Táo bón ở trẻ ăn dặm phải làm sao? Phòng ngừa thế nào?
Táo bón ở trẻ ăn dặm là vấn đề thường gặp, tuy nhiên, cần được xử trí sớm để tránh những ảnh hưởng tới sức khoẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ nắm được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm để có biện pháp xử trí và dự phòng phù hợp.
Mục lục
1. Vì sao trẻ ăn dặm dễ bị táo bón?
Táo bón ở trẻ ăn dặm có nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Ăn dặm không đúng thời điểm
Thời điểm thích hợp để bắt đầu cho bé ăn dặm là tròn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều mẹ muốn cho con tập ăn dặm sớm khi thấy bé có sự yêu thích với đồ ăn. Điều này khiến cho hệ tiêu hoá của con bị quá tải do các men và hệ vi sinh vật chưa hoàn thiện đủ để tiêu hoá thức ăn. Lượng thức ăn không tiêu hoá hết bị tích tụ gây ra táo bón.
Ăn dặm quá sớm khiến bé dễ bị táo bón
Hệ tiêu hoá của trẻ chưa kịp thích nghi
Trong 6 tháng đầu đời, hầu hết các bé đều bú sữa mẹ hoàn toàn. Đây là nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hoá, hấp thu nên bé rất ít khi bị táo bón.
Qua 6 tháng, con bắt đầu ăn dặm với những thức ăn đặc, chứa nhiều chất hơn sữa mẹ. Lúc này, hệ tiêu hoá của con phải hoạt động nhiều hơn và dễ bị quá tải. Đồng thời, giai đoạn này con cũng tiếp xúc với nhiều hại khuẩn từ bên ngoài dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này gây ra tình trạng táo bón ở trẻ bắt đầu ăn dặm.
Thực đơn ăn dặm chưa phù hợp
Táo bón ở trẻ ăn dặm có thể xảy ra khi mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm không hợp lý. Một số sai lầm thường gặp khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ như: thức ăn quá cứng/quá đặc với tuổi của bé, dư thừa hoặc thiếu hụt một số nhóm chất. Ví dụ trẻ uống ít nước,: pha sữa công thức quá đặc, ăn quá nhiều chất đạm và ít chất xơ cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra táo bón ở trẻ.
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, trẻ ăn dặm bị táo bón còn có thể do những vấn đề khác như:
– Uống ít nước.
– Thói quen nhịn đại tiện ở trẻ.
– Các bệnh lý: Phì đại tràng bẩm sinh, sa trực tràng, các bệnh lý thần kinh…
2. Dấu hiệu táo bón ở trẻ mới ăn dặm
Mẹ có thể nhận biết bé đang bị táo bón thông qua các dấu hiệu:
– Trẻ đại tiện ít hơn 3 lần/tuần.
– Phân khô, cứng, rời rạc, vón cục như phân dê.
– Trẻ phải rặn, gắng sức khi đại tiện.
– Thời gian mỗi lần đi ngoài kéo dài.
– Bụng chướng, đầy hơi
Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ mới ăn dặm nên nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài gây hậu quả tới sức khoẻ của bé như: tắc ruột, nứt hậu môn, trĩ, viêm nhiễm vùng hậu môn, sa trực tràng…
Về lâu dài, táo bón gây ra nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như: biếng ăn, rối loạn hấp thu, chậm lớn. Vì thế, mẹ cần có những biện pháp phù hợp để giải quyết táo bón ở trẻ ăn dặm.
Phân rắn, khó đi là những dấu hiệu đặc trưng khi trẻ bị táo bón
3. Táo bón ở trẻ ăn dặm bao lâu thì khỏi?
Vậy, trẻ bị táo bón bao lâu thì khỏi?
Táo bón dưới 2 tuần: Tình trạng táo bón sẽ cải thiện trong 2 – 3 ngày nếu mẹ điều chỉnh chế độ ăn hợp lý.
Táo bón trên 2 tuần: Trẻ bị táo bón kéo dài cần được đi khám và sử dụng thuốc hỗ trợ. Thời gian điều trị có thể lên tới 3 – 6 tháng.
Bé bị táo bón càng lâu thì thời gian điều trị càng kéo dài. Vì vậy, mẹ nên thực hiện các biện pháp dưới đây để nhanh chóng giải quyết vấn đề táo bón ở trẻ.
4. Trẻ ăn dặm bị táo bón nên ăn thực phẩm gì?
Thực phẩm giàu chất xơ
Trong thực phẩm chất xơ tồn tại dưới 2 dạng: chất xơ hoà tan và không hòa tan.
Chất xơ hoà tan: Chất xơ hoà tan có khả năng hút nước làm mềm phân, giúp phân di chuyển trong ruột và tống ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó còn làm kích thích làm tăng nhu động ruột, qua đó, tăng tần suất đi ngoài ở trẻ.
