Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Nguyên nhân gây ho tiêu chảy ở trẻ sơ sinh [XEM NGAY]

Mục lục

Trẻ sơ sinh với khả năng đề kháng kém, thường mắc các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa. Đặc biệt là triệu chứng ho kèm theo tiêu chảy. Vậy nguyên nhân dẫn tới ho tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là do đâu? Cùng BioAmicus tìm hiểu và trang bị những biện pháp xử trí phù hợp cho trẻ.

1. Nguyên nhân gây ho tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Có những nguyên nhân gây ho cũng dẫn tới tiêu chảy hay nguyên nhân gây tiêu chảy cũng gây ho ở trẻ sơ sinh. Khiến trẻ vừa bị ho vừa bị tiêu chảy.

1.1. Nguyên nhân gây ho có thể dẫn tới tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Ho ở trẻ sơ sinh là phản xạ tự nhiên của cơ thể, nhằm tống đờm nhầy, vật lạ cản trở đường thở như thức ăn. Bảo vệ cơ thể, giúp đường thở thông thoáng hơn.

trẻ sơ sinh có ho kèm tiêu chảy

Trẻ sơ sinh có ho kèm tiêu chảy

Trẻ nhỏ bị ho hay gặp 2 loại là ho khan (ho khô, không có đờm với hơi thở khò khè) và ho có đờm (ho kèm đờm – chất nhầy màu trắng hoặc xanh tập trung trong cổ họng).

Tồn tại nhiều tác nhân xâm nhập gây ho ở trẻ sơ sinh. Có thể kể đến:

– Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, phải sử dụng thuốc như kháng sinh.

– Virus gây cảm lạnh, tấn công vào phổi.

– Bụi bẩn, không khí tiếp xúc, gây kích thích cổ họng hay thực quản.

Các tác nhân gây ho kể trên có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Bởi hàng rào bảo vệ của hệ vi sinh có lợi trong đường ruột còn non yếu, khả năng đề kháng của trẻ còn kém. Khi đó, trẻ có thể bị són ị, tiêu chảy kèm theo ho.

1.2. Nguyên nhân gây tiêu chảy cũng là nguyên nhân gây ho

Tiêu chảy là đi ngoài từ 3 lần trở lên trong một ngày, với tính chất phân lỏng bất thường, có thể toàn nước. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường hết sau vài ngày, nhưng có lúc kéo dài đến vài tuần.

Từ sơ sinh đến khi con đủ 2 tuổi, cơ thể chưa hoàn thiện hoàn toàn, hệ miễn dịch còn yếu. Mầm bệnh như virus, vi khuẩn tồn tại nhiều xung quanh, dễ dàng xâm nhập qua mũi và miệng của trẻ. Trước khi virus, vi khuẩn tác động đến hệ tiêu hóa gây tiêu chảy, ho thường là phản xạ đầu tiên để tống chúng ra ngoài.

2. Mối quan hệ của 2 triệu chứng tiêu chảy và ho

Ho và tiêu chảy là hai triệu chứng có mối quan hệ chuyển hóa, tác động tới nhau.

2.1. Thuốc ho làm trẻ sơ sinh tiêu chảy

Trong thành phần của thuốc ho thường chứa các chất kali iodide, ipecacuanha, guaifenesin, natri benzoat, terpin,… Nếu sử dụng thuốc ho lượng lớn và lâu dài có thể kích ứng đường ruột, khiến trẻ bị tiêu chảy.

Hầu hết trẻ sơ sinh, tiêu chảy liên quan đến thuốc ho thường có các biểu hiện nhẹ, như:

– Đi ngoài với tần suất nhiều hơn

– Phân lỏng, nhiều nước

– Phân có chứa dịch nhầy hoặc thức ăn lổn nhổn do chưa tiêu hóa hết

– Phân màu xanh, có bọt

Thời gian xuất hiện tiêu chảy ở trẻ sơ sinh do thuốc ho có thể bắt đầu sau khoảng một tuần dùng thuốc. Và thông thường, tiêu chảy sẽ hết vài ngày đến một tuần. Tuy nhiên, cũng có khi kéo dài đến vài tuần sau khi trẻ ngưng dùng thuốc.

thuốc ho là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Một số loại thuốc trị họ gây ra tiêu chảy

2.2. Kháng sinh trị bệnh đường hô hấp gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ được kê các loại thuốc kháng sinh để trị ho, nhiêm khuẩn đường hô hấp. Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn đường ruột, làm thiếu hụt lợi khuẩn, gây ra tiêu chảy.

Một số kháng sinh thường gây ho tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là Ampicillin, Amoxicillin, Azithromycin, Erythromycin.

