Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Probiotic và Prebiotic là gì? Khác nhau như thế nào?

Mục lục

Probiotic và prebiotic là 2 chất bổ sung cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tuy nhiên nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng của 2 loại này. Hãy cùng chuyên gia Bioamicus phân biệt Probiotic và prebiotic để có kế hoạch bổ sung phù hợp nhé!

probiotic và prebiotic là gì khác nhau như thế nào

1. Probiotic và prebiotic là gì?

  • Probiotic: là các vi sinh vật sống, khi được dùng đủ lượng, mang lại lợi ích cho cơ thể vật chủ (Theo báo cáo của WHO vào tháng 10/2001). Nói một cách đơn giản, probiotic là các vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn), khi bổ sung đủ lượng mang lại nhiều lợi ích cho đường tiêu hóa và sức khỏe con người. 
  • Prebiotic: là những chất cơ thể không thể tiêu hóa (chủ yếu là các chất xơ), chúng đi đến ruột già và trở thành nguồn thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột (theo ISAPP). Prebiotic kích thích chọn lọc, thúc đẩy sự phát triển hoặc hoạt động của các vi sinh vật trong ruột.

Nếu như probiotic đem lại lợi ích trực tiếp cho đường tiêu hóa thì prebiotic lại là nguồn dinh dưỡng cho lợi khuẩn phát triển, tăng cường tác dụng. Về bản chất, probiotic và prebiotic thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng bổ trợ cho nhau để tăng cường hiệu quả cho tiêu hóa của cơ thể.

2. Nguồn cung cấp Probiotic và Prebiotic cho cơ thể

Probiotics có trong thực phẩm nào?

Probiotics có nhiều trong các sản phẩm sau:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BioAmicus Complete
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BioAmicus Complete
480.000đ

  • Sữa chua, phô mai
  • Thực phẩm lên men như: kim chi, cải muối, cà muối... Đây là những món ăn quen thuộc trong bữa ăn, đặc biệt, có thể tự làm ngay tại nhà.

Prebiotics có trong những thực phẩm nào?

Các hợp chất được phân loại là prebiotic đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Không tiêu hóa được và không bị phân hủy bởi axit dạ dày và các enzym trong đường tiêu hóa của con người.
  • Lên men bởi vi sinh vật trên hoặc trong cơ thể.
  • Kích thích sự phát triển và hoạt động của vi khuẩn có lợi.

Các nguồn prebiotic phải được chứng mình là mang lại lợi ích cho cơ thể. Prebiotics có trong nhiều các thực phẩm giàu carbohydrat, tinh bột kháng.

Theo tổng hợp từ Wikipedia, top các thực phẩm chứa Prebiotics như sau.

  • Rễ rau diếp xoăn
  • Măng tây
  • Hành, tỏi tây
  • Rau bồ công anh
  • Lúa mì
  • Bột mì nguyên cám
  • Tỏi
  • Ngoài ra còn có: Yến mạch, lúa mạch, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và quả mọng

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bú mẹ, nguồn bổ sung prebiotic quan trọng chính là sữa mẹ. Sữa mẹ được phát hiện có tác dụng làm tăng quần thể vi khuẩn Bifidobacteria và tăng cường miễn dịch ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa sữa mẹ giúp thiết lập hệ vi khuẩn đường ruột cho trẻ sơ sinh.

3. Probiotic và prebiotic có gì khác nhau?

Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy probiotic và prebiotic khác nhau về bản chất nhưng cùng thực hiện mục tiêu chung là tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa. 

Bảng tổng hợp cách phân biệt probiotic và prebiotic như sau:

So sánh

PROBIOTIC

PREBIOTIC

Định nghĩa

- Vi khuẩn có lợi

- Tồn tại, phát triển trong đường tiêu hóa 

- Chất mà con người không tiêu hóa được.

- Thức ăn của lợi khuẩn 

Cơ chế hoạt động

Cân bằng vi sinh đường ruột, cạnh tranh, làm giảm sự phát triển của hại khuẩn

Lên men là cơ chế hoạt động chính mà prebiotic được lợi khuẩn đường ruột sử dụng

Thành phần

Các vi sinh vật sống hoặc dạng bào tử, thường thuộc các chủng vi khuẩn như Lactobacillus, Bifidobacterium

Carbohydrate phức tạp như chất xơ, tinh bột

Vai trò đối với hệ tiêu hóa

- Hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.

- Tăng cường miễn dịch, cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

- Kích thích hoạt tính men Lactase để cải thiện tiêu hóa và hấp thu ở những người không dung nạp Lactose.

- Nguồn dinh dưỡng cho lợi khuẩn phát triển, ức chế vi khuẩn có hại

- Ngoài ra hỗ trợ chuyển hóa lipid , tăng cường hấp thu canxi...

Nguồn cung cấp

- Thực phẩm chức năng men vi sinh

- Sữa chua, kim chi, dưa cải muối, thực phẩm lên men khác

- Sữa mẹ (đối với trẻ bú mẹ)

- Trái cây, quả mọng, hành tỏi tây, măng tây, yến mạch...

Mong rằng qua bài viết trên, mọi người đã có thêm những kiến thức bổ ích về probiotics và prebiotics, từ đó mẹ cũng có hướng bổ sung phù hợp cho con. Mọi thắc mắc mẹ hãy liên hệ trực tiếp hotline 1900 636 985 hoặc qua website BioAmicus để nhận hỗ trợ của chuyên gia mẹ nhé. 



Bài viết liên quan