:
Bổ sung chất xơ hòa tan mang lại đồng thời 4 tác dụng giảm táo bón chức năng ở trẻ:
Mẹ có thể bổ sung chất xơ hòa tan bằng việc tăng lượng rau xanh mỗi bữa ăn của con hoặc qua thực phẩm bổ sung chất xơ hòa tan Fibradis.
Men 10 chủng BioAmicus Complete cải thiện táo bón chức năng hiệu quả
Bổ sung men vi sinh hỗ trợ giải quyết vấn đề táo bón chức năng, đặc biệt là táo bón do loạn khuẩn. Men vi sinh bổ sung cho đường ruột hàng tỷ vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa. Các lợi khuẩn này hỗ trợ tiêu hóa thức ăn đúng cách, hạn chế ùn ứ, giảm đầy chướng bụng.
Chúng cũng tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh và sản phẩm tiêu hóa có khả năng kích thích nhu động ruột, kích thích tăng tiết chất nhầy làm mềm phân.
Trong các dòng men vi sinh, men 10 chủng BioAmicus được chứng minh có khả năng cải thiện táo bón chức năng với ưu điểm:
Thuốc nhuận tràng có khả năng kéo nước vào trong lòng ruột, đẩy nhanh tốc độ di chuyển của phân, từ đó tăng tần suất đi tiêu. Các thuốc nhuận tràng thường được kê khi trẻ bị táo bón nặng, không có khả năng đẩy khối phân ra ngoài.
Tuy nhiên, mẹ cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc nhuận tràng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sử dụng tùy tiện có thể dẫn đến mất nước, giảm nhu động ruột tự nhiên và làm nặng hơn tình trạng táo bón. Tốt nhất, hãy dùng thuốc nhuận tràng theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
Liều dùng một số thuốc nhuận tràng cho mẹ tham khảo là:
Thuốc nhuận tràng | Liều dùng |
Lactulose 70%: | Mỗi ngày 1-3 ml/kg cân nặng, chia 2 lần |
Sorbitol: | Mỗi ngày 1-3 ml/kg cân nặng, chia 2 lần |
PEG3350 | Trẻ < 1 tuổi: 1/2-1 gói /ngày
Trẻ 1-6 tuổi: 1 gói/ngày, tối đa 4 gói/ngày Trẻ 6-12 tuổi: 2 gói/ngày, tối đa 4 gói/ngày |
Kết hợp với việc dùng thuốc, mẹ nên khuyến khích trẻ tập thể dục hàng ngày, uống thêm nước và đi tiêu đều đặn.
Trên đây là toàn bộ những điều mẹ cần biết về táo bón chức năng ở trẻ là gì. Táo bón chức năng thường là tình trạng táo bón nhẹ, mẹ không cần quá lo lắng. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng tiêu hóa ở trẻ, hãy liên hệ tới hotline 1900 636 985 để được tư vấn trực tiếp. Đừng quên theo dõi website BioAmicus.vn để cập nhật các kiến thức từ chuyên gia.
1. Pediatric Functional Constipation
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537037/