Đặc biệt, chất xơ hoà tan còn tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi. Do đó, bổ sung chất xơ hoà tan không chỉ phòng ngừa táo bón mà còn cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hoá. Để bổ sung, mẹ hãy thêm vào thực đơn các thực phẩm như: Yến mạch, các loại đậu, khoai lang, quả bơ…
Chất xơ không hòa tan: Chất xơ không hòa tan có vai trò làm tăng khối lượng phân nên làm tăng tần suất đi ngoài. Chất xơ không hòa tan có trong các loại hạt, táo, củ cải trắng…
Như vậy, các thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hoà tan giúp phòng ngừa và cải thiện táo bón ở trẻ ăn dặm rất hiệu quả.
Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo. Các thực phẩm giàu chất béo tiêu hóa chậm hơn khiến thời gian phân ở trong lòng ruột bị kéo dài, làm tăng hấp thu nước từ phân trở lại ruột.
Đây là nguyên nhân làm phân trở nên khô cứng và khó đi ra ngoài.
Thực phẩm giàu chất xơ giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn
Bổ sung nước đầy đủ
Cho trẻ uống đủ nước có tác dụng làm mềm phân, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn. Nhu cầu nước ở trẻ 6 – 12 tháng là 100ml/kg cân nặng. Đây là tổng lượng nước trẻ nhận được bao gồm sữa mẹ, nước lọc, nước ép trái cây…
Thực phẩm giàu magie và kẽm
Magie và kẽm có tác dụng tăng nhu động ruột, từ đó, đẩy phân ra ngoài nhanh hơn. Một số thực phẩm mẹ giàu magie và kẽm mẹ có thể tham khảo như: hàu, tôm, cua, thịt bò, vừng đen, yến mạch.
Mời mẹ tham khảo thêm:
Táo bón ở trẻ em nên ăn gì để nhuận tràng, dứt táo |
Táo bón ở trẻ ăn hoa quả gì, tránh quả gì là tốt nhất? |
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ: Men vi sinh đa chủng
Bổ sung men vi sinh là biện pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề táo bón ở trẻ ăn dặm. Theo nghiên cứu của đại học King’s College tại London (Anh), men vi sinh làm tăng tần suất đại tiện lên gấp 1.3 lần/tuần, phân mềm, dễ đi.
Hai nhóm lợi khuẩn quan trọng nhất trong đường ruột là Lactobacillus và Bifidobacterium. Vì thế, các sản phẩm men vi sinh đa chủng chứa 2 nhóm này được đánh giá có hiệu quả cao nhất trong việc cải thiện táo bón ở trẻ nhỏ.
Mẹ bổ sung men vi sinh đa chủng hỗ trợ điều trị trẻ ăn dặm bị táo bón theo hướng dẫn sau đây:
– Bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn mỗi ngày (tương đương 5 giọt sản phẩm).
– Cho bé uống trực tiếp hoặc pha vào cháo, sữa. Nếu pha vào cháo sữa, mẹ lưu ý không pha khi thức ăn còn nóng và cần cho con ăn/uống hết lượng thức ăn đã pha.
Ngoài việc giải quyết vấn đề táo bón, mẹ cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ ban đầu. Các giải pháp phòng tránh táo bón ở trẻ ăn dặm sẽ có trong phần tiếp theo.
5. 5 bí quyết phòng tránh táo bón ở trẻ ăn dặm
Pha sữa đúng công thức cho trẻ ăn dặm
.Pha sữa đúng công thức là một biện pháp hữu ích để phòng ngừa táo bón ở trẻ ăn dặm. Một số vấn đề mẹ cần chú ý khi pha sữa cho con như sau:
– Vệ sinh bình trước khi pha sữa: Mẹ nên vệ sinh bình pha sữa bằng nước sôi hoặc dụng cụ chuyên biệt, tránh việc bình bị nhiễm khuẩn khiến đường ruột của bé phải nhận thêm vi khuẩn có hại.
– Pha đúng tỷ lệ sữa/nước: Mẹ đọc và pha sữa cho bé theo tỷ lệ của nhà sản xuất. Trong trường hợp lượng sữa bé uống ít hơn hoặc nhiều, mẹ có thể tăng giảm theo tỷ lệ đó. Ví dụ: tỷ lệ pha của sữa là 4 muỗng/80ml nhưng 1 lần uống của bé là 120ml. Như vậy, mẹ sẽ pha 6 muỗng/120ml nước.
– Chú ý nhiệt độ của nước khi pha sữa: Nhiệt độ của nước pha sữa trong khoảng 40 – 70 độ C tuỳ từng loại sữa. Mẹ nên sử dụng nước đun sôi để nguội bớt pha sữa cho con để đảm bảo vệ sinh nhất.
