Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Thông thường, trẻ mắc táo bón sẽ khỏi sau 1-3 tuần. Trong một số trường hợp, trẻ có thể mắc táo bón trên 4 tuần hoặc mắc đi mắc lại liên tục. Tìm hiểu ngay nguyên nhân vì sao trẻ bị táo bón kéo dài qua bài viết dưới đây.
Trẻ nhỏ thường dễ mắc táo bón hơn người lớn, khi mắc cũng lâu khỏi hơn do một số nguyên nhân sau đây:
Dưới 7 tuổi con chưa hoàn thiện các cơ quan tiêu hóa. Hoạt động của ruột, đặc biệt là ruột già, chưa ổn định. Điều này dẫn đến táo bón chức năng do thay đổi nhu động ruột.
Chức năng gan mật chưa ổn định, trẻ khó tiêu do thiếu hụt cả về số lượng và số loại enzyme tiêu hóa. Thức ăn không được tiêu hóa lâu ngày gây ra ùn ứ, táo bón.
Đây là tình trạng sinh lý trẻ nào cũng mắc phải. Khi trẻ lớn dần, hệ tiêu hóa dần ổn định, con sẽ ít mắc táo bón hơn.
Đường ruột yếu và thiếu hụt lợi khuẩn là nguyên nhân trẻ bị táo bón kéo dài
Con liên tục bị tấn công bởi virus vi khuẩn. Do sức đề kháng yếu, con liên tục ốm, sốt, loạn khuẩn đường tiêu hóa.
Khi ốm và sốt cao, bé mất nước, người khô táo. Ruột già tăng cường lấy nước từ khối phân làm phân khô cứng. Trẻ vì thế gặp đau rát, khó khăn khi đi vệ sinh. Tình trạng này kéo dài khiến táo bón lâu khỏi.
Khi vi khuẩn tấn công vào hệ tiêu hóa, chúng gây ra khó tiêu, đầy chướng. Tỷ lệ hại khuẩn/lợi khuẩn tăng khiến tiêu hóa khó khăn, táo bón kéo dài,
Trẻ hay ốm khiến mẹ liên tục phải sử dụng kháng sinh. Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh xong cũng tiêu diệt cả lợi khuẩn đường ruột. Điều này phá hủy hàng rào vi sinh – một hàng rào hỗ trợ tiêu hóa đắc lực.
Thiếu hụt lợi khuẩn, trẻ chậm tiêu hoá, thức ăn lên men gây chướng hơi, đầy bụng. Trẻ càng thiếu hụt lợi khuẩn lâu ngày, táo bón càng kéo dài lâu khỏi.
Trẻ mắc táo bón kéo dài thường là những trẻ ăn ít chất xơ, uống sữa quá đặc, uống ít nước.
Những thói quen này ban đầu chỉ khiến phân của bé cứng hơn một chút. Hoặc chúng có thể khiến con đau rát trong vài lần đi tiêu.
Thế nhưng nếu mẹ vẫn tiếp tục để con duy trì chế độ ăn không lành mạnh, càng ngày con sẽ càng đi tiêu khó khăn hơn.
Thói quen ăn uống và sinh hoạt khiến táo bón kéo dài hơn ở trẻ
Nguyên nhân trẻ bị táo bón kéo dài đến từ chính thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ:
Táo bón kéo dài mãi không khỏi có thể là hệ quả của các bệnh lý trên đường tiêu hóa. Những bệnh phổ biến nhất gây táo bón ở trẻ là tắc ruột, viêm phúc mạc, bệnh Hirschsprung hoặc hội chứng ruột kích thích.
Nếu thực sự mắc các bệnh lý đường tiêu hóa, trẻ táo bón sẽ không khỏi nếu chưa điều trị được nguyên nhân bệnh lý.
