7 cách nhanh nhất tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì
Thấp lùn không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày mà còn gây cảm giác tự ti. Do đó, tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì là điều mà cha mẹ quan tâm nhất. Để trẻ có chiều cao lý tưởng, mẹ cần áp dụng 7 cách tăng chiều cao nhanh nhất ngay sau đây.
Mục lục
- 1. Tuổi dậy thì – giai đoạn vàng tăng chiều cao cho bé gái
- 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì
- 3. Bé gái tăng chiều cao tuổi dậy thì đến khi nào
- 4. Bí quyết tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì
- 4.1. Cải thiện chế độ dinh dưỡng giúp tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì
- 4.2. Ngủ đúng giờ, đủ giấc
- 4.3. Cải thiện sức khỏe tinh thần cho bé gái tuổi dậy thì
- 4.4. Cải thiện môi trường sống
- 4.5. Bé gái tuổi dậy thì cần lưu ý tư thế
- 4.6. Tăng cường rèn luyện thể lực
- 4.7. Bổ sung vitamin D3 K2-MK7 giúp tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì
- 5. Top 6 bài tập tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì
1. Tuổi dậy thì – giai đoạn vàng tăng chiều cao cho bé gái
Có 3 giai đoạn vàng để phát triển chiều cao của trẻ đó là:
– Giai đoạn bào thai
– Giai đoạn 0 – 2 tuổi
– Giai đoạn dậy thì
Do đó, tuổi dậy thì là thời điểm vàng cuối cùng có thể cải thiện chiều cao của trẻ vượt bậc. Thời kỳ dậy thì của bé gái thường sớm hơn so với nam. Ở bé gái, tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 9 – 11 tuổi. Đây là giai đoạn xuất hiện hàng loạt các thay đổi về tâm lý cũng như thế chất.
Trong đó, chiều cao của trẻ sẽ tăng trưởng nhanh chóng từ 6 – 12 tháng trước khi có kinh nguyệt. Sau đó, sự phát triển sẽ chậm lại. Nếu có điều kiện chăm sóc tốt, chiều cao tối đa mà bé gái có thể tăng thêm tới 10 – 12cm.
Quá trình dậy thì kéo dài trong khoảng 4 – 5 năm. Thông thường, đến 16 – 20 tuổi, bé gái sẽ kết thúc tuổi dậy thì. Sau dậy thì, chiều cao của bé gái chỉ cao thêm 1 – 2 cm. Lúc này, các đĩa sụn tăng trưởng đóng lại và không tạo mô xương mới. Vì vậy trẻ không cao thêm được nữa. Chính vì vậy, cần có những giải pháp giúp tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì.
Tuổi dậy thì là giai đoạn vàng cuối cùng để tăng chiều cao cho trẻ
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì
Nhiều cha mẹ cho rằng, gen di truyền là yếu tố quyết định chiều cao của bé gái. Vì vậy, nếu bố mẹ có gen tốt thì dù bé gái đang thấp bé thì cũng sẽ bật lên ở giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai vì còn nhiều yếu tố ảnh hưởng như:
2.1. Thời điểm đến tuổi dậy thì của bé gái
Tuổi dậy thì (sớm hay muộn) của trẻ ảnh hưởng đến việc tiết các hormon trong cơ thể. Do đó ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ. Bé gái được coi là dậy thì sớm khi bắt đầu dậy thì trước 8 tuổi.
Khi dậy thì sớm, hormone giới tính estrogen và hormon tăng trưởng GH được tiết ra mạnh mẽ. Lúc này, bé có thể tăng vọt chiều cao. Tuy nhiên, quá trình này rất ngắn sau đó chậm dần và ngừng hẳn. Vì vậy trẻ thường có vóc dáng thấp bé, lùn hơn ở tuổi trưởng thành.
