Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Dấu hiệu trẻ kém thông minh cảnh báo chậm phát triển trí tuệ

Mục lục

Dấu hiệu trẻ kém thông minh có thể là những cảnh báo sớm về tình trạng chậm phát triển trí tuệ, 85% ở mức độ nhẹ và có thể cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc. Xem ngay bài viết dưới đây để phát hiện sớm và có những biện pháp hỗ trợ phù hợp

Dấu hiệu trẻ kém thông minh

Chậm phát triển trí tuệ là gì?

Chậm phát triển trí tuệ là một dạng khiếm khuyết trong quá trình phát triển thần kinh của trẻ hình thành từ thời thơ ấu. Chậm phát triển trí tuệ ảnh hưởng 1 - 3% trẻ em trên toàn thế giới. Những bé này thường bị giới hạn về chức năng não bộ và về các kỹ năng khác như đối thoại, tự chăm sóc, hành xử xã hội,...

Ngoài ra, trẻ chậm phát triển trí tuệ thường có chỉ số thông minh (IQ) thấp và khó khăn trong việc kiểm soát được những hành vi hung hăng của bản thân. Vì thế, bé dễ bị kích động trước những tình huống đơn giản. 

Các dấu hiệu trẻ kém thông minh cảnh báo chậm phát triển trí tuệ

Dựa vào các dấu hiệu cảnh bảo cùng chỉ số thông minh (IQ) của mỗi trẻ mà mẹ có thể đánh giá mức độ chậm phát triển trí tuệ của trẻ. Sự phân chia này cũng góp phần quan trọng đối với quá trình cải thiện thông minh ở trẻ. 

Mức nhẹ

Có khoảng 85% trẻ chậm phát triển trí tuệ có các dấu hiệu kém thông minh ở mức độ nhẹ:

  • Trẻ khó khăn trong việc đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề xoay trong cuộc sống.
  • Trẻ chậm nói, chậm phát triển thể chất, chậm phát triển tư duy
  • Trẻ thiếu sự sáng tạo, không có sáng kiến và khả năng tổng hợp thông tin

Chỉ số thông minh của nhóm đối tượng này đạt mức 50 - 75 và bé có thể theo kịp chương trình tiểu học. Nếu ba mẹ có phương pháp giáo dục đúng đắn và lành mạnh, trẻ vẫn kiểm soát tốt hành vi của bản thân và phát triển khỏe mạnh. Ngược lại, nếu đối xử tiêu cực thì trẻ dễ có nhận thức và hành vi sai lệch.

85% dấu hiệu trẻ kém thông minh ở mức độ nhẹ

Đa phần trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ

Mức trung bình

Ở cấp độ chậm phát triển trung bình, chỉ số thông minh của trẻ có thể đạt từ 35 - 55. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Cảm xúc của trẻ thay đổi thất thường, khó kiểm soát
  • Trẻ vẫn sử dụng được ngôn ngữ nhưng bị hạn chế về vốn từ, chỉ dùng được các ngữ pháp đơn giản hoặc có dấu hiệu chậm nói
  • Một số trẻ sẽ hay bị phát âm sai, không chuẩn, khó đọc và viết chính tả chính xác
  • Trẻ có xu hướng trầm lặng, ít nói, thu mình hoặc trở nên hung hăng, kích động, chống đối

Bé vẫn có thể thực hiện những hoạt động sinh hoạt cơ bản thường ngày như ăn uống, tắm rửa,... dưới sự chỉ bảo và hướng dẫn của cha mẹ. Trẻ cũng có thể đọc, viết và đếm con số nhưng tiến độ học hỏi khá chậm so với những bạn khác. Khi lớn lên, trẻ cần người lớn chăm sóc và giám sát. 