Khi con bị táo bón kéo dài, mẹ cần những biện pháp làm điều trị và hỗ trợ điều trị dứt điểm dựa vào nguyên nhân táo bón. Trong đó có 4 biện pháp sau:
Khi con bị táo bón kéo dài, việc đầu tiên cần làm là loại bỏ khối phân lâu ngày. Điều này giúp con nhẹ bụng, thoải mái vận động, ăn uống.
Một số biện pháp kích thích trẻ đi tiêu là:
Khi khối phân đã được giải phóng là lúc mẹ cần nâng cao sức khỏe đường ruột, hạn chế táo bón tái phát nhờ thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và bổ sung men vi sinh, chất xơ.
Vì sao trẻ bị táo bón kéo dài – Cần cung cấp đa dạng rau củ giàu chất xơ
Cụ thể mẹ nên cho con ăn thêm nhiều chất xơ, uống thêm nước, thay một phần đồ chiên, xào bằng các món luộc, hấp.
Chất xơ sẽ giúp làm mềm khối phân, tăng khối lượng phân kích thích con đi tiêu. Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ cho bé là hoa quả, rau xanh, lúa mì, lúa mạch.
Uống thêm nước giúp cơ thể con đỡ khô táo. Nhất là khi trẻ ốm sốt, bổ sung nước kèm điện giải thường xuyên được bác sĩ chỉ định.
Hãy ngừng cho trẻ ăn vặt, uống nước ngot chứa nhiều đường. Những đồ ăn này không những ít năng lượng, lại dễ gây táo bón.
Các dấu hiệu táo bón sẽ giảm đáng kể sau 2-3 tuần mẹ thay đổi thực đơn cho con đúng cách
Bổ sung men vi sinh đa chủng giải quyết táo bón do sử dụng kháng sinh và loạn khuẩn ruột. Chúng trực tiếp cung cấp hàng tỷ lợi khuẩn lấy lại tỷ lệ 85:15 so với hại khuẩn. Từ đó, lợi khuẩn hạn chế quá trình lên men không đúng cách thức ăn, hạn chế đầy chướng hơi, giảm triệu chứng của táo bón.
Bổ sung men vi sinh đa chủng cũng giúp làm mềm phân, tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, hấp thu giảm ùn ứ.
Chất xơ hoà tan hay Prebiotic xây dựng môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển. Lợi khuẩn phát triển xây dựng hệ vi sinh đường ruột ổn định, kích thích tiêu hoá, hấp thu tốt. Từ đó, bổ sung men vi sinh làm giảm nguy cơ táo bón tái phát ở trẻ .
Nếu con chưa biết tự đi vệ sinh, còn hay nhịn đi tiêu, hãy bắt đầu giáo dục trẻ ngay từ hôm nay. Chủ động đi tiêu hằng ngày giúp giảm khối phân tích tụ, giảm thời gian phân lưu trong ruột, hạn chế phân mất nước. Mẹ sẽ thấy con ít mắc táo bón hơn hẳn sau khi con tự đi tiêu được ít nhất 4 tuần liên tục.
Tạo thói quen tự đi bô trị táo bón kéo dài ở trẻ
Thêm vào đó, mẹ nên khuyến khích con tập thể dục, tham gia hoạt động ngoài trời. Điều này làm tăng tuần hoàn máu, tăng cường hoạt động các cơ quan tiêu hóa. Tiêu hóa khỏe, con ít mắc táo bón.
Như vậy, để điều trị và phòng ngừa táo bón kéo dài hiệu quả, ngoài các biện pháp kích thích đi tiêu, hãy để ý tới chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và đặc biệt là bổ sung men vi sinh cùng với chất xơ hòa tan.
Vì sao trẻ bị táo bón kéo dài còn có nguyên nhân do sai lầm trong cách trị táo bón của mẹ. Dưới đây là 4 sai lầm các mẹ thường mắc phải nhất. Mẹ cùng tham khảo xem có đúng với trường hợp của con không nhé!