Đối với bé gái dậy thì muộn, quá trình bắt đầu sau 14 tuổi. Tuy thời gian tăng trưởng muộn hơn nhưng không có ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Bé gái vẫn có thể đạt chiều cao khi trưởng thành tương đương với trẻ dậy thì bình thường.
2.2. Chế độ bổ sung D3 K2 hàng ngày
Chế độ dinh dưỡng chiếm 32% khả năng cao lớn của trẻ. Nếu thức ăn của xương là canxi, kẽm, đạm…bị cung cấp thiếu thì trẻ cũng có nguy cơ còi xương, chậm lớn. Ngoài ra, vitamin D3 K2 cũng cần bổ sung liều lượng thích hợp.
Theo các chuyên gia, muốn tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì cần bổ sung:
– 1000 – 2000 IU vitamin D3
– 45 mcg vitamin K2
Vitamin D3, K2 trong thức ăn không đủ với nhu cầu của xương. Nếu mẹ không cung cấp từ các chế phẩm ngoài thì trẻ dễ thiếu D3, K2. Từ đó, canxi cũng không có tác dụng đúng tại xương giúp trẻ cao lớn.
Vitamin D3 K2 rất cần thiết để tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì
2.3. Môi trường sống
Môi trường sống cũng góp phần không nhỏ đến quá trình tăng chiều cao của bé gái tuổi dậy thì. Nếu môi trường trong lành, xã hội văn minh thì trẻ được tạo điều kiện để phát triển ổn định.
Nếu môi trường độc hại, ô nhiễm, thiếu thốn…thì không những tăng trưởng của trẻ chậm lại mà sức khỏe cũng dần đi xuống.
2.4. Giấc ngủ của bé gái tuổi dậy thì
Thói quen ngủ sớm, đủ giấc cũng tác động không nhỏ đến chiều cao của bé gái trong tuổi dậy thì. Khi ngủ sâu, hormone GH được tăng tiết vào 23h đêm đến 1 giờ sáng. Lúc này GH tăng trao đổi chất vào xương, tăng cốt hóa sụn giúp kéo dài xương hiệu quả.
Hơn nữa, lúc ngủ xương không còn chịu bất kỳ áp lực nào. Xương cột sống, xương đùi và xương cẳng chân tích cực hấp thu dưỡng chất, tăng trưởng mạnh mẽ.
Tuy nhiên, nếu ngủ muộn hoặc thiếu ngủ, không những cơ thể mệt mỏi mà trẻ còn hạn chế chiều cao. Do lượng GH không được tiết ra đầy đủ, làm quá trình tăng trưởng chậm lại. Ngoài ra còn gặp nhiều vấn đề về xương khớp như: mềm xương, xốp xương, tăng nguy cơ lão hóa xương ở tuổi già…
2.5. Chế độ luyện tập
Luyện tập thể thao thường xuyên có thể giúp xương chắc khỏe, tái tạo lại các mô sụn. Đặc biệt là trong tuổi dậy thì, vận động hợp lý giúp tích tụ khoáng chất quanh xương. Từ đó tăng khối lượng xương, tạo điều kiện phát triển chiều cao.
Ngược lại, nếu chế độ luyện tập hà khắc có nguy cơ tổn thương xương, gãy xương…Nếu lặp lại nhiều lần thì xương sẽ khó hồi phục, đầu xương bị xẹp, vôi hóa sớm…Không những không tăng chiều cao mà còn làm trẻ đau đớn, thấp còi hơn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu trẻ chơi thể theo 1 giờ mỗi ngày sẽ tiết lượng hormon tăng trưởng GH gấp 3 lần trẻ không chơi thể thao. Tăng GH sẽ tăng tạo cốt bào, ức chế hủy xương, tăng cả chiều dài và bề dày xương. Từ đó giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao vượt bậc.
Luyện tập giúp tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì
3. Bé gái tăng chiều cao tuổi dậy thì đến khi nào
Bé gái phát triển chiều cao tối đa sau 2 – 3 năm sau khi có kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Sau đó, quá chiều cao vẫn có thể tăng nhưng chỉ thêm khoảng 1 – 2 cm.