– Cho bé uống sữa ngay sau khi pha: Sữa công thức đã pha nên cho bé uống ngay và để không quá 2 giờ. Nếu để lâu, sữa dễ bị nhiễm khuẩn khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá khi uống.
Massage bụng cho trẻ
Massage bụng có tác dụng kích thích nhu động ruột, tăng tần suất đi ngoài cho trẻ táo bón. Mẹ thực hiện như sau:
– Rửa sạch và làm ấm bằng cách xoa 2 tay vào nhau.
– Đặt trẻ trên mặt phẳng, dưới có lót đệm hoặc chăn.
– Xoa bụng nhẹ nhàng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Thời gian thực hiện: 15 phút.
Lưu ý: Thời điểm massage cho bé tốt nhất là vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi ngủ, cách bữa ăn tối thiểu 45 phút.
Các bài massage bụng thúc đẩy hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn
Tập cho trẻ đi vệ sinh đều đặn
Tạo thói quen vệ sinh đều đặn giúp phân không bị khô cứng do tích tụ quá lâu. Mẹ nên tập thói quen cho bé đi vệ sinh bằng cách:
– Cho bé ngồi bô vào 1 thời điểm nhất định trong ngày, thường là sau bữa sáng hoặc sau bữa tối 30 phút.
– Kể cả khi con không buồn đi ngoài, mẹ vẫn cho con ngồi bô trong thời gian 10 phút để tạo phản xạ đi ngoài cho bé.
– Trong quá trình tập đi ngoài cho bé, mẹ cần nhẹ nhàng, khuyến khích con. Mẹ không nên ép hoặc quát tháo bé vì dễ khiến con bị căng thẳng và sợ đi ngoài hơn.
Khuyến khích trẻ vận động
Vận động giúp trẻ khỏe mạnh và đường ruột làm việc tốt hơn. Với trẻ ăn dặm, mẹ có thể cho con vận động thông qua động tác đạp xe: Để trẻ nằm thẳng, mẹ dùng tay đưa 1 chân con lên, chân còn lại duỗi thẳng giống như người lớn đạp xe.
Bổ sung men vi sinh đa chủng cho trẻ
Bổ sung men vi sinh đa chủng đem lại tác dụng phòng ngừa táo bón như sau:
– Tăng sản xuất acid béo chuỗi ngắn SCFAs nhằm kích thích thụ thể thần kinh tại ruột già tạo cảm giác buồn đi ngoài.
– Tăng chuyển hóa muối mật làm tăng hấp thu và chuyển hoá các chất, làm mềm phân.
– Thúc đẩy quá trình vận chuyển phân trong đại tràng trơn tru, nhanh chóng hơn.
Khi lựa chọn men vi sinh đa chủng, mẹ nên chọn những sản phẩm không mùi, không vị để không ảnh hưởng vị giác của con. Ngoài ra, men vi sinh cần đạt các tiêu chuẩn khác như: chứa 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều, các lợi khuẩn được phân lập tới cấp loài.
Vậy mẹ nên bổ sung men vi sinh đa chủng vào thời điểm nào để phòng ngừa táo bón cho trẻ ăn dặm? Thời điểm thích hợp nhất là 3 – 5 ngày trước khi con ăn thức ăn mới hoặc ăn thức ăn đặc hơn.
Men vi sinh đa chủng phòng ngừa táo bón ở trẻ ăn dặm
Không chỉ ngăn ngừa táo bón, bổ sung men vi sinh còn giúp hệ tiêu hoá của con khoẻ mạnh. Từ đó, ngăn ngừa các vấn đề khác như: biếng ăn, nôn trớ, tiêu chảy, rối loạn hấp thu.
Tuy nhiên, việc lựa chọn đúng loại men vi sinh cho con vô cùng quan trọng. Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm men đa chủng để có hiệu quả bảo vệ đường tiêu hoá của con toàn diện nhất.
6. Men 10 chủng BioAmicus – Giải quyết và phòng ngừa táo bón ở trẻ ăn dặm
Men vi sinh BioAmicus là lựa chọn hàng đầu dành cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm. BioAmicus chứa 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm quan trọng nhất với đường tiêu hoá là Lactobacillus và Bifidobacterium. Nhờ thế, men vi sinh BioAmicus thúc đẩy hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru, kích thích nhu động ruột để giải quyết nhanh vấn đề táo bón.
Đặc biệt, men vi sinh BioAmicus đạt các tiêu chuẩn an toàn khi dùng cho bé từ 0 tháng tuổi. Sản phẩm dạng nhỏ giọt, non-mgo, không chất bảo quản, không chất tạo màu, tạo mùi. Men vi sinh BioAmicus không có mùi, vị nên không lo ảnh hưởng vị giác của con.