2.3. Trẻ bị tiêu chảy có thể dẫn tới ho không?

Tiêu chảy không thể trực tiếp dẫn tới ho. Nhưng tiêu chảy ở trẻ có khả năng làm suy giảm miễn dịch. Làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hơn, dẫn tới các triệu chứng như ho, đau họng, sổ mũi, cảm sốt,…

2.4. Ho và tiêu chảy xảy ra cùng lúc khi nào?

Vi khuẩn, virus tiến vào đường hô hấp gây viêm, nhiễm trùng, kích thích triệu chứng ho biểu hiện. Đồng thời có thể làm đường ruột loạn khuẩn, dẫn đến tiêu chảy. Lúc này, tiêu chảy và ho xảy ra cùng lúc ở trẻ sơ sinh. Một số vi khuẩn, virus gây ho tiêu chảy phổ biến ở trẻ có thể kể đến Rota virus, Adeno virus, Corona virus.

Giai đoạn giao mùa hiện nay là thời điểm gia tăng tình trạng ho tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Sự thất thường của khí hậu, thay đổi thời tiết, lúc nắng nóng, lúc mưa gió làm trẻ dễ có các triệu chứng ho tiêu chảy.

Những ngày nắng nóng của mùa hè cũng là lúc vi khuẩn, virus sinh sôi và tấn công mạnh mẽ vào hệ đề kháng yếu ớt của trẻ sơ sinh. Khiến trẻ đổ bệnh, chủ yếu là bệnh đường hô hấp và tiêu hóa.

Ho và tiêu chảy thường xảy ra cùng lúc khi giao mùa

Ho và tiêu chảy khi giao mùa, những ngày hè nắng nóng

2.5. Ho tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể mắc kèm một số triệu chứng khác

Để đánh bại một số vi khuẩn, virus xâm nhập vào, miễn dịch của trẻ phải tăng cường làm việc. Với các dấu hiệu ban đầu như cảm lạnh, sốt nhẹ, ho, hắt xì, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,…

3. Những biến chứng của ho tiêu chảy có thể xảy ra

Khi trẻ bị ho và tiêu chảy, trẻ có thể mắc các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Một trong những biến chứng phổ biến là:

– Biến chứng mất nước: hay gặp ở trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, có kèm nôn. Với các dấu hiệu như háo nước, khô da và niêm mạc, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, tiểu ít,…

– Biến chứng suy dinh dưỡng: thường gặp khi trẻ nhỏ biếng ăn trong giai đoạn ho tiêu chảy. Thiếu dinh dưỡng khiến trẻ bơ phờ, suy giảm thể lực và kéo dài đợt tiêu chảy.

– Biến chứng viêm ruột già: hiếm gặp hơn. Khi bị viêm ruột, trẻ sẽ có các dấu hiệu bao gồm tiêu chảy nặng, phân có thể lẫn máu hoặc chất nhầy, sốt, đau bụng,…

Tình trạng ho tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể diễn biến rất nhanh và nguy hiểm tới sức khỏe của con. Vì vậy, mẹ cần lưu ý và theo sát đồng hành cùng con khi bị bệnh.

4. Hướng xử trí ho tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, các bác sĩ hay chuyên gia y khoa đều khuyên rằng không nên dùng thuốc điều trị ho tiêu chảy cho trẻ. Mà sử dụng các biện pháp chăm sóc, thay đổi lối sống, chế độ ăn uống phù hợp.

4.1. Điều trị giảm triệu chứng ho ở trẻ

Một số biện pháp đơn giản, hiệu quả tích cực trong việc giảm ho, mẹ có thể thực hiện tại nhà cho trẻ sơ sinh:

– Dùng dầu tràm giảm các cơn ho. Mẹ lấy vài giọt dầu lên lòng bàn tay rồi mát xa đều gáy, lưng, ngực, chân của trẻ. Điều này giúp giữ ấm cơ thể, giảm ho, cúm, cảm lạnh hiệu quả.

– Vệ sinh sạch sẽ đường thở. Mẹ dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi, làm sạch, giảm sưng và loại bỏ chất nhầy khỏi đường hô hấp. Trẻ sẽ ho dễ dàng và có giấc ngủ sâu hơn.

– Kê cao đầu của trẻ khi nằm giúp con thở dễ hơn. Nên dùng gối nâng đầu cao hơn vừa đủ, không kê quá cao khiến trẻ khó chịu.

– Giữ độ ẩm không khí thích hợp. Độ ẩm làm giảm bớt ho do kích ứng. Có thể đặt trong phòng ngủ của trẻ một chiếc máy phun sương, tạo độ ẩm không khí.

4.2. Cho bé bú mẹ nhiều hơn và uống nước theo nhu cầu

Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ không chỉ giúp trẻ bù dịch dự phòng mất nước. Sữa mẹ còn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng giúp trẻ khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Trẻ sơ sinh ho tiêu chảy cần bú nhiều hơn

Trẻ sơ sinh ho tiêu chảy cần bú, uống sữa nhiều hơn

Bên cạnh đó, nên cho con uống nước tuỳ theo trẻ muốn tới khi ngừng tiêu chảy. Khoảng 50-100ml đối với trẻ sơ sinh sau mỗi lần đi ngoài.