Khi thấy các dấu hiệu này, mẹ có thể biết bé gái đã ngừng phát triển chiều cao:
– Ngực phát triển đầy đặn, không còn nhức, đau tại vùng ngực.
– Lông trên cơ thể phát triển và cứng hơn.
– Cơ quan sinh dục phát triển toàn diện.
– Chiều cao không đổi trong 6 tháng đến 1 năm.
– Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
– Đường nét cơ thể như người phụ nữ trưởng thành: hông mở rộng, đùi, mông đầy đặn…
4. Bí quyết tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì
Để tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì hiệu quả, mẹ chỉ cần tác động vào các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao một cách hợp lý. Cụ thể, mẹ cần thực hiện những việc làm sau
4.1. Cải thiện chế độ dinh dưỡng giúp tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì
Để xây dựng thực đơn giúp tăng chiều cao của bé gái tuổi dậy thì, mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đủ 4 nhóm: đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt mẹ cần chú ý 3 loại thực phẩm chứa: kẽm, canxi, đạm.
4.1.1. Bổ sung chất đạm
Lượng đạm cần bổ sung chiếm khoảng 14 – 15% khẩu phần ăn của bé gái. Do đó trẻ cần ăn khoảng 75 – 80 g đạm mỗi ngày. Thực phẩm chứa nhiều đạm như: các loại thịt, trứng, cá, phô mai…
4.1.2. Bổ sung kẽm
Kẽm không chỉ giúp tăng chiều cao mà còn ổn định hormone giới tính estrogen của bé gái. Trong tuổi dậy thì, bé cần cung cấp khoảng 8 mg kẽm mỗi ngày. Kẽm chứa nhiều trong các thực phẩm: hải sản (hàu, cá, ngao…), gan động vật, ngũ cốc, hoa quả (lựu, chuối…)
4.1.3. Bổ sung canxi
Theo WHO, trẻ nữ đến tuổi dậy thì cần 1.000 – 1200 mg canxi để tăng mật độ xương, tăng khối lượng xương. Thực phẩm giàu canxi gồm: sữa, thịt (bò, lợn..), trứng, các loại hạt (hạt dẻ, hạnh nhân…)
Không thể cung cấp thiếu bộ đôi 2 loại vitamin hỗ trợ hấp thu canxi là vitamin D3, K2. Do trong thực phẩm nghèo 2 loại vitamin này, mẹ cần bổ sung ngoài bằng các chế phẩm chuyên biệt.
Bé gái dậy thì cần đạm, kẽm, canxi…để tăng chiều cao hiệu quả
Mời mẹ tham khảo thêm
Bổ sung gì để tăng chiều cao cho bé hiệu quả? |
Các món ăn giúp trẻ phát triển chiều cao |
Ăn gì cho trẻ tăng chiều cao |
4.2. Ngủ đúng giờ, đủ giấc
Mẹ nên tạo thói quen đi ngủ sớm cho trẻ vào khoảng 21h – 22h mỗi ngày. Khi đó, đến 23h – 01h sáng trẻ sẽ đang ở trạng thái ngủ sâu, tạo điều kiện tối đa tăng tiết GH. Mỗi tối trẻ nên ngủ khoảng 8 – 10 tiếng. Bên cạnh đó, ngủ trưa 15 – 30 phút cũng là thói quen tốt cần thiết cho sự tăng trưởng.
Khi cho trẻ đi ngủ, mẹ cần chú ý một số điều sau:
– Tạo điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ: sạch sẽ, thoáng mát, gối nệm êm. Tránh mọi tiếng ồn, ánh sáng mạnh… ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ.
– Không ăn quá no trước khi đi ngủ.