Dấu hiệu trẻ kém thông minh: Khó điều chỉnh cảm xúc

Dấu hiệu trẻ kém thông minh mức độ trung bình: Rối loạn về mặt cảm xúc

Mức nặng

Khoảng 3 -5% trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nặng, chỉ số IQ dao động từ 20 - 40 kèm với các dấu hiệu:

  • Chỉ số cảm xúc của bé thấp, ngại giao tiếp, hay phàn nàn
  • Hạn chế trong khả năng sử dụng ngôn ngữ, tư duy, sáng tạo và phán đoán
  • Trẻ cần sự hỗ trợ và chăm sóc từ những người xung quanh, ngay cả những sinh hoạt hằng ngày
  • Bị hạn chế rất nhiều về hành vi và dường như không có sự hứng thú với các hoạt động bên ngoài

Bé chậm phát triển mức độ nặng gặp nhiều khó khăn trong việc tự chỉ huy. Tuy nhiên, con có thể hoàn thành các công việc đơn giản, có tính chất ổn định và lặp lại hằng ngày. Chính sự lặp lại và tính quen thuộc giúp trẻ hiểu biết hơn về bản chất sự việc. 

Mức rất nặng

Trẻ kém thông minh ở mức độ rất nặng thường có chỉ số IQ dưới 20. Trong những năm đầu thời ấu thơ, trẻ có thể hiện khuyết tật về vận động, nghe và nhìn. Khi lớn hơn, con bộc lộ nhiều khiếm khuyết trí tuệ:

  • Trẻ không có nhiều nhu cầu về mặt cảm xúc, chỉ quan tâm đến các nhu cầu cơ bản hàng ngày như cảm thấy đói, lạnh, thoải mái...
  • Dường như không phát triển ngôn ngữ
  • Khả năng tư duy và nhận biết của trẻ ở mức yếu kém hoặc thường ở dạng thô sơ
  • Trẻ có xu hướng thực hiện hành vi theo bản năng, khó kiểm soát.
  • Trẻ thường mắc kèm các dị dạng liên quan đến tai, mắt, răng, thần kinh, xương,...

Các đặc điểm trên khiến trẻ không thể tự chăm sóc và có thể tự gây nguy hiểm cho bản thân. Vì thế, trẻ chậm phát triển trí tuệ mức độ rất nặng hầu như luôn cần sự giúp đỡ từ người lớn.

trẻ không có nhu cầu cảm xúc do chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển giai đoạn nặng không có nhiều nhu cầu về mặt cảm xúc

Nguyên nhân trẻ kém thông minh

Nếu mẹ vô tình phát hiện dấu hiệu trẻ kém thông minh so với những bạn cùng tuổi. Là bậc phụ huynh thay vì xấu hổ, hãy đồng hành cùng con để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ mà mẹ nên biết:

  • Di truyền: Bố mẹ lớn tuổi hoặc mang những dị thể bất thường thì khi trẻ sinh ra khả năng cao sẽ mắc phải những khuyết tật về thần kinh.
  • Vấn đề thai kỳ: Mẹ bầu thường xuyên hít khói thuốc lá, sử dụng bia rượu, ma túy (đặc biệt vào 3 tháng đầu thai kỳ), nhiễm ký sinh trùng, rối loạn tuyến sữa... đều có thể làm tăng nguy cơ trẻ kém thông minh.
  • Dinh dưỡng: Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, suy dinh dưỡng, thiếu hụt DHA, folate sau khi sinh có thể khiến bé nhận thức chậm hơn trẻ khác
  • Vấn đề khi sinh nở: Trẻ bị ngạt trong các ca sinh khó hoặc trải qua quá trình hút thai, ép thai, trợ sinh không đúng cách
  • Bệnh tật và chấn thương: Trẻ bị viêm não, nhiễm trùng não, chấn thương bởi tai nạn, ngã trên cao... đều có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ.
  • Môi trường sống: Môi trường ô nhiễm và chất độc hại sẽ khiến bé phát triển kém và chậm hơn. Ngoài ra, chịu đựng bạo lực, thiếu thốn tình yêu thương khiến sức khỏe tinh thần và trí tuệ của bé bị giảm sút.

sử dụng rượu bia khi mang thai khiến trẻ kém thông minh

Mẹ bầu sử dụng rượu bia làm tăng nguy cơ trẻ kém thông minh

Các hội chứng thường mắc kèm tình trạng chậm phát triển trí tuệ

Chứng chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh có thể là một phần của các hội chứng sau đây:

