Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng hệ thống tiêu hóa gặp vấn đề. Bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Vì thế, phụ huynh cần tìm hiểu các thông tin về bệnh để điều trị kịp thời.
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh non nớt nên rất dễ mắc các bệnh gây rối loạn đường tiêu hóa. Chứng rối loạn các chức năng tiêu hóa ở trẻ sơ sinh không chỉ làm bé chậm lớn mà nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vì thế cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để phát hiện bệnh kịp thời.
Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, trẻ sơ sinh như trẻ bú quá no, bú sai tư thế, các cữ bú quá gần nhau, núm vú quá to hoặc trẻ không quen loại sữa mới hoặc trẻ gặp các bệnh bẩm sinh như teo thực quản, teo tắc ruột, phình đại tràng bẩm sinh…
Tiêu chảy cũng là một dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện của tình trạng này là trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày, kéo dài không quá 14 ngày, bé mệt mỏi, kém ăn, đột ngột nôn trớ. Số khác, trẻ có thể bị trướng bụng, sốt, phân có chất nhầy, có máu,…
Biểu hiện của táo bón là trẻ đi ngoài không thường xuyên; 2 – 3 ngày mới đi một lần; phân khô rắn, đóng khuôn, cứng như sỏi hoặc to, rắn; bụng bị cứng, có cảm giác đau, mót đi cầu nhưng không đi được,… Hậu quả của táo bón là khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn; đau bụng, hay nôn trớ và quấy khóc.
Nôn trớ là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng dưới tác động gắng sức của cơ thể. Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm: bú quá no; các cữ bú quá gần nhau; mới đổi loại sữa mới; lỗ núm vú cao su quá to hoặc quá nhỏ; nằm bú không đúng tư thế.
Khoảng 75% nôn trớ hết sau khi trẻ được 1 tuổi được gọi là nôn trớ sinh lý. Để hạn chế nôn trớ sinh lý, cha mẹ cần chú ý cho trẻ bú nhiều lần trong ngày; không cần bú no quá trong mỗi cữ bú, cho bé bú đúng tư thế; để bé nằm nghỉ sau khi nôn xong, không nên cho bú sữa ngay, cho bé súc miệng. Nếu việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có hiệu quả thì cha mẹ có thể cho bé dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Có rất nhiều yếu tố, nguyên nhân việc rối loạn tiêu hóa ở trẻ hiện nay
Hệ miễn dịch của bé còn non nớt, hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể nên trẻ dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em cũng thường hay xảy ra với trẻ ngay sau hoặc trong thời gian điều trị bằng kháng sinh. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn làm chết cả các vi khuẩn có lợi; làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột; vi khuẩn có hại tăng sinh và tấn công khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như phân sống, tiêu chảy, táo bón.
Một số phụ huynh chưa có kiến thức hoặc hiểu sai về chế độ ăn uống cho trẻ. Mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm; ăn các thức ăn khó tiêu như gạo lứt, ngô, sắn …; các món ăn chứa quá nhiều đạm, đường, dầu mỡ, rau củ nhiều chất xơ…; cho trẻ ăn đồ ăn không đảm bảo vệ sinh; bữa ăn kéo dài đến hàng tiếng đồng hồ dẫn đến thức ăn bị thiu; cho trẻ ăn quá no hoặc quá nhiều một loại thức ăn khiến trẻ bị RLTH do không hấp thụ được hết tất cả thức ăn bởi hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Tất cả những sai lầm này là nguyên nhân trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy….
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh; đồ ăn ôi thiu, cách chế biến và bảo quản không đảm bảo vệ sinh; sử dụng nguồn nước nhiễm khuẩn để chế biến.
Trẻ tiếp xúc với vật nuôi, đồ chơi, đồ dùng bị nhiễm khuẩn; trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh không rửa tay cũng tạo điều kiện lây nhiễm vi khuẩn, giun sán, gây rối loạn tiêu hóa với triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón.
Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh không thể giải quyết bằng cách đơn giản là ăn nhiều chất xơ như người lớn. Đối với những trẻ đang bú mẹ nên cho trẻ bú bình thường. Thậm chí nên tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Vì trong sữa mẹ có chứa nhiều dưỡng chất và kháng thể tốt cho trẻ.
Để bù nước và chất điện giải cho trẻ sơ sinh. Mẹ cần tăng thêm cữ bú và lượng sữa bú, tức cho trẻ bú nhiều hơn bình thường. Trường hợp bé bị nôn ói nhiều và mất nước nghiêm trọng thì cần phải truyền dịch.
Nếu bé bị táo bón hãy pha sữa lỏng hơn theo hướng dẫn một chút. Ngoài ra mẹ cần ăn nhiều rau xanh và đồ mát để bé dễ đi ngoài hơn.
BioAmicus Complete với công thức đột phá – 10 chủng lợi khuẩn đầu tiên trên thị trường hiện tại. Công thức của BioAmicus Complete dựa trên 2 loài lợi khuẩn thiết yếu nhất của đường ruột từ khi trẻ mới ra đời và chiếm hơn 80% lượng vi khuẩn đường ruột. Đó là Lactobacillus và Bifidobacterium. Trong mỗi loài, 5 chủng quan trọng nhất được chọn ra để kết hợp trong sản phẩm. Sự có mặt cùng lúc của 10 chủng lợi khuẩn này sẽ mang lại những tác dụng hiệu quả rất tốt cho sức khỏe của trẻ.
Bioamicus Complete – men vi sinh 10 chủng đầu tiên tại Việt Nam
Men vi sinh BioAmicus Complete đảm bảo các tiêu chí của WHO về men vi sinh “đạt chuẩn” như: BioAmicus Complete là sản phẩm của hãng Dược phẩm Công nghệ sinh học BioAmicus nổi tiếng Canada. Sản phẩm của hãng có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Mỹ, Nhật, Úc,… và nhận được sự đánh giá rất cao của các chuyên gia và người tiêu dùng. Hãng BioAmicus cam kết:
– Không chất bảo quản
– Không chất tạo hương, tạo mùi vị
– Không thành phần biến đổi gen
– Không chất gây dị ứng
– Không ô nhiễm môi trường
Do đó, các sản phẩm của BioAmicus trong đó có men vi sinh BioAmicus Complete đều đảm bảo chất lượng và sự an toàn tuyệt đối với trẻ em. Do đó, các ông bố bà mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn BioAmicus Complete để giải quyết các vấn đề tiêu hóa của con mình.
Để được tư vấn và giải pháp thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 1900 636985.