– Trước khi ngủ không nên tiếp xúc với các thiết bị điện tử như: điện thoại, ti vi…
– Cho bé ngủ một mình: Vì ngủ chung với bố mẹ hay người thân rất dễ thức giấc, ngủ ngắt quãng, cản trở giấc ngủ sâu của trẻ.
– Tư thế đúng: nằm ngửa, tay chân duỗi thoải mái, kê gối vừa phải để xương khớp thả lỏng, tăng trưởng mạnh mẽ.
4.3. Cải thiện sức khỏe tinh thần cho bé gái tuổi dậy thì
Không chỉ có sự tăng trưởng vượt bậc về chiều cao, bé gái đến tuổi dậy thì còn có biến đổi sâu sắc về mặt tinh thần. Mẹ cần giữ cho con tâm trạng thoải mái, tránh cáu gắt, căng thẳng…ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Mẹ cần tìm cách làm bạn với con gái, nói chuyện và chia sẻ nhiều với con hơn. Đồng thời giúp đỡ con khi gặp khó khăn trong học tập, tâm lý. Khi mắc sai lầm, mẹ không nên quát nạt mà nên hỏi han và khắc phục lỗi lầm.
4.4. Cải thiện môi trường sống
Để cải thiện môi trường sống, mẹ có thể luôn giữ phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát. Bên cạnh đó là vệ sinh an toàn thực phẩm, nước sạch, chế độ ăn chín uống sôi. Nếu có thành viên hút thuốc, cần bỏ ngay.
4.5. Bé gái tuổi dậy thì cần lưu ý tư thế
Tư thế đi, đứng, ngồi, ngủ đều ảnh hưởng đến xương khớp và cột sống của trẻ. Do đó cần cải thiện tư thế để tránh ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ bằng các cách sau:
– Đi, đứng: thẳng lưng, tránh mang, đeo đồ vật nặng.
– Ngồi: cột sống thẳng với ghế, tránh cúi đầu quá mức gây gù lưng.
– Ngủ: nằm ngửa thoải mái, không nằm sấp, nằm nghiêng.
Bé gái cần có tư thế chuẩn để tránh ảnh hưởng đến chiều cao
4.6. Tăng cường rèn luyện thể lực
Mẹ cần tập cho con thói quen hoạt động thể lực thường xuyên. Mỗi ngày cần dành ít nhất 15 – 20 phút để vận động. Các môn thể thao có tác dụng thư giãn gân cốt như: bóng chuyền, nhảy dây, bơi lội…
Nếu bé gái có thể lực yếu thì chỉ cần hoạt động nhẹ nhàng như tập yoga, squat, plank…cũng có tác động tích cực lên hệ xương khớp. Trẻ cần tránh các môn thể thao đè ép mạnh lên cột sống của trẻ như: nâng tạ, võ thuật nặng…
4.7. Bổ sung vitamin D3 K2-MK7 giúp tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì
Để hấp thu canxi tối ưu, cần có sự vận chuyển vitamin D3 và K2. D3 giúp hấp thu canxi từ ruột và thận vào máu, K2 đưa canxi từ máu đến xương. Với vitamin K2, chỉ có dạng MK7 có ưu điểm vượt trội so với MK4, giúp tăng hiệu quả tích tụ canxi tại xương.
BioAmicus vitamin D3 K2 – MK7 chính là giải pháp tối ưu giúp tăng chiều cao cho bé gái ở tuổi dậy thì. Với công nghệ bao kép độc quyền hàng đầu thế giới, sản phẩm giúp giữ vững tính chất của vitamin K2 MK7, đảm bảo liều tác dụng tại ruột.
Hơn nữa, vitamin K2 trong sản phẩm là tinh khiết nhất, đạt tiêu chuẩn khắt khe của dược điển Mỹ. Với 100% là dạng đồng phân trans, dạng đồng phân có hoạt tính, giúp tăng hiệu quả sử dụng.