  • Hội chứng Down: Trẻ mắc hội chứng Down có thể gặp các thách thức về phát triển nhận thức do thừa nhiễm sắc thể 21. Điều này gây ra khuyết tật về trí tuệ hoặc phát triển tư duy. 
  • Hội chứng Fragile X: Là một bệnh rối loạn di truyền liên kết nhiễm sắc thể giới tính X. Hội chứng này gây thiểu năng trí tuệ ở trẻ. Bé mắc Fragile X thường học tập kém, thiểu năng trí tuệ, gặp khó khăn trong việc tiếp thu thông tin và học tập các kỹ năng mới.
  • Hội chứng Prader-Willi: Là một rối loạn di truyền hiếm gặp do mất chức năng của các gen cụ thể trên NST 15. Đối với hội chứng này, trẻ sẽ chậm phát triển về trí tuệ như suy nghĩ, lý luận, khả năng giải quyết vấn đề chậm. 
  • Hội chứng Lennox-Gastaut: Là một loại bệnh động kinh xuất hiện ở trẻ em. Trẻ mắc hội chứng này bị động kinh thường xuyên và nghiêm trọng. Ngoài ra, trẻ có thời gian phản ứng với môi trường xung quanh chậm hơn, gặp vấn đề trong việc học và xử lý thông tin.

Trẻ mắc hội chứng down thường có dấu hiệu kém thông minh

Trẻ mắc hội chứng Down có thể gặp các thách thức về phát triển nhận thức

Trẻ kém thông minh, chậm phát triển có chữa được không?

Chậm phát triển trí tuệ không phải là bệnh và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm, trẻ có thể nhận được can thiệp và hỗ trợ phù hợp để cải thiện kỹ năng giao tiếp, tự chăm sóc và phát triển toàn diện hơn.

Sau đây là một số biện pháp có thể cải thiện trí thông minh ở trẻ mà ba mẹ có thể tham khảo:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Trẻ cần được bổ sung đầy đủ DHA và những dưỡng chất cần thiết khác cho não bộ. Các nghiên cứu cho thấy bổ sung DHA có khả năng thúc đẩy sự tập trung, cải thiện phần nào triệu chứng của trẻ tự kỷ, tăng động.
  • Can thiệp sớm về ngôn ngữ: Trẻ chậm phát triển thường bị chậm nói, khó khăn khi giao tiếp và không biết diễn đạt ý định của mình. Ba mẹ nên tận dụng thời gian để trò chuyện, đọc thơ, kể chuyện với con để tăng vốn từ cho bé.
  • Sử dụng hình ảnh minh họa sống động: Hình ảnh trực quan sẽ kích thích thị giác và trí tưởng của bé. Từ đó, trẻ dễ dàng hình dung ra con vật, sự vật đó trông như thế nào, lưu giữ thông tin lâu hơn.
  • Dạy trẻ thông qua âm nhạc: Các mẹ có thể dạy trẻ thông qua các bài hát có ca từ đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc, giai điệu vui tươi. Vì âm nhạc không chỉ giúp trẻ tiếp thu nhanh, ghi nhớ lâu hơn mà còn khơi gợi sự hứng thú, cải thiện kỹ năng nghe tốt hơn.
  • Hãy để trẻ tự lập: Trẻ chậm phát triển sẽ gặp khó khăn trong việc độc lập, tự do. Vì thế, cha mẹ không nên bao bọc con mà hãy để trẻ chủ động làm mọi thứ, động viên trẻ tự làm những công việc đơn giản.
  • Khen thưởng khi trẻ làm tốt: Cha mẹ đừng ngần dại dành tặng lời khen, một nụ hôn, một cái ôm đến trẻ khi bé làm tốt việc gì đó, điều này sẽ là động lực to lớn để trẻ hứng thú hơn trong việc học.

Dù lựa chọn phương pháp nào, việc dạy trẻ kém thông minh đòi hỏi các bậc phụ huynh phải kiên trì, nhẫn nại và trên hết là dành tình yêu thương, niềm tin cho con.

bố mẹ chơi cùng con

Việc nuôi dạy trẻ cần có sự kiên nhẫn và đồng hành bởi cả bố và mẹ

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin liên quan đến dấu hiệu trẻ kém thông minh. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp mẹ tìm hiểu được nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện để bé có thể phát triển trí tuệ tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến tổng đài để được giải đáp chi tiết nhé!



Bài viết liên quan