4.3. Bù điện giải cho trẻ bằng dung dịch Oresol

Trong trường hợp trẻ tiêu chảy vừa hoặc nặng, có mất nước cần cho trẻ bù nước điện giải qua đường uống. Mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà, cho trẻ uống Oresol.

Đối với trẻ sơ sinh, dưới 1 tuổi, bổ sung với liều lượng Oresol bằng 1 – 1,5 thể tích sữa một lần bú thông thường. Tương ứng khoảng 50ml dung dịch/lần, uống 2 – 3 lần/ngày.

Để pha dung dịch Oresol bù nước điện giải cho trẻ, mẹ cần hòa tan toàn bộ gói bột với nước theo đúng tỷ lệ ghi trên bao bì. Sử dụng nước tinh khiết để pha và uống Oresol trong vòng 24 giờ, không đun lại sau khi pha.

Lưu ý cho trẻ uống từ từ, từng ngụm nhỏ bằng thìa để tránh trẻ đang uống thì ho, gây sặc.

4.3. Bổ sung lợi khuẩn bằng men vi sinh đa chủng

Bổ sung các men vi sinh đa chủng là cần thiết cho trẻ sơ sinh, đặc biệt sau một đợt bị ho tiêu chảy. Men vi sinh đa chủng là các sản phẩm chứa nhiều chủng lợi khuẩn, giúp cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các vi khuẩn có lợi hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, tạo hàng rào bảo vệ đường ruột vững chắc.

Trong đó, nổi bật với các cơ chế chính là:

– Ức chế hại khuẩn trong đường ruột và tăng hấp thu các chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh.

– Nâng cao sức đề kháng, điều chỉnh miễn dịch và loại trừ mầm bệnh cạnh tranh.

– Hạn chế kháng kháng sinh khi cần sử dụng thuốc lâu dài. Sử dụng kèm men vi sinh giúp cân bằng lại hệ tạp khuẩn cho đường ruột. Không chỉ giảm tình trạng kháng kháng sinh, mà còn tăng hiệu quả của thuốc.

Hiệu quả của men vi sinh sẽ được phát huy tối đa, nếu trẻ được bổ sung đều đặn và đúng cách.

Men 10 chủng BioAmicus – Giải pháp toàn diện hỗ trợ chăm bé bị ho tiêu chảy

Men vi sinh đa chủng BioAmicus Complete là một giải pháp toàn diện cho trẻ bị ho tiêu chảy. Với 10 chủng lợi khuẩn thuần khiết thuộc 2 nhóm Lactobacillus và Bifidobacterium, mang đến một đường ruột khỏe mạnh với hệ lợi khuẩn đa dạng, vững vàng. Từ đó hỗ trợ trẻ tiêu hóa thức ăn tốt, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, hỗ trợ tăng cường đề kháng. Đề kháng khỏe, mẹ giảm bớt nỗi lo bệnh đường hô hấp, ho tiêu chảy.

Men 10 chủng BioAmicus Complete cải thiện táo bón cho trẻ sơ sinh

Men 10 chủng BioAmicus an toàn, hiệu quả, dùng được cho cả trẻ sơ sinh

Thành phần tạo nên công thức 200% khác biệt, tối ưu mỗi liều với 5 giọt men đảm bảo bổ sung đủ 1 tỷ lợi khuẩn cho trẻ. Giúp nhanh chóng lập lại cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ khắc phục toàn diện các vấn đề ho, tiêu chảy.

Men 10 chủng BioAmicus từ Canada có nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, không chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi nhân tạo. An toàn, lành tính với mọi đối tượng, sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh.

5. Trẻ sơ sinh ho tiêu chảy khi nào cần đi khám?

Trong quá trình bị ho tiêu chảy, cần đưa con đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ có các biểu hiện dưới đây:

– Tiêu chảy nặng.

– Sốt cao 38,5 – 39 độ C.

– Trong phân lẫn máu.

– Trẻ ngủ li bì và không muốn bú/uống sữa.

– Có các dấu hiệu biểu hiện mất nước như da và niêm mạc miệng khô, mắt trũng, tiểu ít hơn.

Mẹ cần đặc biệt lưu ý không tự ý cho trẻ sơ sinh uống thuốc (thuốc ho, kháng sinh,…) khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

Hy vọng qua bài viết trên mẹ hiểu được các nguyên nhân có thể gây ra ho tiêu chảy ở trẻ sơ sinh cũng như những lưu ý và hướng xử trí cho gia đình. Hi vọng rằng mẹ sẽ bình tĩnh hơn, hiểu được tình trạng của con và có những biện pháp khắc phục phù hợp.

Mong muốn biết thêm các kiến thức liên quan đến sức khỏe trẻ sơ sinh, mẹ hãy liên hệ đến tổng đài 1900 636 985. Hoặc truy cập vào website BioAmicus để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn nhanh chóng và hiệu quả.

Mời mẹ đọc thêm:

Tiêu chảy kiết lỵ ở trẻ em

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa



Bài viết liên quan