BioAmicus vitamin D3 K2 – MK7 được nhập khẩu từ Canada. Sản phẩm vượt qua hàng rào kiểm định nghiêm ngặt để có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, sản phẩm đã có mặt trên 3000 nhà thuốc và được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng.
BioAmicus vitamin D3 K2 giải pháp tối ưu tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì
5. Top 6 bài tập tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì
Như đã biết, vận động giúp tăng trưởng xương, tăng chiều cao hiệu quả. Sau đây là 6 bài tập tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì không thể bỏ qua:
5.1. Bơi
Bơi là môn thể thao cần sự phối hợp của nhiều cơ – xương – khớp như: tay, chân, lưng, ngực…Hoạt động lao về phía trước cùng với sực cản của nước giúp kéo dài cột sống, kéo giãn các chi và cơ. Trẻ có thể tập 30 – 60 phút mỗi ngày hoặc cách ngày để tăng chiều cao một cách hiệu quả.
5.2. Bóng chuyền
Khi chơi bóng chuyền, trẻ cần di chuyển, bật cao, vươn người…Từ đó tạo điều kiện cho đĩa đệm giãn nở, kích thích xương phát triển. Nếu bé gái kiên trì chơi bóng chuyền từ 3 – 4 tháng sẽ có khác biệt rõ rệt về chiều cao.
5.3. Cầu lông
Việc phối hợp tay, chân khéo léo không chỉ giúp hệ xương chắc khỏe mà còn tăng khả năng quan sát, linh hoạt của trẻ. Hơn nữa, đây là môn thể thao gắn kết gia đình, bố mẹ cũng có thể tham gia chơi cùng con cái để gia tăng tình cảm.
Chơi cầu lông giúp tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì
5.4. Nhảy cao, nhảy xa
Động tác nhảy yêu cầu toàn bộ hệ xương đặc biệt là xương đùi và cẳng chân hoạt động. Khi đó các xương được kéo dãn tối đa, tăng trưởng vượt bậc. Chỉ trong 3 tuần tập luyện, trẻ sẽ thấy hiệu quả tăng chiều cao của môn thể thao này.
5.5. Nhảy dây
Đây là môn thể thao yêu thích của nhiều bạn nữ. Khi nhảy dây, các nhóm cơ ở chân cần co duỗi nhịp nhàng, tạo sự dẻo dai cho xương. Hơn nữa, các mô xương và sụn được kích thích tăng trưởng bởi hormon GH, giúp tăng chiều cao tối ưu cho bé gái.
5.6. Đu xà giúp tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì
Đu xà giúp kéo dãn xương trên toàn bộ cơ thể nhờ tác dụng của trọng lực. Ngoài ra đây còn là biện pháp cải thiện gù lưng hiệu quả. Mẹ nên khuyến khích con tập đu xà từ 15 – 30 giây mỗi lần để cảm nhận sự kéo dãn tối đa.
Chơi đu xà giúp tăng chiều cao đáng kể cho bé gái tuổi dậy thì
Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã bỏ túi được những cách tăng chiều cao cho bé gái tuổi dậy thì. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 636 985 để được các dược sĩ BioAmicus tư vấn miễn phí.
