Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Trẻ tự kỷ có nhiều hành vi bất thường. Một trong số đó là thái độ gắn kết thái quá, hoặc thờ ơ đối với ba mẹ. Trẻ tự kỷ có bám mẹ không? Ý nghĩa của hành vi này là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Ở trẻ phát triển bình thường, khoảng từ 10–11 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát triển hành vi “bám mẹ”.
Bám mẹ (hay bện hơi mẹ) là tình trạng trẻ sơ sinh cảm thấy bất an khi rời xa mẹ và luôn có nhu cầu ở cạnh mẹ mọi lúc mọi nơi. Trẻ bám mẹ có những biểu hiện như:
Những hành vi gắn kết kể trên có thể diễn ra không chỉ với mẹ, mà còn có thể với ba, với ông bà, người chăm sóc trẻ.
Đôi khi, trẻ chỉ biểu hiện “bám mẹ” trong một số môi trường nhất định như khi đi ra nơi đông người, nơi xa lạ hoặc trong một thời điểm nhất định như khi chuẩn bị đi ngủ, lúc mới thức dậy, lúc đói.
Dấu hiệu trẻ bám mẹ
Theo quan sát của các nhà khoa học, trẻ tự kỷ thường dễ kết nối với người chăm sóc hơn so với những người khác. Nếu người chăm sóc bé là mẹ, trẻ tự kỷ có thể có hành vi “bám mẹ”.
Trẻ tự kỷ bám mẹ với mức độ cao hơn so với trẻ bình thường. Trong một số trường hợp có thể gây ra khó chịu đối với người chăm sóc:
Thế nhưng, không phải trẻ tự kỷ nào cũng bám mẹ. Có những bé thường xuyên thờ ơ với mọi thứ xung quanh, bao gồm cả người chăm sóc.
Trẻ tự kỷ cũng gặp khó khăn hơn trong việc điều chỉnh cảm xúc, do đó thường khó kết nối tình cảm với mẹ, khó bộc lộ cảm xúc và chìm đắm trong thế giới nội tâm của riêng mình.
Trẻ tự kỷ bám mẹ, có thể có nhiều biểu hiện quá khích
Hành vi bám mẹ không phải là dấu hiệu duy nhất để chẩn đoán trẻ tự kỷ. Ở trẻ phát triển bình thường, bám mẹ là phản ứng tự nhiên và biểu hiện của mối liên kết tình cảm an toàn.
Để chẩn đoán tự kỷ, mẹ có thể dựa vào những biểu hiện sau:
Biểu hiện của trẻ tự kỷ tương đối phức tạp, dễ nhầm lẫn với nhiều biểu hiện sinh lý bình thường khác. Do đó, khi nghi ngờ con mắc tự kỷ, mẹ nên tìm đến sự tư vấn của chuyên gia để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Lý giải nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ bám mẹ hơn, hoặc đặc biệt gắn kết với một cá nhân nào đó, các chuyên gia đưa ra một số lý do sau:
Trẻ tự kỷ có khả năng tư duy và giao tiếp xã hội thấp hơn người bình thường. Do đó, thường xuyên gặp khó khăn khi phải tìm hiểu một môi trường mới, những con người mới.
Việc ở cạnh bố, mẹ hoặc người chăm sóc giúp con cảm thấy “an toàn” và có thể tự tin làm điều mình muốn.
Mẹ thường mang đến cảm giác an toàn cho trẻ tự kỷ
Một số sự phát triển đặc biệt trong hệ thống thần kinh của trẻ tự kỷ thúc đẩy chúng gắn kết nhiều hơn với ba mẹ và những người có liên hệ di truyền. Đây có thể là một biểu hiện của bản năng sinh tồn tự nhiên.
Trẻ tự kỷ có xu hướng làm việc và hành xử theo thói quen. Con thích làm những việc lặp đi lặp lại mỗi ngày. Với tư cách là người trực tiếp chăm sóc con, người mẹ cũng là một phần trong những “thói quen” đó.
Một nguyên nhân khác khiến trẻ tự kỷ bám mẹ hơn người khác là do cảm xúc ổn định của mẹ. Hơn ai hết, ba mẹ, người chăm sóc là những người hiểu về tình trạng bệnh lý của con nhất, kiên nhẫn nhất với chúng.
Việc duy trì năng lượng tích cực và cảm xúc ổn định của cha mẹ giúp bé cảm thấy an toàn và không muốn rời xa.
Đôi khi, không có lời giải thích nào cho lý do tại sao một đứa trẻ tự kỷ lại có mối quan hệ gần gũi với một cá nhân nào đó. Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng hành vi “bám mẹ” hay “bện hơi mẹ” thể hiện những cảm xúc tích cực của con.
Có thể trẻ tự kỷ chỉ đang cố gắng nói với mẹ rằng “Con yêu mẹ”.
Hành vi “bám mẹ” có thể gây khó chịu cho ba mẹ, người chăm sóc. Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để ổn định cảm xúc cho trẻ và giảm sự phụ thuộc của trẻ vào người chăm sóc:
Cố gắng tạo ra môi trường vừa đủ an toàn nhưng cũng khuyến khích trẻ tự lập, giúp trẻ dần làm quen với việc khám phá thế giới bên ngoài.
Ngoài ra, cha mẹ có thể hướng dẫn con bước ra khỏi vùng an toàn để làm quen với những mối quan hệ mới.
Xây dựng môi trường cân bằng để trẻ làm quen
Nếu cha mẹ lo lắng về hành vi gắn kết thái quá hoặc bất thường, nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý, giáo dục đặc biệt để được đánh giá và hỗ trợ kịp thời.
Tại đây, các chuyên gia có thể sử dụng các phương pháp tiếp cận hành vi, dạy trẻ các kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội.
Tham gia giáo dục can thiệp cũng giúp trẻ tăng cường các hoạt động nhóm, khuyến khích trẻ giao tiếp với bạn bè để rèn luyện khả năng độc lập.
Cha mẹ cần luôn thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm và kiên nhẫn. Việc này không chỉ giúp trẻ cảm thấy an toàn mà còn tạo điều kiện cho trẻ phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết.
Cha mẹ cũng có thể chủ động để trẻ làm quen với các cô, chú, anh, chị, người thân khác trong gia đình và hướng dẫn trẻ giao tiếp cơ bản. Hãy cho bé không gian để làm quen dần dần với các mối quan hệ mới ngoài cha mẹ.
Như vậy, hành vi bám mẹ ở trẻ tự kỷ là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mỗi trẻ có thể có những biểu hiện, mức độ gắn kết khác nhau với cha mẹ, người chăm sóc.
Hãy kiên nhẫn và chủ động tham khảo các biện pháp giáo dục, chăm sóc phù hợp với trẻ tự kỷ để con có thể phát triển những mối quan hệ xã hội lành mạnh trong tương lai.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc của mẹ xung quanh vấn đề “Trẻ tự kỷ có bám mẹ không”. Để biết thêm các kiến thức chăm sóc toàn diện cho trẻ, đừng quên theo dõi các chia sẻ của chuyên gia tại BioAmicus.vn
1. Autistic Child Favors One Parent? Here’s Why!
https://www.autismparentingmagazine.com/autistic-child-favors-one-parent/