Điều trị triệu chứng là biện pháp cần thiết, giúp trẻ nhanh chóng dễ chịu. Xong, nếu chỉ điều trị triệu chứng, con rất dễ mắc táo bón tái đi tái lại nhiều lần.
Lý do chính là trẻ mắc táo bón thường đi kèm nguyên nhân rối loạn chức năng tiêu hóa. Đường ruột yếu khiến trẻ lâu phục hồi, chưa kịp ổn định đã tiếp tục bị tổn thương, ách tắc.
Vì vậy, phác đồ điều trị táo bón dứt điểm luôn đi cùng với bổ sung chất xơ và men vi sinh.
Mẹ thường nghe nói ăn nhiều rau xanh đỡ táo bón. Điều này là đúng nhưng chỉ với trường hợp táo bón nhẹ hoặc phòng ngừa táo bón.
Rau xanh chủ yếu chứa chất xơ không hòa tan, giảm táo bón nhờ tăng khối lượng phân là chính. Khi trẻ chưa mắc táo bón, chất xơ không hòa tan kích thích con đi tiêu trơn tru, đều đặn. Nhưng khi đã mắc táo bón, chúng ít có khả năng thay đổi tính chất khối phân ùn ứ. Cộng với việc không thể tiêu hóa, ăn nhiều rau lúc này còn làm nặng hơn tình trạng táo bón.
Nếu muốn bổ sung chất xơ cho con, mẹ nên tham khảo các dòng chất xơ hòa tan như Fibradis.
Mẹ nên chuẩn bị tâm lý trẻ táo bón hay ị đùn, ị són, thậm chí ị rớt ra sàn. Đây chính là ảnh hưởng của việc táo bón trong một thời gian dài. Con đôi khi còn không nhận ra mình đã ị đùn.
Lúc này, nếu mẹ tức giận, la mắng con, con có thể cảm thấy xấu hổ. Từ đó, trẻ sinh ra tâm lý sợ đi tiêu, ngại đi tiêu vì sợ bị la mắng.
Hãy bình tĩnh, dạy lại trẻ cách đi vệ sinh, an ủi để con nhanh chóng bước qua giai đoạn này.
Đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas là nguyên nhân vì sao trẻ bị táo bón kéo dài. Đây đều là những món ăn khó tiêu, ăn nhiều có thể khiến bụng bé ậm ạch đến tận hôm sau. Liên tục tiêu thụ đồ chiên rán trong một thời gian dài dẫn đến thiếu hụt enzym tiêu hóa, táo bón lâu khỏi hơn.
Đây cũng là những món ít dinh dưỡng, lại nhanh no, khiến con không ăn được các món khác. Điều này khiến việc hồi phục sau táo bón lâu hơn, khó khăn hơn.
Men vi sinh luôn được khuyên dùng cho trường hợp trẻ bị táo bón kéo dài. Chúng đã được chứng minh là có hiệu quả phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng táo bón ở trẻ.
Men vi sinh 10 chủng BioAmicus cho bé tiêu hóa trơn tru
Men 10 chủng BioAmicus Complete hiện có mặt tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với các ưu điểm nổi trội:
Hy vọng qua bài viết trên, mẹ phần nào nắm được các nguyên nhân vì sao trẻ bị táo bón kéo dài. Hãy cố gắng chấm dứt táo bón càng nhanh càng tốt qua việc thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và bổ sung men vi sinh.
Nếu có thắc mắc gì liên quan đến vấn đề táo bón ở trẻ, hãy liên hệ tới 1900 636 985 để được tư vấn miễn phí. Trang web BioAmicus sẽ luôn đồng hành cùng mẹ, chia sẻ kiến thức chăm con khoa học.
Mời mẹ đọc thêm:
Triệu chứng táo bón kéo dài ở trẻ mẹ cần biết |
Lá cây chữa táo bón như thế nào? Liệu có hiệu quả? |