Nguồn tham khảo:
-
1. Impact Exercise Increases BMC During Growth: An 8-Year Longitudinal Study
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2679385/ -
2. How to Increase Height in 1 Week ~ Research Backed
https://bebodywise.com/blog/how-to-increase-height-in-1-week/
Các bài khác
Ăn gì cho trẻ tăng chiều cao – Lợi ích bất ngờ từ dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng góp tới 20-40% chiều cao của con. Trong khi đó, nhiều mẹ chưa rõ nên ăn gì cho trẻ tăng chiều cao. Bài viết này cung cấp cho mẹ các loại thực phẩm, nhóm chất dinh dưỡng giúp tăng chiều cao tốt nhất. Dinh dưỡng đóng góp tới 20-40% chiều cao của […]
Các món ăn giúp trẻ phát triển chiều cao – thực đơn chi tiết
Ông bà, cha mẹ thường khuyên con cháu “ăn nhiều cho mau lớn”. Vậy tầm quan trọng của chế độ ăn đến sự tăng trưởng của bé như thế nào? Mách mẹ các món ăn giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu ngay trong bài viết dưới đây. Mục lục1. Tầm quan trọng của […]
Vitamin D3 tăng chiều cao tốt không? Lưu ý khi sử dụng
Khi đưa con đi khám, các mẹ thường được khuyên bổ sung vitamin D cho bé thông qua vitamin D3. Vậy vitamin D3 là gì? Vitamin D3 tăng chiều cao như thế nào, có thực sự tốt? Cùng đến với phân tích của chuyên gia trong bài viết dưới đây. Mục lục1. Cơ chế tác […]
[Bao Ngoisao.vn] Trẻ sơ sinh nên dùng D3 hay D3K2?
Trẻ sơ sinh nên dùng D3 hay D3K2? Bổ sung K2 có gây thừa vitamin này không? Nếu thừa K2 gây nguy hiểm gì cho trẻ sơ sinh?… là vô vàn thắc mắc của các mẹ. Hãy cùng nghe chuyên gia giải đáp ngay trong bài viết sau. Mục lục1. Trẻ sơ sinh […]
MK7 tăng chiều cao – chìa khóa cho sự phát triển của trẻ
Mới đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra MK7 cùng vai trò của chúng trong cơ thể người. Từ đó, việc bổ sung MK7 tăng chiều cao thường xuyên được nhắc tới. Bài viết giới thiệu tổng quan về MK7 và cách bổ sung đúng đắn cho bé. Mục lục1. MK7 là gì?2. MK7 […]
Dấu hiệu trẻ bị bệnh lùn và cách khắc phục ngay: Từ A đến Z
Cha mẹ đang rất lo lắng về tình trạng con có chiều cao thấp hơn bạn cùng lứa tuổi. Liệu con có đang bị bệnh lùn? Mẹ hãy tìm hiểu về dấu hiệu trẻ bị bệnh lùn và cách khắc phục ngay trong bài viết sau. Mục lục1. Lùn có phải một bệnh?2. Dấu hiệu […]
Các yếu tố giúp tăng chiều cao hiệu quả nhất cho bé
Ba mẹ đều mong con có chiều cao vượt trội, nhưng ít ai biết tất cả các yếu tố giúp tăng chiều cao. Liệu ba mẹ thấp con có cao được không? Dinh dưỡng tác động lên chiều cao của trẻ theo cách nào? Mẹ sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết dưới […]
Bỏ lỡ các giai đoạn phát triển chiều cao của bé gái có sao không?
Bỏ lỡ bất kỳ một trong các giai đoạn phát triển chiều cao của bé gái đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ. Liệu mẹ có thể cải thiện chiều cao cho con được nữa không? Mẹ hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. Mục lục1. Các giai đoạn phát […]
Có nên cho con uống thuốc tăng chiều cao? Lợi và hại thế nào?
Mẹ chăm con thường được nghe giới thiệu, quảng cáo về nhiều loại thuốc tăng chiều cao. Thực hư câu chuyện thuốc tăng chiều cao có cải thiện chiều cao đáng kể? Có nên cho con uống thuốc tăng chiều cao? Xem ngay bài phân tích sau để tìm ra lời giải cho mình. Mục […]
Bổ sung gì để tăng chiều cao cho bé hiệu quả? Mẹ tìm hiểu ngay
Dinh dưỡng chiếm 32% tỉ lệ chiều cao của trẻ trong tương lai. Bổ sung gì để tăng chiều cao cho bé là thắc mắc của nhiều cha mẹ. Cùng tìm hiểu ngay top 7 dưỡng chất và 8 thực phẩm cần bổ sung để tăng chiều cao cho bé hiệu quả. Mục lục1. TOP […]