Vì thế, mẹ hoàn toàn yên tâm bổ sung men 10 chủng BioAmicus cho con từ sớm để đường tiêu hoá của con khoẻ mạnh, sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm.
Men 10 chủng BioAmicus – Giải pháp toàn diện phòng ngừa táo bón ở trẻ ăn dặm
Trên đây là những dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp dự phòng táo bón ở trẻ ăn dặm. Nếu còn vấn đề thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được giải đáp.
Các bài khác
Ăn sữa chua trị táo bón ở trẻ đúng cách
Sữa chua là món ăn được nhiều trẻ yêu thích. Không những thế, sữa chua còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trẻ táo bón có nên ăn sữa chua không? Trẻ ăn sữa chua như thế nào mới hợp lý? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu lợi ích của việc ăn […]
Cách trị táo bón kéo dài cho trẻ sơ sinh hiệu quả tức thì
Táo bón là tình trạng hay gặp, lại dễ tái mắc, nhất là ở trẻ sơ sinh. Mẹ đau đầu vì con khóc quấy, không chịu ăn cũng không đi tiêu được? Mẹ lo lắng vì con táo bón lâu ngày, rặn đỏ mặt, đau rát mỗi khi đi tiêu? Hãy đọc ngay bài viết […]
10 loại nước ép trị táo bón ngon-bổ-rẻ-dễ làm tại nhà
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng luôn là ưu tiên hàng đầu của các mẹ. Nước ép trị táo bón là một lựa chọn hàng đầu của các mẹ vì cung cấp nhiều vitamin và chất xơ cần thiết, giúp bé giảm đáng kể tình trạng táo bón đầy hơi. Mục lục1. 10 […]
Khoai lang trị táo bón cho trẻ có thực sự hiệu quả? Dùng thế nào?
Khoai lang là loại lương thực phổ biến, trồng quanh năm lại ngọt mềm. Vì vậy, khoai lang thường xuyên có mặt trong thực đơn của bé. Nhiều mẹ không biết khoai lang còn là thực phẩm đặc biệt cải thiện táo bón. Khoai lang trị táo bón cho trẻ như thế nào sẽ được […]
Vì sao trẻ bị táo bón kéo dài, lặp đi lặp lại mãi không khỏi
Thông thường, trẻ mắc táo bón sẽ khỏi sau 1-3 tuần. Trong một số trường hợp, trẻ có thể mắc táo bón trên 4 tuần hoặc mắc đi mắc lại liên tục. Tìm hiểu ngay nguyên nhân vì sao trẻ bị táo bón kéo dài qua bài viết dưới đây. Mục lục1. 6 nguyên nhân […]
Đọt mồng tơi trị táo bón – Mẹo hay dân gian tại nhà
Táo bón ở trẻ là một trong những thử thách đầu tiên trong hành trình làm mẹ. Mục tiêu hàng đầu của mẹ là nhanh chóng giúp con đi tiêu càng sớm càng tốt. Có một mẹo dân gian rất hay để giải quyết vấn đề này. Đó chính là dùng đọt mồng tơi trị […]
[XEM NGAY] Trị táo bón cho trẻ bằng mật ong thế nào tốt nhất?
Phương pháp trị táo bón cho trẻ bằng mật ong từ lâu được các bà, các mẹ truyền tai nhau. Đây chỉ là cách chữa mẹo dân gian hay có cơ sở khoa học? Hãy cùng chuyên gia làm rõ qua các tác dụng của mật ong và cách sử dụng tại nhà trong bài […]
Cách uống dầu mè trị táo bón cho trẻ hiệu quả bất ngờ
Dầu mè được ví như thức quà quý giá của thiên nhiên với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Là bài thuốc trị táo bón an toàn và hiệu quả được các mẹ sử dụng phổ biến hiện nay. BioAmicus sẽ chia sẻ ngay với các mẹ và bé cách uống dầu mè […]
Bột sắn dây trị táo bón cho trẻ có hết được không?
Trong dân gian, mẹo chữa táo bón bằng bột sắn dây được lưu truyền phổ biến. Vậy liệu bột sắn dây trị táo bón cho trẻ có hết được không? Cách sử dụng bột sắn dây trị táo bón như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. Mục lục1. Tác dụng của sắn […]
Rau diếp cá trị táo bón cho trẻ sơ sinh có tốt không? Dùng thế nào?
Rau diếp cá là phương thuốc dân gian hạ sốt, thanh nhiệt. Vậy có thể sử dụng rau diếp cá trị táo bón cho trẻ sơ sinh không? Nếu dùng thì dùng thế nào để trị táo bón nhanh chóng? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về tác dụng và cách dùng rau […]